Trẻ bị dị ứng thời tiết các mẹ cần lưu ý những điều gì?

Trẻ bị dị ứng thời tiết là tình trạng phổ biến hiện nay, đặc biệt là vào khi chuyển mùa từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại. Dị ứng thời tiết khiến trẻ khó chịu, quấy khóc,... và thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích hiện tượng dị ứng thời tiết ở trẻ và các biện pháp điều trị hiệu quả. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi!

Trẻ bị dị ứng thời tiết là tình trạng phổ biến hiện nay, đặc biệt là vào khi chuyển mùa từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại. Dị ứng thời tiết khiến trẻ khó chịu, quấy khóc,... và thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích hiện tượng dị ứng thời tiết ở trẻ và các biện pháp điều trị hiệu quả. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi!

Tại sao trẻ bị dị ứng thời tiết?

Tại sao trẻ bị dị ứng thời tiết là một câu hỏi được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Theo các chuyên gia da liễu, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị dị ứng thời tiết cao hơn người trưởng thành. Một số nguyên nhân chính gây nên dị ứng thời tiết ở trẻ em là:

  • Trẻ em là đối tượng có làn da nhạy cảm với các yếu tố bởi cấu tạo da và hệ thống miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện. Chính vì lý do đó mà trẻ thường có sức đề kháng yếu hơn người trưởng thành, dễ bị nhiễm bệnh.
  • Yếu tố di truyền có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị dị ứng thời tiết. Cụ thể khi cha, mẹ có cơ địa dị ứng hoặc mắc các bệnh liên quan đến miễn dịch như chàm, vảy nến,...
  • Thời tiết thay đổi một cách nhanh chóng, nóng lạnh thất thường là điều kiện thuận lợi cho các loại sinh vật gây bệnh phát triển, gây nên dị ứng thời tiết.

Thoi-tiet-thay-doi-mot-cach-that-thuong-khien-tre-bi-di-ung-thoi-tiet.jpg​​​​​​​

Thời tiết thay đổi một cách thất thường khiến trẻ bị dị ứng thời tiết

>>Xem thêm: Bé 4 tuổi bị mề đay - Đã có giải pháp hữu hiệu, an toàn giành cho mẹ

Dấu hiệu của trẻ bị dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết thường xảy ra khi trẻ đi ra ngoài đường gặp gió, không khí lạnh, thời tiết khô hanh hay quá ẩm ướt,... Tuy nhiên có nhiều trường hợp đã ghi nhận bị dị ứng ngay cả khi ở trong phòng phòng điều hòa. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhưng dị ứng thời tiết có thể trở nên trầm trọng. Do đó các bậc cha mẹ cần quan sát thật kỹ con em mình để phát hiện kịp thời và chữa trị nhanh chóng.

Dị ứng thời tiết có thể được biểu hiện bởi nhiều triệu chứng khác nhau, bao gồm một, một vài hoặc toàn bộ các triệu chứng điển hình sau đây:

Nổi mề đay

Nổi mề đay là một hiện tượng điển hình khi cơ thể bị dị ứng thời tiết. Biểu hiện của nổi mề đay là sự xuất hiện những nốt sần màu đỏ hoặc trắng. Những nốt mề đay này nổi riêng rẽ hoặc tập trung thành từng đám ở da, gây ngứa ngáy rất khó chịu. Khi bị nổi mề đay, trẻ thường có xu hướng cào gãi cho bớt ngứa dẫn đến da bị trầy xước, làm tăng nguy cơ viêm, nhiễm khuẩn da. 

