Nổi chấm đỏ trên da và không ngứa là dấu hiệu của bệnh gì?

Nổi chấm đỏ trên da và không ngứa là hiện tượng thường gặp ở nhiều người hiện nay. Mặc dù nổi chấm đỏ trên da không ngứa chỉ là một tổn thương ngoài da nhưng cũng không nên bỏ qua vì nó có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào đó. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích về tình trạng này thông qua bài viết dưới đây nhé!

Nổi chấm đỏ trên da và không ngứa là bệnh gì?

Hiện tượng nổi chấm đỏ trên da và không ngứa khá phổ biến hiện nay. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số các bệnh lý sau:

Phản ứng dị ứng nhẹ

Nguyên nhân phổ biến nhất gây nổi chấm đỏ trên da không ngứa là do phản ứng dị ứng ở mức độ nhẹ. Bên cạnh tình trạng nổi chấm đỏ, các triệu chứng do dị ứng có thể gặp rất đa dạng như gây tiêu chảy, hắt hơi, ngứa mũi, ho,... Trong đó, những tác nhân dẫn đến dị ứng thường gặp là do thức ăn, thời tiết, hóa chất, vải, kim loại,... Tùy theo cơ địa mỗi người mà xuất hiện phản ứng dị ứng với các yếu tố khác nhau.

Phát ban nguyên nhân do nhiệt

Phát ban do nhiệt xuất hiện khi bạn đổ mồ hôi và các lỗ chân lông trên da bị bít lại. Nó có thể xảy ra trong lúc tập thể dục hoặc khi bạn đang ở trong thời tiết nóng hoặc ẩm ướt. Khi mồ hôi đọng lại trên bề mặt da, có thể hình thành những mẩn đỏ và kèm cảm giác ngứa rát. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp chỉ đơn thuần xuất hiện nốt chấm đỏ trên da và không bị ngứa.

Thông thường, các nốt phát ban do nhiệt sẽ hình thành chủ yếu ở vùng da cọ xát với nhau như nách hoặc nơi quần áo tiếp xúc với da. Ở đối tượng trẻ nhỏ, có thể hình thành nhiều hơn ở vị trí quanh cổ. Phát ban do nhiệt thường tự biến mất sau khoảng vài ngày, nếu kéo dài hơn thì sẽ cần được hỗ trợ từ bác sĩ.

Mot-so-truong-hop-phat-ban-do-nhiet-chi-noi-cham-do-tren-da-va-khong-ngua.webp

Một số trường hợp phát ban do nhiệt chỉ nổi chấm đỏ trên da và không ngứa

Bệnh viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc (chàm tiếp xúc) là một tình trạng kích ứng xảy ra khi da của bạn tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên. Bệnh xảy ra do hệ miễn dịch nhận diện nhầm hoặc tiếp xúc nhiều lần với sản phẩm có chứa chất kích ứng như xà phòng, chất tẩy rửa,... Khi ở giai đoạn nhẹ, viêm da tiếp xúc thường chỉ xuất hiện tình trạng khô da, nổi chấm đỏ trên da và không ngứa. Nhưng lâu dài, không có hướng điều trị phù hợp dẫn đến bệnh tiến triển nặng hơn thì sẽ xuất hiện cảm giác ngứa.

Bệnh da liễu rosacea

Rosacea là bệnh ngoài da lành tính, gây ra các chấm đỏ trên da không ngứa, mụn đỏ, mụn mủ hoặc phát ban trên da. Nó thường chỉ xuất hiện trên mặt. Một vài trường hợp, các nốt đỏ trên da có vảy và gây ngứa.

Hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân, nhưng bệnh rosacea được cho là có liên quan đến nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn. Bệnh rosacea xảy ra do bị nhiễm trùng có thể đi kèm với các triệu chứng như đau đầu, đau họng, sốt,... Theo thời gian, những người mắc bệnh rosacea có thể bị đỏ vĩnh viễn ở trung tâm mặt. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể lây lan và trở nên tồi tệ hơn.

Bệnh u xơ da

Biểu hiện bên ngoài của bệnh u xơ da là xuất hiện các nốt sưng có kích thước từ 3-10mm, màu hồng nhạt hoặc nâu, ít gây ngứa trừ khi chạm vào. Đây là một loại rối loạn da khá phổ biến khi các mô hoạt động quá mức, dẫn đến hình thành nên u nhỏ lành tính nằm dưới da. Bệnh xuất hiện nhiều ở khu vực bàn chân.

