Dị ứng là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Có thể chúng ta rất quen thuộc với khái niệm dị ứng hải sản, dị ứng thời tiết,… nhưng khi đi sâu vào chi tiết thì mọi người lại không lý giải được tại sao cơ thể lại có phản ứng với những tác nhân này trong khi người khác thì không. Nếu bạn đang thắc mắc về vấn đề dị ứng thì hãy dành ít phút tham khảo bài viết dưới đây để cập nhật những thông tin hữu ích liên quan tới tình trạng này. 

Bệnh dị ứng là gì?

Dị ứng là tình trạng hệ miễn dịch phản ứng quá mức bình thường đối với những chất không gây hại. Các loại bệnh dị ứng thường gặp là:

- Sốc phản vệ: Là phản ứng dị ứng nặng, có thể gây tử vong khi gây tổn thương nhiều cơ quan và thường xuất hiện rất nhanh.

- Bệnh hen suyễn: Là bệnh mạn tính làm viêm và hẹp đường dẫn khí của phổi, gây ra tình trạng thở khò khè, khó thở, đau thắt ngực kèm ho.

- Viêm da dị ứng hay chàm: Là tình trạng viêm da không lây nhiễm. Đặc trưng của bệnh là khô, ngứa da và có thể chảy dịch khi trầy xước.

- Dị ứng do môi trường: Xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng bất thường với một chất vô hại như phấn hoa hay lông thú. Triệu chứng có thể là phản ứng dị ứng trong mũi (viêm mũi dị ứng hoặc sốt cỏ khô) và trong phổi (bệnh suyễn).

- Dị ứng thực phẩm: Bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng với một thực phẩm vô hại như: Sữa, trứng, đậu phộng, hạt cây, đậu nành, lúa mì, tôm, cua,...

Như vậy, có rất nhiều dạng dị ứng khác nhau khiến chúng ta không thể chủ quan. Chỉ cần thiếu kiến thức về triệu chứng nhận biết, bạn hoàn toàn có thể xác định sai tác nhân dị nguyên, dẫn tới khó khăn trong điều trị. 

Những triệu chứng của bệnh dị ứng

Khi cơ thể bị dị ứng sẽ biểu hiện thành các triệu chứng điển hình ở từng cơ quan. Ví dụ:

- Chất gây dị ứng mà bạn hít vào thường gây nghẹt mũi, ngứa mũi và cổ họng, ho, đờm kèm thở khò khè.

- Chất gây dị ứng chạm vào mắt có thể gây ngứa, chảy nước mắt, mắt sưng đỏ.

viem-mui-di-ung.jpg

Mắt sưng đỏ khi bị dị ứng

- Dị ứng thức ăn khiến bạn buồn nôn, ói mửa, đau bụng, tiêu chảy hoặc sốc phản vệ.

- Chất gây dị ứng chạm vào da có thể gây phát ban da, nổi mề đay, ngứa, mụn nước hoặc lột da.

- Dị ứng thuốc thường liên quan đến toàn bộ cơ thể và dẫn đến một loạt các triệu chứng.

Nguyên nhân gây ra dị ứng là gì?

Dị ứng rất phổ biến, có nhiều yếu tố làm bùng phát bệnh như gen, môi trường,… nhưng chúng không được cho là nguyên nhân chính. Nguồn gốc của dị ứng xuất phát từ sâu trong cơ thể, do hệ miễn dịch rối loạn, chức năng gan, thận suy yếu và suy giảm năng lượng tế bào.

Hệ thống miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể chống lại các chất có hại, chẳng hạn như vi khuẩn và virus. Ở người bình thường, hệ thống miễn dịch phản ứng với chất được cho là dị nguyên nhưng không gây ra vấn đề gì bất lợi với cơ thể. Nhưng với cơ địa hay bị dị ứng, các phản ứng miễn dịch sẽ trở nên quá mức. Tức là nó nhận ra dị nguyên xâm nhập và khởi động một loạt các phản ứng mạnh hơn bình thường. Lúc này, histamine bị phóng thích ồ ạt, gây triệu chứng dị ứng.

Không chỉ dừng lại ở việc hệ miễn dịch bị rối loạn, những người có chức năng gan, thận suy yếu cũng dễ xuất hiện tình trạng dị ứng, mẩn ngứa, nổi mề đay. Gan không thể lọc độc tố, thận không thể đào thải chất cặn bã, những chất này sẽ tích tụ dần trong cơ thể và trở thành dị nguyên kích thích phản ứng miễn dịch quá mức hoặc gây độc trực tiếp cho tế bào cũng như các cơ quan.

gan-va-than.jpg

Chức năng của gan và thận suy giảm dễ bị dị ứng

Bên cạnh 3 nguyên nhân chính gây dị ứng thì một vài yếu tố nguy cơ sau đây cũng làm bùng phát bệnh:

- Gia đình có người bị dị ứng hoặc hen suyễn.

- Trẻ em thường dễ bị dị ứng hơn người lớn. Càng lớn, các triệu chứng có thể giảm dần.

- Đã mắc các bệnh như hen suyễn hoặc dị ứng. 

Chẩn đoán và điều trị dị ứng như thế nào?

Trước tiên, để đẩy lùi tình trạng dị ứng hiệu quả, chúng ta cần chẩn đoán bệnh một cách chính xác.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán các bệnh dị ứng?