Tre-bi-di-ung-thoi-tiet-da-san-do-va-ngua-ngay.webp

Trẻ bị dị ứng thời tiết da sẩn đỏ và ngứa ngáy

Viêm mũi dị ứng

Khi dị ứng thời tiết, trẻ thường có biểu hiện của viêm mũi dị ứng. Đó là tình trạng niêm mạc mũi sưng gây ra tịt mũi, hắt hơi nhiều, sổ mũi. Dịch nhầy tích tụ ở mũi làm trẻ khó thở, khó chịu. Viêm mũi dị ứng rất dễ nhầm với các bệnh gây cảm cúm thông thường. Tình trạng viêm mũi dị ứng thường nặng hơn về đêm. Nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ, khiến trẻ mệt mỏi và biếng ăn.

Trẻ bị sốt

Trẻ bị dị ứng thời tiết khiến sức khỏe suy nhược là cơ hội cho mầm bệnh tấn công và gây bệnh cùng các biểu hiện toàn thân là sốt, mệt mỏi, ớn lạnh,... 

Trẻ chán ăn

Khi bị dị ứng thời tiết, trẻ thường ngứa ngáy, khó chịu. Không những thế, dị ứng còn làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Khi bị dị ứng, trẻ thường quấy khóc về đêm, không ngủ ngon giấc, cơ thể mệt mỏi dẫn tới chán ăn, ăn không ngon miệng.

>> Xem thêm: Nguyên nhân khiến trẻ bị ngứa về đêm và cách và cách chữa hiệu quả

Cách xử lý khi trẻ dị ứng thời tiết các mẹ cần lưu ý

Trong hầu hết các trường hợp dị ứng thời tiết ở trẻ sẽ tự biến mất trong vòng một vài ngày, nhất là khi được chăm sóc và thực hiện một số biện pháp điều trị. Tuy nhiên nếu cha mẹ không để ý đến con cái sẽ xảy ra tình trạng trẻ gãi hoặc làm nhiễm trùng vết sưng tấy thì sẽ rất nghiêm trọng. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Khi đã xác định chính xác tình trạng dị ứng của trẻ, có thể áp dụng một số phương pháp điều trị sau đây:

Cách chữa trẻ bị dị ứng thời tiết bằng thuốc

Trẻ em là đối tượng đặc biệt do vậy việc dùng thuốc trong điều trị dị ứng thời tiết cần hạn chế tối đa. Trường hợp cần các mẹ cần chú ý phải tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc cho trẻ uống để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc. Một số loại thuốc thường được sử dụng nhằm làm giảm triệu chứng dị ứng thời tiết ở trẻ như:

  • Thuốc kháng histamin H1: Việc sử dụng các thuốc này giúp ngăn cản hoạt động histamin, do đó giúp giảm các triệu chứng của phản ứng viêm, ngứa, sưng tấy. Những thuốc kháng histamin H1 thường được dùng để điều trị dị ứng thời tiết cho trẻ em như: Loratadin, clorpheniramin maleat, promethazin hydroclorid,...
  • Các loại kem dưỡng ẩm: Rất nhiều trường hợp trẻ bị dị ứng thời tiết mà nguyên nhân chính là do thời tiết hanh khô, dễ làm da bị yếu đi và nhạy cảm hơn. Do đó việc dùng kem dưỡng ẩm trong lúc này là rất cần thiết để bảo vệ làn da khỏi tác động xấu của thời tiết đồng thời giúp làm dịu và lành nhanh các tổn thương trên da. Tuy nhiên các bậc phụ huynh cần lựa chọn các sản phẩm kem dưỡng ẩm phù hợp với làn da của trẻ, đảm bảo kem dưỡng không chứa các thành phần gây kích ứng, dị ứng. Một số thành phần lành tính, có khả năng dưỡng ẩm cao được sử dụng trong kem dưỡng ẩm như lanolin, vaselin,...

