Quả nhàu có tác dụng gì? Những cách dùng hiệu quả tốt nhất

Nhàu là loại cây chứa nhiều thành phần có giá trị dinh dưỡng cao, được sử dụng phổ biến trong điều trị và cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thực sự biết hết công dụng quả nhàu mang lại. Vậy quả nhàu có tác dụng gì? Đâu là cách dùng quả nhàu hiệu quả nhất? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về các vấn đề trên.

Tìm hiểu quả nhàu có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Quả nhàu là một loại trái cây nhiệt đới, có nguồn gốc từ Châu Á. Quả nhàu có vị chát, hơi chua, có chứa nhiều chất dinh dưỡng và có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

Công dụng chống dị ứng

Quả nhàu có chứa các polysaccharide giúp ích rất nhiều trong việc chống lại bệnh tật và nhiễm trùng. Các hợp chất này kích thích hoạt động của các tế bào bạch cầu, chống lại tác nhân gây ra dị ứng.

Bên cạnh đó, hợp chất scopoletin trong nhàu có đặc tính chống lại vi khuẩn, kháng nấm, chống viêm và kháng histamine, giúp cải thiện các triệu chứng dị ứng trên da, góp phần quan trọng trong việc duy trì cơ chế bảo vệ miễn dịch của cơ thể.

Các axit amin được tìm thấy trong trái nhàu cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Cụ thể, nhàu chứa tới 17 axit amin, trong đó có serine, arginine và methionine là những hợp chất quan trọng và đặc biệt hữu ích trong việc giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Quả nhàu đã được chứng minh có khả năng ức chế interleukin-4, đồng thời tăng sản xuất interferon-gamma tham gia vào quá trình hoạt hóa đại thực bào, từ đó cho thấy tác dụng cải thiện triệu chứng dị ứng của quả nhàu là hoàn toàn hợp lý.

Qua-nhau-duoc-su-dung-pho-bien-trong-dieu-tri-trieu-chung-di-ung.jpg

Quả nhàu được sử dụng phổ biến trong điều trị triệu chứng dị ứng

Xem thêm: Trái nhàu - Nghiên cứu tác dụng cho người bị mề đay mẩn ngứa 

Tác dụng chống oxy hóa của quả nhàu

Quả nhàu là nguồn cung cấp nhiều chất chống oxy hóa, chẳng hạn như anthocyanins , beta-carotene, catechin và flavonoid. Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, các loại thực phẩm cung cấp chất chống oxy hóa sẽ giúp làm giảm stress oxy hóa - đây là tình trạng xảy ra do mất cân bằng giữa hoạt động của các gốc tự do và hoạt động chống oxy hóa trong cơ thể. Khi các gốc tự do hoạt động bình thường, chúng có thể giúp chống lại các tác nhân gây bệnh hoặc tác nhân dẫn đến nhiễm trùng.

Tuy nhiên, khi số lượng gốc tự do nhiều hơn mức bình thường, chúng sẽ bắt đầu gây hại cho lipid, DNA và protein trong cơ thể. Từ đây, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến người bệnh.

Sử dụng quả nhàu có thể cải thiện các bệnh do stress oxy hóa gây ra, bao gồm ung thư, bệnh tim, tiểu đường, bệnh Alzheimer và thoái hóa điểm vàng do tuổi tác. Ngoài ra, nhàu cũng đem lại hiệu quả trong việc giảm béo phì và rối loạn chức năng trao đổi chất liên quan đến béo phì, nhờ ảnh hưởng tích cực đến hệ vi sinh vật và sức khỏe đường ruột.

Sử dụng quả nhàu giúp giảm cholesterol và hạ huyết áp

Trong một nghiên cứu được thực hiện trên những người hút thuốc lá - nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh tim mạch, đã cho thấy mức cholesterol và chất béo trong máu thấp hơn nhiều sau khi tiêu thụ quả nhàu trong 30 ngày. Từ đó, làm giảm nguy cơ gây ra các bệnh tim mạch. Ngoài ra, các phát hiện tổng thể chứng minh rằng quả nhàu có lợi cho hệ thống tim mạch bằng cách giảm viêm trong cơ thể. Đồng thời, có tác dụng làm giãn nở các mạch máu bằng cách làm thoải mái các tế bào cơ trơn trong thành tế bào, giúp máu lưu thông tốt hơn trong động mạch. Do vậy, giúp điều chỉnh huyết áp và hỗ trợ duy trì một trái tim khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, cũng có bằng chứng cho thấy nó có thể giúp giảm huyết áp cao nhờ hoạt động chống oxy hóa và tác động tích cực đến tình trạng viêm nhiễm.

Qua-nhau-co-loi-trong-duy-tri-suc-khoe-tim-mach.jpg

Quả nhàu có lợi trong duy trì sức khỏe tim mạch

Tác dụng của quả nhàu trong làm đẹp

Nước ép quả nhàu thường được coi là một chất hỗ trợ tự nhiên trong làm đẹp và chăm sóc da. Trong nhàu rất giàu các thành phần hóa học có tác dụng bảo vệ làn da, điển hình như anthraquinones với tác dụng kích thích collagen và ngăn ngừa sự hình thành nếp nhăn trên bề mặt da.

Các đặc tính chống vi khuẩn và chống viêm của quả nhàu hoạt động ở cấp độ tế bào có thể giúp chữa các chứng rối loạn da khác nhau như mụn trứng cá, bỏng, dị ứng da và phát ban. Hơn nữa, sự hiện diện của các axit béo thiết yếu và nồng độ cao của thành phần sinh hóa proxeronine trong nhàu giúp hỗ trợ hoạt động của màng tế bào, bình thường hóa các tế bào bất thường.

