Nguyên nhân khiến trẻ bị ngứa về đêm
Trẻ bị ngứa về đêm không chỉ đơn giản là một phản ứng tự vệ của cơ thể mà có thể là dấu hiệu cảnh báo cho bố mẹ biết được con đang mắc bệnh lý nào đó. Vậy nguyên nhân phổ biến gây ngứa về đêm ở trẻ là gì?
Trẻ bị ngứa về đêm do bệnh lý
Theo các chuyên gia da liễu thì trẻ bị ngứa về đêm có thể do các bệnh lý sau:
- Bệnh về gan mật: Gan là cơ quan chuyển hoá quan trọng, nơi đào thải độc tố trong cơ thể ra ngoài. Khi gan của trẻ gặp vấn đề thì sẽ gây ra nhiều biểu hiện bất thường và nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy cả ngày lẫn đêm. Ngoài ra, trẻ còn kèm theo biểu hiện vàng da, chán ăn, khó tiêu,…
- Trẻ mắc các bệnh ngoài da: Một số bệnh lý như viêm da cơ địa, ghẻ, mề đay, zona thần kinh,... không chỉ khiến trẻ bị ngứa về đêm mà còn khó chịu cả ngày.
- Trẻ bị nhiễm giun: Do còn nhỏ nên trẻ chưa biết giữ vệ sinh, hay ngậm mút móng tay hoặc các đồ vật bẩn,… từ đó trứng giun dễ theo đường tiêu hoá xâm nhập vào cơ thể. Khi nhiễm giun, trẻ thường bị ngứa hậu môn, quấy khóc, đau bụng vào ban đêm gây ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ. Do vậy, các mẹ cần lưu ý cho con tẩy giun định kỳ.
Các bệnh lý ngoài da có thể khiến trẻ bị ngứa toàn thân về đêm
Trẻ bị ngứa về đêm không phải bệnh lý
Ngoài những bệnh lý kể trên thì trẻ hay ngứa về đêm có thể xuất phát từ những tác nhân môi trường bên ngoài. Cụ thể là:
- Thời tiết thay đổi, lạnh, hanh khô: Khiến da bé co giãn đột ngột, nứt nẻ, gây ngứa ngáy khó chịu và thường ngứa nhiều hơn khi về đêm.
- Sử dụng sữa tắm có chất tẩy rửa mạnh: Da của trẻ nhỏ thường nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Vì vậy, những hóa chất tẩy rửa mạnh sẽ làm da trẻ bị kích ứng. Trẻ sẽ bị ngứa toàn thân về đêm, quấy khóc, mất ngủ.
- Chăn, màn, giường, chiếu không đảm bảo vệ sinh: Lúc này, bụi bẩn, nấm mốc, vi khuẩn trú ngụ ở khắp các ngóc ngách trên giường sẽ gây ngứa cho trẻ khi ngủ.
- Côn trùng cắn: Ban đêm là lúc muỗi, ruồi, bọ cánh cứng, bướm ngứa,... xuất hiện nhiều. Chúng có thể đậu trên da trẻ gây ngứa, nổi mẩn đỏ. Nhất là với gia đình không có thói quen ngủ mắc màn.
- Dị ứng thực phẩm: Trẻ em thường có cơ địa dễ dị ứng, nhất là khi ăn các thực phẩm vào buổi tối như: Hải sản, lạc, trứng,… sẽ làm trẻ bị ngứa về đêm. Biểu hiện là bé bị nổi mẩn ngứa khắp người, nặng hơn còn có thể gây khó thở, nguy hiểm đến tính mạng.
- Trẻ thiếu hụt vitamin B12: Trẻ bị ngứa lòng bàn tay về đêm kèm theo mệt mỏi, chóng mặt, da nhợt nhạt thiếu máu, cơ thể gầy yếu,...
Muỗi là loại côn trùng phổ biến nhất làm trẻ bị ngứa về đêm
Trẻ bị ngứa về đêm có nguy hiểm không?
Nhiều bậc phụ huynh thường nghĩ rằng trẻ bị ngứa về đêm là chuyện bình thường, không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, tái đi tái lại thì có thể gây ra nhiều hậu quả xấu với cơ thể trẻ.
Trước hết đó là ảnh hưởng đến làn da của trẻ. Bởi từ những vết mụn nhỏ ban đầu có thể lan ra vùng xung quanh hoặc ngày càng ăn sâu vào da trẻ gây sưng tấy, lở loét. Dù đã chữa khỏi bệnh, nhưng da bé có thể để lại sẹo, hay “hoa gấm” gây tâm lý tự ti, xấu hổ khi gặp bạn bè. Ngoài ra, các tổn thương da gây vết thương hở có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nếu không được chăm sóc tốt.