Thuoc-boi-ngoai-da-giup-giam-nhanh-tinh-trang-di-ung-thoi-tiet-o-tre.webp

Thuốc bôi ngoài da giúp giảm nhanh tình trạng dị ứng thời tiết ở trẻ

  • Thuốc nhóm corticoid: Nếu như tình trạng dị ứng thời tiết của trẻ trở nên trầm trọng với biểu hiện dữ dội của phản ứng viêm thì các bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ dùng thuốc corticoid với thành phần chính là các hoạt chất như hydrocortisone, methylprednisolone, prednisolone,... Những thuốc thuộc nhóm này có tác dụng chống viêm rất hiệu quả, do đó có thể làm giảm nhanh triệu chứng khó chịu, ngứa ngáy khi bị dị ứng thời tiết. Tuy nhiên thuốc corticoid cũng gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm trên trẻ nhỏ như suy giảm miễn dịch, suy tuyến thượng thận, teo da, giãn mạch máu,... nếu không sử dụng đúng cách. Do đó các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý thận trọng khi cho trẻ dùng thuốc này, phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng và tuân theo chỉ định của bác sĩ một cách tuyệt đối.
  • Các thuốc chứa epinephrine (adrenaline): Trong một số trường hợp dị ứng thời tiết nặng, nhất là các trường hợp bị sốc phản vệ thì bác sĩ thường tiêm hoặc cho trẻ hít các chế phẩm thuốc chứa epinephrine. Thuốc sẽ giúp giảm nhanh chóng tình trạng dị ứng, tránh nguy cơ dẫn tới tử vong khi bị sốc phản vệ.

Các bậc cha mẹ lưu ý quan sát kỹ lưỡng những biểu hiện của trẻ trong quá trình dùng thuốc. Nếu thấy bất cứ biểu hiện bất thường nào hoặc tình trạng dị ứng của trẻ không thuyên giảm hay trầm trọng hơn, cần thông báo ngay với y bác sĩ hoặc đưa trẻ tới bệnh viện ngay để được xử trí kịp thời.

Cách chăm sóc trẻ bị dị ứng thời tiết tại nhà

Ngoài việc sử dụng thuốc, cha mẹ cũng có thể áp dụng một số cách chữa dị ứng thời tiết ngay tại nhà để giúp làm giảm triệu chứng dị ứng khó chịu ở trẻ. Cách chăm sóc trẻ bị dị ứng tại nhà được thực hiện như sau:

  • Cố gắng phát hiện nguyên nhân gây dị ứng và hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân đó. Nếu trẻ bị dị ứng do bụi bẩn, phấn hoa, bạn hãy đóng các cửa sổ hoặc sử dụng các thiết bị hỗ trợ để lọc không khí trong nhà.
  • Nếu trẻ bị dị ứng thời tiết biểu hiện bởi tình trạng viêm mũi dị ứng, bạn hãy thường xuyên rửa mũi cho trẻ với nước muối để làm thông thoáng đường thở.
  • Một số loại thức ăn kích thích phản ứng dị ứng cũng cần thiết hạn chế sử dụng trong thời gian này. Cụ thể, không nên cho trẻ ăn một số loại thực phẩm có chứa quá nhiều đạm, tránh ăn đồ tươi sống, đồ tái,... Bên cạnh đó hãy bổ sung vào khẩu phần ăn của trẻ nhiều loại rau quả để cung cấp vitamin, giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe.
  • Hãy đảm bảo con bạn được tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ hàng ngày bằng nước ấm,... Sau khi tắm xong, bạn bên bôi kem dưỡng ẩm cho trẻ ngày để tránh tình trạng khô da.
  • Các bậc phụ huynh cần căn dặn trẻ không được gãi và chú ý cắt bớt móng tay hoặc đeo bao tay cho trẻ.
  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi với chất liệu tự nhiên như cotton, tơ tự nhiên,... để làm giảm khả năng kích ứng.