Bệnh u máu

Nguyên nhân là do sự sản sinh quá mức của mạch máu gây nên bệnh u máu. Đa số các u máu thường lành tính và hiếm khi tiến triển thành ác tính. Triệu chứng ban đầu của bệnh u máu thường là nổi chấm đỏ trên da tương tự như vết bớt và không ngứa, xuất hiện nhiều ở đầu, mặt, cổ. Tuy nhiên, để yên tâm thì người bệnh nên đi khám và nhận tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa.

U-mau-cung-la-nguyen-nhan-gay-noi-cham-do-tren-da-va-khong-ngua.webp

U máu cũng là nguyên nhân gây nổi chấm đỏ trên da và không ngứa

Bệnh tự miễn lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ là căn bệnh thuộc về rối loạn hệ thống miễn dịch, gây ra các tổn thương mô và cơ quan. Biểu hiện của bệnh là nổi chấm đỏ trên mũi và má hoặc các bộ phận khác trên cơ thể.

Biến chứng của bệnh lupus ảnh hưởng đến xương khớp, thận, máu, não, tủy sống, tim, phổi,… Vì vậy, bệnh nhân cần sử dụng các thuốc đặc trị để chữa bệnh càng sớm càng tốt.

Bệnh zona thần kinh

Bệnh zona là tình trạng xuất hiện các chấm đỏ trên da không ngứa ở một bên mặt hoặc cơ thể. Bệnh do virus varicella zoster (VZV) gây ra, cũng là virus gây thủy đậu. Nếu bạn đã bị thủy đậu trước đó, virus có thể hoạt động nhiều năm sau và gây ra bệnh zona.

Các đợt bùng phát của bệnh zona được điều trị bằng thuốc kháng virus để rút ngắn thời gian phát ban trên cơ thể. Sử dụng thuốc giảm đau và các loại kem chống ngứa sẽ giúp giảm bớt phần nào cảm giác khó chịu. Zona có thể lan sang các bộ phận khác trên da hoặc lây cho người tiếp xúc trực tiếp với mụn nước.

Zona-than-kinh-gay-noi-cham-do-tren-da-khong-ngua.webp

Zona thần kinh gây nổi chấm đỏ trên da không ngứa

Nổi chấm đỏ không ngứa do lang ben

Nổi chấm đỏ trên tay, chân không ngứa có thể là do bệnh lang ben. Nguyên nhân gây bệnh thường là do vi nấm pityrosporum. Chúng xuất hiện dưới dạng các đốm trắng hoặc đỏ trên da, nhưng không gây ngứa.

Lang ben tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu dùng chung đồ hoặc tiếp xúc qua da thì có thể lây từ người mắc bệnh sang người lành.

Nổi chấm đỏ trên da không ngứa khi nào cần gặp bác sĩ?

Hầu hết các phát ban không ngứa trên bàn tay, bàn chân hoặc cơ thể là lành tính và sẽ tự khỏi khi được chăm sóc cẩn thận. Tuy nhiên, chúng ta không nên chủ quan và cần theo dõi tiến triển của các triệu chứng để điều trị kịp thời. Đặc biệt khi xảy ra những trường hợp sau, cần nhanh chóng đến bác sĩ chuyên khoa để được khám, chẩn đoán và điều trị:

  • Các chấm đỏ xuất hiện biểu hiện nhiễm trùng và có mủ.
  • Các chấm đỏ không hề thuyên giảm mà lan ra toàn thân.
  • Các chấm đỏ ban đầu không ngứa, nhưng tự nhiên ngứa dữ dội hoặc đau.
  • Bệnh nhân bị sốt trong vài ngày.
  • Người bệnh có triệu chứng tụt huyết áp và khó thở.

Cách chữa nổi chấm đỏ trên da và không ngứa

Tùy thuộc vào mức độ, nguyên nhân gây nổi chấm đỏ mà đưa ra phương pháp điều trị phù hợp giúp đạt hiệu quả cao, an toàn. Dưới đây là một số phương pháp điều trị mà bạn có tham khảo.

