Nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt: Nguyên nhân và cách trị hiệu quả

Nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt là triệu chứng phổ biến và có thể xuất hiện ở bất kỳ ai. Tuy nhiên, việc xác định điều gì gây nổi mẩn ngứa không đơn giản bởi tình trạng này là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý khác nhau. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về chủ đề này, bạn đừng bỏ qua nhé!

Nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi mẩn ngứa như muỗi đốt. Dưới đây là một số yếu tố điển hình:

Dị ứng

Dị ứng là nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt hàng đầu và histamin được coi là “thủ phạm” chính. Khi một phản ứng xảy ra, hệ miễn dịch sẽ kích hoạt tế bào mast giải phóng histamin vào máu. Được phóng thích, histamin dạng tự do sẽ phá vỡ các mô liên kế gần nó, khiến chất lỏng rò rỉ khỏi mạch máu, tích tụ trong da, từ đó hình thành sưng, phù và đỏ. Nổi mẩn đỏ ngứa là kết quả của quá trình này.

Thực tế, con người có thể bị dị ứng với bất cứ thứ gì, từ đồ ăn, thức uống đến cả thời tiết… Tình trạng này đang không ngừng gia tăng và có xu hướng phát triển ở mọi mặt, gồm cả mức độ và độ tuổi mắc bệnh.

di-ung-noi-man-do.jpg

Các bệnh ngoài da

Nổi mẩn đỏ ngứa là triệu chứng của rất nhiều bệnh ngoài da, điển hình là: Mề đay, viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng… Cùng với sẩn phù thì mẩn đỏ ngứa là điểm đặc trưng của bệnh mề đay, bên cạnh triệu chứng phù mạch. Không giống cơn ngứa thông thường vì chỉ cần xoa hay chà xát nhẹ nhàng lên da sẽ dịu bớt, những nốt mẩn đỏ ngứa do mề đay gây ra rất dữ dội, đau đớn và có thể kèm theo cảm giác nóng rát. Đặc biệt, càng gãi vết mẩn lại càng ngứa và có xu hướng lan sang những vùng da khác, rất bứt rứt và khó chịu.

Nhiễm giun sán, ký sinh trùng

Nếu bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt trong thời gian dài không dứt, bạn hãy nhớ lại bản thân đã tẩy giun định kỳ chưa, bởi rất có thể đây chính là nguồn cơn gây ngứa bấy lâu. Cũng từ thực tế cho thấy, không ít trường hợp bị ngứa, nổi mẩn liên tục và không xác định được nguyên nhân gây bệnh, đến khi xét nghiệm ký sinh trùng mới cho kết quả, đó là mắc giun sán. Giun sán có thể xâm nhập vào cơ thể người qua nhiều cách khác nhau, chúng làm tổ, phát triển và chờ đến thời điểm thích hợp sẽ tấn công vật chủ. Lúc này, giun sán sẽ tiết chất độc vào máu và biểu hiện ra ngoài bằng những nốt mẩn đỏ ngứa, đi kèm là các hình ngoằn nghèo theo đường di chuyển của chúng.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, mẩn ngứa còn do nhiều yếu tố khác, chẳng hạn nhiễm trùng, các bệnh về gan, thận…

Xử lý nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt thế nào?

Dù khá phổ biến nhưng tình trạng mẩn đỏ ngứa ở mỗi người là khác nhau, cả về mức độ lẫn tính chất bệnh gây ra. Tuy nhiên, nguyên tắc điều trị chung hiện nay vẫn hướng đến việc tránh các tác nhân gây bệnh và xử lý những thương tổn bên ngoài.

Tránh tác nhân gây bệnh

Để điều trị mẩn đỏ ngứa hiệu quả, yếu tố quan trọng nhất là cần xác định tác nhân gây bệnh và tránh tiếp xúc lại. Vậy nhưng, với những bệnh lý về da và liên quan mật thiết đến cơ địa như mề đay, mẩn ngứa… tìm được nguyên nhân đã khó, chứ chưa xét đến việc loại bỏ nó. Điều này đặt ra không ít khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị, dẫn đến tâm lý chán nản ở người bệnh. Vì vậy, một gợi ý dành cho bạn, đó là hãy ghi tất cả mọi thứ vào nhật ký, bao gồm: Ăn những gì? Đang dùng thuốc nào? Thời tiết hôm nay ra sao? Đã tiếp xúc với cái gì?… càng chi tiết và cụ thể càng tốt. Điều này sẽ giúp bác sĩ sớm tìm ra tác nhân gây bệnh cho bạn và là cơ sở để xây dựng một phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Xử lý ngứa bên ngoài

Nếu mẩn ngứa đi kèm với sưng hoặc viêm, bạn có thể chườm đá hay khăn lạnh lên vùng da bị ảnh hưởng. Hơi lạnh sẽ làm dịu cơn ngứa, giảm sưng và ngăn không cho vết mẩn mới nổi lên. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một vài mẹo nhỏ dưới đây:

  • Bôi hỗn hợp baking soda hoặc bột yến mạch với một chút nước lên khu vực bị ngứa. Các dưỡng chất có trong đó sẽ làm mềm da, giảm đau và sưng.
  • Sử dụng thảo dược đã được chứng minh có tác dụng hỗ trợ giảm mẩn ngứa, dị ứng như nhàu, lá trầu không...
  • Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt, uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm mát hoặc có tác dụng kháng viêm như gừng, tỏi… đều rất tốt.
  • Khi bị ngứa, hạn chế sử dụng mỹ phẩm hay tiếp xúc với các chất tẩy rửa mạnh nhằm làm giảm nguy cơ dị ứng kèm theo.
  • Cân nhắc sử dụng các thuốc chống dị ứng nếu quá ngứa, nhưng cần hỏi ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ có chuyên môn để tránh gặp tác dụng không mong muốn.

Bình luận

Bài viết nổi bật