Không chỉ vậy, ngứa thường xuyên về đêm còn ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Khi thiếu ngủ, hôm sau trẻ sẽ không có đủ tinh thần cũng như sự tập trung cho việc học tập. Bên cạnh đó, tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và cơ quan khác trong cơ thể như: Hệ thần kinh, tiêu hoá cũng như sự phát triển bình thường của trẻ.
Cách trị ngứa về đêm ở trẻ em hiệu quả
Tình trạng trẻ bị ngứa về đêm gây ra những tác hại không thể lường trước được. Vì vậy, khi tình trạng này kéo dài, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để bác sĩ tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp. Dưới đây là một số cách trị ngứa ở trẻ em hiệu quả thường dùng:
Thuốc trị ngứa về đêm ở trẻ em
Để giúp trẻ giảm ngứa về đêm nhanh chóng thì bạn có thể dùng một số loại thuốc trị ngứa. Tuy nhiên không thể tuỳ tiện dùng loại thuốc nào cũng được bởi mỗi nguyên nhân gây ngứa khác nhau sẽ được kê đơn khác nhau. Cụ thể là:
- Nếu trẻ bị ngứa về đêm do dị ứng, bạn có thể tìm đến các loại thuốc kháng histamin như: Cetirizine, hydroxyzine, chlorpheniramine, promethazine,...
- Dùng thuốc trị giun sán nếu trẻ bị ngứa về đêm do giun. Một số loại thuốc trị giun bán trên thị trường dành riêng cho bé mà bạn có thể tìm mua đó là: Mebendazol, albendazol, pyratel palmoatat,...
- Thuốc mỡ, kem bôi có chứa corticosteroid để giúp chống viêm, giảm ngứa, ngăn chặn vết loét lan rộng. Tuy nhiên, loại kem này có thể gây ra tác dụng phụ cho bé nên chú ý chỉ bôi vùng bị ngứa, không dùng kéo dài.
Dạng thuốc phổ biến nhất dùng cho trẻ bị ngứa về đêm là kem bôi
Cách trị ngứa về đêm trẻ tại nhà
Khi trẻ bị ngứa về đêm không phải do bệnh lý thì bạn cũng có thể thử các biện pháp khắc phục tại nhà sau:
- Dùng một số loại thảo dược trị ngứa an toàn cho trẻ nhỏ như: Nhàu, Diệp hạ châu, Sài đất,... Những dược liệu quý này vừa giúp cải thiện chứng ngứa về đêm ở trẻ mà còn bảo vệ gan, nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tái phát. Đặc biệt, tác động chống dị ứng từ các hoạt chất chiết xuất Nhàu đã được chứng minh bởi các dược sĩ của đại học Kinki, Nhật Bản. Bằng phương pháp phản ứng qua da, nghiên cứu này đã thấy rằng hoạt chất MCL-ext có trong Nhàu cho hiệu quả cao trong các trường hợp phản ứng quá mẫn tức thời. Ngoài ra, MCF-ext được thử nghiệm lâm sàng trong các mô hình ITH (phản ứng tức thời) và DTH (phản ứng chậm) về ức chế sưng tai, tương tự với việc viêm da dị ứng.
- Dưỡng ẩm da cho trẻ bằng loại kem phù hợp chứa thành phần tự nhiên, an toàn, không gây kích ứng da và có nguồn gốc rõ ràng, uy tín.
- Chườm khăn mát hoặc nước đá lên vùng bị mẩn ngứa để giúp trẻ dễ chịu hơn.
- Thường xuyên giặt giũ chăn, ga, gối, đệm sạch sẽ, đem ra phơi nắng để tránh đồ bị ẩm mốc, vi khuẩn trú ngụ.
- Bổ sung các thực phẩm có tính mát và giàu vitamin trong bữa ăn hàng ngày của trẻ bị ngứa về đêm. Kiêng ăn các thực phẩm gây dị ứng như: Tôm, cua, lạc,...
- Chọn sữa tắm hay bột giặt có tính tẩy rửa nhẹ, an toàn cho làn da của trẻ.
Dùng thảo dược thiên nhiên là cách trị ngứa về đêm an toàn, hiệu quả
>>> XEM THÊM: 5 cách trị mề đay mẩn ngứa hiệu quả
Hy vọng qua bài viết trên đã đem đến những kiến thức bổ ích giúp bạn tìm được nguyên nhân khiến trẻ bị ngứa về đêm và biết cách chữa phù hợp. Nếu tình trạng ngứa của bé ngày càng nghiêm trọng thì tốt nhất bạn nên cho trẻ đến các bệnh viện uy tín để khám, tránh biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn còn thắc mắc gì, hãy để lại comment hoặc số điện thoại bên dưới phần bình luận.
Tài liệu tham khảo
https://www.healthline.com/health/itchy-skin-at-night#treatment
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/itchy-skin/diagnosis-treatment/drc-20355010