Thường xuyên bị dị ứng thời tiết: Bạn cần nằm lòng 3 điều sau

Mẩn ngứa, dị ứng thời tiết vào những thời điểm giao mùa là một vấn đề nan giải với rất nhiều người. Quả thật, không có nỗi khổ nào bằng việc “hở ra là ngứa, hơi chút phải gãi” ở những người không may mắc phải căn bệnh khó chịu này. Vậy dị ứng thời tiết là gì? Làm thế nào để điều trị triệt để?

Dị ứng thời tiết là gì?

Theo các bác sĩ, dị ứng thời tiết hay một dị ứng nào khác đều là những phản ứng quá mẫn của cơ thể trước một tác động bên ngoài. Với dị ứng thời tiết, những yếu tố có thể gây ra các phản ứng là: nhiệt độ, độ ẩm, nước mưa, ánh nắng mặt trời…

Bình thường, những tác động này là vô hại và không ảnh hưởng nhiều. Nhưng vì lý do nào đó, hệ miễn dịch nhầm lẫn chúng là các chất có hại và tạo ra những kháng thể để chống lại sự xâm nhập đó. Khi điều này xảy ra, cơ thể sẽ kích hoạt các tế bào miễn dịch là tế bào mast và basophil nhằm giải phóng một số hóa chất như histamin, bradykinin… vào máu. Được giải phóng, những chất trung gian hóa học này bám vào các thụ thể - có nhiều ở các tế bào niêm mạc như da, mũi hay dạ dày và chuẩn bị cho quá trình dị ứng. Vì vậy, với từng vị trí cụ thể thì dị ứng thời tiết sẽ có những biểu hiện riêng biệt.

co-che-di-ung.jpg

Cơ chế của một phản ứng dị ứng

Dấu hiệu dị ứng thời tiết

Nhìn chung, dị ứng thời tiết ở da là thường gặp nhất, bao gồm: nổi mề đay, phát ban, mẩn đỏ, ngứa… Ngoài ra, tình trạng này còn có thể kích hoạt một phản ứng dị ứng nguy hiểm xuất hiện, đó là phù mạch (phù Quincke). Vị trí bị phù chủ yếu ở những vùng da mỏng như mí mắt, môi, bộ phận sinh dục ngoài... và làm sưng to cả một vùng. Nếu phù ở lưỡi hoặc thanh quản, người bệnh sẽ bị suy hô hấp, khó thở do đường hô hấp bị chèn ép và có thể tử vong chỉ sau vài phút.

Bên cạnh các triệu chứng phát ban, mẩn ngứa thì viêm mũi dị ứng cũng là một bệnh lý có liên quan đến dị ứng thời tiết. Cùng với khói bụi, lông vật nuôi… thì những yếu tố thời tiết như độ ẩm, áp suất không khí… cũng là các tác nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng. Đặc biệt, vào những thời điểm chuyển mùa hay có sự thay đổi lớn về độ ẩm, nhất là từ thu sang đông thì tình trạng mũi bị sưng sẽ xảy ra nhiều hơn. Lúc này, bệnh được gọi là viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc sốt cỏ khô.

kho-tho.png

Dị ứng thời tiết có thể gây phù mạch ở mặt, dẫn đến khó thở

Dị ứng thời tiết nên làm gì?

Đối với một bệnh lý bất kỳ, tìm ra nguyên nhân và tiêu diệt nó là mục đích điều trị cao nhất. Tuy nhiên, ở người bị dị ứng thời tiết, tác nhân gây bệnh đã được xác định nhưng việc loại bỏ là điều không thể. Đó cũng là lý do khiến việc chữa trị dị ứng thời tiết gặp nhiều khó khăn và chỉ dừng lại ở mức tác động đến những triệu chứng bên ngoài bằng một số giải pháp tạm thời.

Dùng thuốc chống dị ứng

Có lẽ, với người bị dị ứng thời tiết, thuốc tây là một giải pháp cứu cánh hoàn hảo cho những thời điểm mẩn ngứa, phát ban xuất hiện một cách đột ngột. Theo các bác sĩ, không có biện pháp nào chữa dị ứng hoàn toàn, mà chỉ có thể giảm bớt triệu chứng bằng một số loại thuốc, được gọi chung là thuốc chống dị ứng. Nếu bạn chưa biết dị ứng thời tiết uống thuốc gì thì kháng histamin và corticoid là những lựa chọn bạn có thể cân nhắc để sớm chặn cơn ngứa tức thời.

Với dị ứng thời tiết, hầu hết thuốc chống dị ứng có thể đáp ứng tốt. Chỉ sau 1 - 2 giờ sử dụng, các triệu chứng dị ứng sẽ giảm dần. Tùy vào đối tượng sử dụng và khu vực ảnh hưởng, thuốc chống dị ứng cũng được sản xuất dưới các hình thức khác nhau, bao gồm: dạng viên, thuốc tiêm, kem bôi…

Tuy giúp giảm ngứa rất nhanh, nhưng tất cả các thuốc dị ứng đều có tác dụng phụ, chẳng hạn: gây buồn ngủ, khô miệng, táo bón… cũng như gây độc cho gan và thận. Đôi khi, các thuốc này còn có thể làm bùng phát dị ứng và khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, hãy dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn để đạt được hiệu quả tối đa các bạn nhé!

thuoc-boi.jpg

Thuốc chống dị ứng chỉ giúp giảm ngứa tạm thời

Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt

Dị ứng thời tiết thường “tấn công” những người có cơ địa nhạy cảm và sức đề kháng yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ. Vì vậy, một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học không những nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể, mà còn giúp bạn ức chế sự phát triển của dị ứng.

Khi bị dị ứng thời tiết, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, ăn nhiều rau xanh, trái cây có chứa vitamin C để làm mát, giải độc cho cơ thể
  • Tránh ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như thịt bò, gà, hải sản…
  • Không mặc đồ bó sát hoặc làm từ chất liệu tổng hợp như len, bông vì có thể làm da bị kích ứng, dẫn đến ngứa nhiều hơn.
  • Vệ sinh cơ thể hàng ngày, tránh để cơ thể ra mồ hôi.
  • Vận động nhẹ nhàng, luyện tập thể thao để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Bất kỳ ai cũng có thể bị dị ứng thời tiết. Tình trạng này không chỉ khiến cho người bệnh khó chịu mà còn có thể gây nên cả những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, khi các triệu chứng trở nên nặng hơn, cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để tìm ra giải pháp chữa trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Bình luận

Bài viết nổi bật