Cac-bac-phu-huynh-hay-luu-y-duong-am-cho-da-be-sau-khi-tam-vao-nhung-ngay-troi-hanh-kho.webp

Các bậc phụ huynh hãy lưu ý dưỡng ẩm cho da bé sau khi tắm vào những ngày trời hanh khô

>> Xem thêm: Dị ứng thời tiết kiêng gì? Thông tin hữu ích bạn cần nắm

Thảo dược thiên cải thiện dị ứng thời tiết ở trẻ

Sử dụng thuốc tây có thể giúp giảm nhanh các triệu chứng của dị ứng thời tiết của trẻ nhưng nó sẽ gây nên những tác dụng phụ nhất định đối với sức khỏe. Do đó hiện nay các bác sĩ thường khuyên người bệnh dùng thêm một số loại thảo dược. Việc làm này vừa giúp giảm triệu chứng dị ứng, vừa điều trị được triệt để nguyên nhân sâu xa bên trong gây nên dị ứng. Một số thảo dược thường dùng khi trẻ bị dị ứng thời tiết là:

  • Trái nhàu: Đã từ rất lâu, trái nhàu được sử dụng như một vị thuốc giúp tăng cường sức đề kháng và chống dị ứng hiệu quả. Nghiên cứu khoa học năm 1974, của các nhà khoa học Levand O và Larson H đã chỉ ra các thành phần chống oxy hóa có trong trái nhàu như rutin, vitamin C, vitamin A,... giúp tăng cường sức miễn dịch, giảm các triệu chứng của dị ứng. Một nghiên cứu khác về công dụng của nhàu trong các phản ứng quá mẫn tức thì được thực hiện tại Nhật Bản vào năm 2014, kết quả thu được hoạt chất MCL-ext và MCF-ext có tác dụng ức chế sưng tai, tương tự viêm da dị ứng.
  • Lá quả hồng: Đây là thực vật rất giàu các chất thuộc nhóm flavonoid. Do đó lá quả hồng cũng được sử dụng để giảm dị ứng nhờ tác dụng ức chế sản sinh histamin.
  • Một số loại trà thảo dược: Actiso, trà hoa cúc,... thường được sử dụng để giải độc cơ thể. Do đó có thể sử dụng trà thảo mộc này khi bị dị ứng để giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng dị ứng thời tiết.

Su-dung-trai-nhau-co-the-giup-tang-cuong-suc-de-khang-cai-thien-tinh-trang-ngua-di-ung.webp​​​​​​​

Sử dụng trái nhàu có thể giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện tình trạng ngứa dị ứng

Các biện pháp phòng ngừa dị ứng thời tiết ở trẻ

Trẻ thường bị dị ứng thời tiết vào những thời điểm giao mùa trong năm. Do đó các bậc cha mẹ nên lưu ý một số biện pháp phòng tránh dị ứng cho trẻ. Một số điều cần ghi nhớ đó là:

  • Hạn chế cho trẻ ra ngoài khi thời tiết thay đổi một cách đột ngột. Nếu bắt buộc phải ra ngoài thì nên che chắn kỹ lưỡng cho trẻ.
  • Thực hiện cho trẻ ăn chế độ ăn uống lành mạnh để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Hãy khuyến khích trẻ uống nhiều nước để tránh khô da, ăn nhiều hoa quả, rau sạch.
  • Hạn chế cho trẻ ăn những đồ ăn nghi ngờ gây dị ứng như tôm cua, ghẹ biển,...

Trẻ bị dị ứng thời tiết là tình trạng phổ biến hiện nay và có thể khắc phục được. Tuy nhiên các bậc phụ huynh cũng không chủ quan mà cần điều trị kịp thời cho trẻ. Mong những thông tin kể trên sẽ cung cấp cho quý bạn đọc những kiến thức hữu ích. 

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy để lại số điện thoại hoặc bình luận phía dưới. Chúng tôi rất sẵn lòng hỗ trợ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhanh chóng và chính xác nhất!

Link tham khảo:

https://www.webmd.com/allergies/features/keeping-kids-happy-despite-allergy-symptoms

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2805592/

https://www.verywellhealth.com/seasonal-allergies-in-kids-5199445

Bình luận

Bài viết nổi bật