Các cách dùng quả nhàu hiệu quả

Quả nhàu được chế biến theo rất nhiều phương pháp khác nhau trong dân gian. Bạn có thể tham khảo một số cách dùng nhàu dưới đây:  

Cách làm nước ép trái nhàu

Đây là một trong những cách đơn giản để chế biến quả nhàu. Nước ép trái nhàu có vị đắng, vì vậy đây là lý do tại sao nó thực sự là một loại thuốc bổ chữa bệnh hơn là một loại nước trái cây giải khát.

Bạn có thể ép trái nhàu tươi tại nhà nếu bạn có máy ép trái cây hoặc có thể mua nước ép trái nhàu đã làm sẵn tại các cửa hàng. Dưới đây là cách làm nước ép trái nhàu tại nhà:

  • Chuẩn bị 6 trái nhàu gần chín, có màu vàng óng rửa sạch với nước và sau đó để ráo.
  • Cắt nhỏ nhàu thành nhiều miếng dày khoảng 2 – 3 cm cho vào máy xay sinh tố, bạn có thể thêm một ít nước chanh tươi hoặc nước ép nho, để tạo ra một hương vị dễ chịu hơn.
  • Đổ nước ép trái nhàu ra cốc và thưởng thức.

Nuoc-ep-trai-nhau-la-che-bien-nhau-don-gian-duoc-nhieu-nguoi-ap-dung.jpg

Nước ép trái nhàu là chế biến nhàu đơn giản được nhiều người áp dụng

Cách làm quả nhàu ngâm đường

Cách làm nhàu ngâm đường rất đơn giản, do vậy bạn hoàn toàn có thể làm ngay tại nhà. Cụ thể như sau:

  • Chọn những quả nhàu còn xanh, đem đi rửa sạch  với nước, rồi để khô ráo.
  • Cắt ngang quả nhàu thành nhiều miếng nhỏ vừa ăn.
  • Xếp những miếng nhàu vừa cắt vào bình hoặc lọ thủy tinh sạch, khô, cứ xếp xong 1 lớp nhàu thì phủ lên 1 lớp đường. Cứ tiếp tục cho đến khi bình đầy.
  • Đậy chặt nắp rồi để ở nơi khô ráo trong 4 – 5 tuần.

Cách làm rượu nhàu 

Ngoài khả năng kích thích vị giác, rượu của quả nhàu còn là một trong những vị thuốc trị bệnh cực hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua.

  • Dùng quả nhàu tươi hoặc khô để làm rượu. Nên ưu tiên sử dụng quả nhàu khô do chế biến dễ dàng hơn.
  • Nếu bạn chọn quả nhàu khô, rửa thật sạch rồi để ráo nước. Nếu bạn chọn quả nhàu còn tươi, hãy chọn những quả còn bé và non. Sau đó, rửa sạch rồi bổ đôi nhàu, đem đi phơi ngoài nắng hoặc sao quả nhàu non qua lửa cho đến khi khô.
  • Để quả nhàu vào bình ngâm đã chuẩn bị, đổ rượu vào bình cho đến ngập.
  • Đậy nắp bình thật chặt, để bình ngâm ở nơi khô thoáng, nên ngâm từ 5-6 tuần đối với quả nhàu tươi, đối với quả khô thì chỉ cần ngâm từ 3-4 tuần.

Chua-benh-hieu-qua-nho-ruou-nhau.jpg

Chữa bệnh hiệu quả nhờ rượu nhàu

Cao nhàu giúp cải thiện mề đay dị ứng

Hiện nay, nền y học phát triển đã nghiên cứu ra viên uống Phụ Bì Khang với thành phần chính là cao nhàu, cao gan, L-carnitine fumarate giúp cải thiện mề đay, dị ứng hiệu quả. 

  • Cao nhàu: Nhàu có tác dụng kháng viêm, giảm đau, chống dị ứng, làm dịu cơn ngứa, giúp vết thương mau lành, chóng lên da non, hạn chế hình thành sẹo. Đồng thời, cao nhàu giúp tăng cường chức năng thận, tăng khả năng thải độc nhằm loại bỏ chất dư thừa ra khỏi cơ thể.
  • Cao gan: Có tác dụng tăng cường chức năng gan, tăng khả năng giải độc, bổ máu.
  • L-carnitine fumarate: Đây là một acid amin thiết yếu trong cơ thể, giúp cung cấp năng lượng tế bào, bảo vệ tế bào, từ đó nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng.

Phu-Bi-Khang-Ho-tro-cai-thien-tinh-trang-me-day-di-ung.jpg

Phụ Bì Khang - Hỗ trợ cải thiện tình trạng mề đay dị ứng

Hiệu quả của Phụ Bì Khang cũng đã được nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Da liễu TW, bệnh viện Da liễu TP. HCM và Đại học Y Hà Nội. Nhờ đó, sản phẩm được nhiều người bị mề đay dị ứng lựa chọn sử dụng.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về quả nhàu, cách sử dụng tốt cho sức khỏe. Bạn đừng quên uống Phụ Bì Khang - Sạch mề đay, dịu ngay mẩn ngứa để hỗ trợ cải thiện mề đay dị ứng tốt hơn bạn nhé! Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về chủ đề này, hãy bình luận bên dưới và để lại số điện thoại, các chuyên gia sẽ giải đáp giúp bạn. 

Tài liệu tham khảo:

https://www.lybrate.com/topic/benefits-of-noni-juice-and-its-side-effects 

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5920423/ 

https://draxe.com/nutrition/noni-juice/

Bình luận

Bài viết nổi bật