Xét nghiệm dị ứng có thể cần thiết để tìm hiểu nguyên nhân của các triệu chứng bệnh, bao gồm:

- Xét nghiệm da là phương pháp phổ biến nhất. Có 3 phương pháp xét nghiệm da gồm: Xét nghiệm tiêm ngừa, xét nghiệm “lẫy da” và xét nghiệm da.

- Xét nghiệm tìm kháng nguyên.

- Xét nghiệm máu có thể sẽ được thực hiện bao gồm:

+ Immunoglobulin E (IgE), đo nồng độ các chất gây dị ứng có liên quan.

+ Đếm tế bào máu toàn phần (CBC), trong đó chủ yếu là các tế bào bạch cầu ái toan.

- Trong một số trường hợp, bạn được khuyên tránh các chất nhất định để xem liệu triệu chứng có giảm hoặc sử dụng các chất bị nghi ngờ để xem liệu bạn có cảm thấy triệu chứng nặng hơn không? Xét nghiệm này thường được sử dụng để kiểm tra các thực phẩm hoặc thuốc dị ứng. Sau đó, chuyên gia y tế sẽ kiểm tra phản ứng dị ứng của bạn bằng cách sử dụng nhiệt, lạnh hoặc kích thích khác đến cơ thể xem phản ứng dị ứng có xuất hiện không. Đôi khi, họ còn nhỏ chất gây dị ứng vào mi mắt để quan sát.

xet-nghiem-mau.jpg

Xét nghiệm máu để chẩn đoán dị ứng

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh dị ứng?

Cách tốt nhất để giảm các triệu chứng là tránh xa những tác nhân gây dị ứng, nhất là khi dùng thực phẩm và thuốc. Một vài phương pháp sau sẽ giúp đẩy lùi tình trạng bệnh, bao gồm: 

- Thuốc: Một số loại thuốc giúp ngăn ngừa và điều trị dị ứng. Chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào phân loại và mức độ của các triệu chứng, tuổi và sức khỏe tổng thể mà việc chỉ định dùng thuốc sẽ khác nhau:

+ Thuốc kháng histamin: Gồm các dạng như viên nang uống, thuốc nhỏ mắt, tiêm, xịt mũi.

+ Kháng viêm chứa steroid: Có sẵn dưới nhiều hình thức, bao gồm các loại kem, thuốc mỡ cho da, thuốc nhỏ mắt, xịt mũi, xịt vào phổi. Với trường hợp bệnh nặng sẽ được kê thuốc uống hoặc tiêm.

+ Thuốc chống xung huyết: Thuốc giúp làm giảm nghẹt mũi. 

+ Tiêm ngừa dị ứng: Tiêm ngừa chất dị ứng (phương pháp trị liệu miễn dịch) thường được khuyến cáo nếu bạn không thể ngăn được dị ứng và các triệu chứng trở nên khó kiểm soát hơn. 

+ Liệu pháp chữa trị miễn dịch dưới lưỡi (SLIT): Miễn dịch dưới lưỡi là một cách khác để điều trị dị ứng mà không cần tiêm. Bác sĩ cho bệnh nhân một liều lượng nhỏ chất gây dị ứng ở dưới lưỡi để tăng khả năng chịu đựng các chất và giảm triệu chứng.

Vậy nếu không điều trị hoặc can thiệp kịp thời, dị ứng có gây nguy hiểm gì cho người bệnh?

Những biến chứng có thể xảy ra do dị ứng

Dị ứng không chỉ gây mẩn ngứa, phù nề mà trong một số trường hợp, bệnh diễn biến vô cùng nghiêm trọng:

- Sốc phản vệ (đe dọa tính mạng nếu không can thiệp kịp thời).;

- Các vấn đề về thở, khó thở, tức ngực, thậm chí tim ngừng đập.

- Buồn ngủ và phản ứng phụ của thuốc. Điều này gây nguy hiểm khi lái xe hoặc vận hành máy móc.

thuoc-gay-buon-ngu.jpg

Thuốc dị ứng gây buồn ngủ, rất nguy hiểm khi lái xe

Những thói quen sinh hoạt nào giúp hạn chế dị ứng?

- Cho con bú có thể giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm dị ứng trong giai đoạn từ 4 đến 6 tháng.

- Có bằng chứng cho thấy, việc tiếp xúc với chất gây dị ứng nhất định (chẳng hạn như bụi và lông mèo) trong những năm đầu đời có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh dị ứng. Phát hiện này đến từ việc quan sát trẻ sơ sinh ở các trang trại có xu hướng bị dị ứng ít hơn so với những bé lớn lên trong môi trường vô trùng hơn.

- Dị ứng thường khởi phát từ lúc nhỏ và lặp lại thường xuyên. Điều đáng lưu ý là những lần dị ứng sau có thể nặng hơn lần trước đó. Vì vậy, cần quan sát để tìm ra các chất dị nguyên là điều quan trọng để tránh bệnh tái phát lần sau. 

- Tuy triệu chứng bệnh có thể nhẹ và hết nhanh khi dùng thuốc hoặc ngừng tiếp xúc với dị nguyên, nhưng bạn không nên xem nhẹ và phó mặc cho thuốc vì như đã nói ở trên, lần dị ứng sau có thể nặng hơn, thậm chí gây ra sốc phản vệ. Một khi sốc phản vệ không được cấp cứu kịp thời sẽ gây tử vong. 

Bình luận

Bài viết nổi bật