Điều trị nổi chấm đỏ trên da và không ngứa bằng thuốc

Thuốc tây là một trong những cách điều trị nổi chấm đỏ không ngứa cho hiệu quả nhanh chóng. Các loại thuốc phổ biến thường được sử dụng bao gồm:

  • Thuốc kháng histamine: Thuốc này có thể chống viêm, sưng tấy, giảm đau và cải thiện các nốt mẩn đỏ trên da.
  • Hydrocortisone: Đây là loại kem bôi ngoài da, dùng được cho trường hợp viêm da kích ứng, giúp giảm các chấm đỏ trên da.
  • Thuốc bôi: Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp tùy theo mức độ mẩn đỏ và nguyên nhân gây bệnh. Các sản phẩm này có mục đích chính là chống sưng, viêm và ngăn chặn sự biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Bệnh nhân bị viêm mao mạch dị ứng sẽ được chỉ định dùng thuốc chống viêm, giảm đau, kháng sinh, ức chế miễn dịch.

Su-dung-thuoc-de-dieu-tri-noi-cham-do-tren-da-hieu-qua-va-nhanh-chong.webp

Sử dụng thuốc để điều trị nổi chấm đỏ trên da hiệu quả và nhanh chóng

Điều trị bằng mẹo dân gian

Trong dân gian có rất nhiều mẹo điều trị tình trạng nổi chấm đỏ trên da không ngứa tại nhà. Các mẹo dân gian này thường sử dụng nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên nên rất an toàn với sức khỏe. Một số mẹo mà bạn có thể tham khảo là:

  • Sử dụng lá sả: Sả có tác dụng sát khuẩn, chống viêm và làm dịu da rất tốt. Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng nổi chấm đỏ ở tay, chân bạn có thể dùng lá sả để tắm. Thực hiện đều đặn hàng ngày để các nốt mẩn đỏ nhanh chóng biến mất.
  • Tiến hành chườm lạnh: Chườm lạnh là biện pháp hữu hiệu giúp giảm viêm, làm dịu da, giảm các chấm đỏ và biến chứng liên quan. Bạn có thể áp dụng phương pháp này bất cứ khi nào nếu muốn nhằm giảm mẩn đỏ trên da hiệu quả.
  • Đắp bột yến mạch: Sử dụng mặt nạ bột yến mạch có thể cải thiện tình trạng nổi chấm đỏ không ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân. Vì bột yến mạch có tác dụng chống viêm, tẩy tế bào chết và giúp thông thoáng lỗ chân lông.

Điều trị tình trạng nổi chấm đỏ trên da không ngứa bằng mẹo dân gian là phương pháp đơn giản và an toàn với sức khỏe. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ và hiệu quả tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Trong trường hợp các chấm đỏ có dấu hiệu lan rộng, viêm, loét cần đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.

Thảo dược hỗ trợ cải thiện tình trạng nổi chấm đỏ trên da không ngứa

Để cải thiện tình trạng nổi chấm đỏ trên da và không ngứa, ngoài sử dụng thuốc tây nên kết hợp các thảo dược tự nhiên. Một số loại thảo dược, thành phần từ tự nhiên được sử dụng rộng rãi giúp cải thiện tốt tình trạng nổi chấm đỏ trên da không ngứa như: Cao gan, cao nhàu,... có công dụng tăng cường chức năng gan, thận, hỗ trợ quá trình lọc máu, bảo vệ tế bào, nâng cao khả năng miễn dịch và sức đề kháng, giúp đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể.

Thực tế, có rất nhiều đã chứng minh hiệu quả của nhàu trong việc chống dị ứng, và giảm nhanh các triệu chứng mẩn đỏ, ngứa trên da. Bên cạnh đó, còn có tác dụng tăng cường thải độc ở thận và tăng cường hệ miễn dịch.

Su-dung-cao-nhau-de-cai-thien-tinh-trang-noi-cham-do-tren-da-khong-ngua-hieu-qua.webp

Sử dụng cao nhàu để cải thiện tình trạng nổi chấm đỏ trên da không ngứa hiệu quả

>>> XEM THÊM: Trái nhàu - Bước tiến mới trong cải thiện mề đay mẩn ngứa tái phát

Bài viết trên là những kiến thức bổ ích giúp bạn cải thiện nhanh tình trạng nổi chấm đỏ trên da và không ngứa. Nếu bạn còn thắc mắc gì, hãy để lại comment hoặc số điện thoại bên dưới phần bình luận, chúng tôi sẽ giải đáp sớm nhất.           

Link tham khảo:

https://www.healthline.com/health/skin/red-spots-on-skin#heat-rash

https://www.verywellhealth.com/red-spots-on-skin-5112642

https://www.enkiverywell.com/red-dots-on-skin-not-itchy.html

Bình luận

Bài viết nổi bật