Bé 4 tuổi bị nổi mề đay – Đã có giải pháp hữu hiệu, an toàn dành cho mẹ

Trẻ nhỏ rất dễ bị mề đay mẩn ngứa do sức đề kháng còn yếu và làn da vốn mong manh, nhạy cảm. Vì thế, chủ đề bé 4 tuổi bị nổi mề đay luôn được nhiều ông bố bà mẹ quan tâm khi tìm kiếm giải pháp giảm ngứa hiệu quả, an toàn cho con. Cùng tìm hiểu về chủ đề này trong bài viết sau đây!

Nguyên nhân bé 4 tuổi bị nổi mề đay

Ở bé 4 tuổi bị nổi mề đay, triệu chứng bệnh cũng không quá khác biệt so với người lớn, đặc trưng bởi những nốt ban đỏ, sẩn phù màu hồng nổi gờ trên bề mặt da và gây ngứa dữ dội. Hiện tại, người ta vẫn chưa thể biết rõ điều gì gây ra mề đay mẩn ngứa, nhưng histamin được cho là chất đóng vai trò chính trong bệnh lý này.

tre-4-tuoi-co-nen-dung-tpcn-phu-bi-khang-khong11427792751 (1).jpg

Bé 4 tuổi bị nổi mề đay do đâu?

Thực tế, có rất nhiều lý do dẫn đến việc bé 4 tuổi bị nổi mề đay, bao gồm:

  • Côn trùng cắn và đốt: Bé bị dị ứng với vết đốt hoặc cắn của côn trùng như ong, kiến lửa... có thể gây nổi mề đay.
  • Dị ứng thức ăn: Đây là nguyên nhân cơ bản gây nổi mề đay ở cả trẻ em và người lớn. Những thực phẩm bé dễ dị ứng là: Sữa, trứng, đậu phộng, hải sản, lúa mì...
  • Tác nhân không khí: Lông vật nuôi, phấn hoa, nấm mốc...
  • Yếu tố khác: Thay đổi thời tiết, bé bị nhiễm virus, tác dụng phụ của thuốc…

Cha mẹ nên làm gì khi bé 4 tuổi bị nổi mề đay?

Da của trẻ nhỏ vốn nhạy cảm và dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài nên việc điều trị cần hết sức cẩn trọng. Vì thế, phụ huynh tuyệt đối không được dùng các loại lá trong dân gian tắm cho trẻ để tránh làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Sau đây là một số biện pháp lành tính và an toàn mà bạn có thể áp dụng.

  • Nếu bạn nghĩ rằng bé bị nổi mề đay do dị ứng lông vật nuôi hay phấn hoa, hãy tắm cho bé bằng nước sạch để loại bỏ tác nhân gây dị ứng. Bạn cũng có thể chườm mát lên những khu vực tổn thương để giảm ngứa ngáy, khó chịu cho bé.
  • Thoa dung dịch calamine vào vùng da bị mề đay của bé giúp cung cấp độ ẩm, làm dịu da.
  • Cho bé uống nhiều nước hoa quả giúp bổ sung nước cho cơ thể, cung cấp các vitamin, khoáng chất thiết yếu.
  • Dừng tất cả các thực phẩm, thuốc mà bạn nghi ngờ gây dị ứng cho bé.
  • Tránh cho bé ăn các thực phẩm, gia vị có tính kích thích như ớt, tiêu...
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát cho bé, tránh đồ bó sát hoặc làm từ chất liệu thô, cứng như bông, len...
  • Sử dụng một vài loại thuốc dị ứng như thuốc uống kháng histamin, thuốc bôi chứa corticoid... trong trường hợp bé quá ngứa nhưng cần hỏi ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Bình luận

Bài viết nổi bật