Nổi đốm đỏ trên da là bệnh gì, nguy hiểm không? Chuyên gia tư vấn

Nổi đốm đỏ trên da hay phát ban là biểu hiện thường gặp trên cơ thể, do một vùng da bị kích thích hoặc sưng tấy. Khi bạn xuất hiện nốt đỏ trên da, đây có thể là một dấu hiệu bình thường hoặc báo hiệu của bệnh lý. Vậy đâu là nguyên nhân gây nổi đốm đỏ trên da? Căn bệnh này có nguy hiểm không? Cách chữa trị hiệu quả là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thêm thông tin chi tiết!

Nổi đốm đỏ trên da là bệnh gì?

Nổi đốm đỏ trên da do nhiều nguyên nhân gây ra. Thông qua việc xác định sự thay đổi trên da gần đây (thường xảy ra lần đầu tiên và kéo dài dưới 1-2 tuần) sẽ giúp thu hẹp phạm vi nguyên nhân. Ngoài ra có thể xét đến vị trí và mức độ nổi mẩn trên cơ thể. Một số nguyên nhân gây nổi đốm đỏ trên da thường gặp là: 

Viêm da tiếp xúc dị ứng

Viêm da tiếp xúc là phản ứng xuất hiện khi da tiếp xúc với chất gây kích ứng hoặc chất gây dị ứng (thường xảy ra sau 48-72 giờ tiếp xúc). Các triệu chứng có thể bao gồm phát ban, nổi mẩn, mụn nước, ngứa và rát.

Xà phòng, bột giặt, nước xả vải, dầu gội đầu hay thậm chí tiếp xúc quá nhiều với nước đều có thể gây viêm da tiếp xúc. Các vật dụng khác có thể gây ra phản ứng là kim loại (niken, một thành phần của thép không gỉ và hợp kim được sử dụng để làm đồ trang sức), chất kết dính, sơn móng tay, thuốc bôi và găng tay cao su.

Thông thường, viêm da tiếp xúc sẽ có thể tự khỏi khi không còn sự tương tác giữa cơ thể với chất kích ứng. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp xuất hiện những phản ứng nghiêm trọng hơn và kéo dài, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.

viem-da-tiep-xuc-la-nguyen-nhan-pho-bien-gay-noi-dom-do-tren-da.jpg

Viêm da tiếp xúc là nguyên nhân phổ biến gây nổi đốm đỏ trên da

Nổi mề đay (mày đay)

Nổi mề đay (hay mày đay) là một tình trạng da phổ biến, gây xuất hiện các nốt mẩn ngứa có màu hồng đến đỏ. Triệu chứng này xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể và thường kéo dài vài giờ đến vài ngày. Nổi mề đay có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, thường gặp bao gồm:

  • Do thuốc, đặc biệt là aspirin, ibuprofen, naproxen, thuốc giảm đau gây mê và thuốc kháng sinh. 
  • Nhiễm virus, vi khuẩn hoặc nấm. 
  • Dị ứng với môi trường như côn trùng cắn, phấn hoa, nấm mốc và lông động vật. 
  • Dị ứng thực phẩm như dâu tây, trứng, quả hạch và động vật có vỏ. 
  • Tiếp xúc vật lý như nhiệt, lạnh, nước, ánh sáng mặt trời và áp suất không khí. 

Nổi đốm đỏ do bệnh ghẻ

Ghẻ là bệnh truyền nhiễm trên da do một loài ký sinh trùng mang tên Sarcoptes scabiei gây ra. Bệnh ghẻ gặp ở mọi dân tộc, mọi lứa tuổi, cả hai giới và ở mọi trình độ kinh tế xã hội. Trong đó, gặp nhiều ở các đối tượng thường xuyên làm việc ở môi trường không đủ vệ sinh và trẻ nhỏ có hệ miễn dịch kém.

Khi một người trong gia đình bị ghẻ thì sẽ rất dễ lây lan cho các thành viên còn lại. Ngay cả khi một người chưa xuất hiện các triệu chứng, họ vẫn có thể truyền bệnh cho người khác. Ít phổ biến hơn, nó có thể lây lan khi dùng chung khăn tắm, quần áo hoặc giường. Mặc dù vậy, thường phải tiếp xúc da trong thời gian dài với người bệnh thì mới bị lây. Ngoài triệu chứng nổi mẩn đỏ trên da còn kèm theo ngứa ngáy, nổi mụn nhọt.

benh-ghe-gay-ra-noi-man-do-tren-da-va-co-kem-theo-ngua-ngay.jpg

Bệnh ghẻ gây ra nổi mẩn đỏ trên da và có kèm theo ngứa ngáy 

Bệnh zona thần kinh 

Bệnh zona hay herpes zoster, là chứng phát ban gây đau đớn do virus varicella-zoster, cùng một loại virus gây ra bệnh thủy đậu. Sau khi một người khỏi bệnh thủy đậu, virus đang ở trạng thái ngủ (không hoạt động) trong một số dây thần kinh. Khi chúng ta già đi hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu sẽ không đủ mạnh để kiểm soát virus. Bệnh zona xảy ra nếu virus hoạt động trở lại, phát triển trên các dây thần kinh tiếp cận da và gây ra triệu chứng xuất hiện dưới dạng nốt chấm đỏ thường có nước bên trong, cảm giác đau.

Bệnh này thường xảy ra ở những người trên 50 tuổi. Những người ở độ tuổi 70 có nguy cơ mắc bệnh zona cao hơn 15 lần so với những người trẻ tuổi. Hầu hết những người bị bệnh zona sẽ không tái phát. Tuy nhiên, trong những trường hợp hiếm hoi, bệnh có thể xuất hiện trở lại.

Nổi đốm đỏ trên da có nguy hiểm không?

Hầu hết tình trạng nổi mẩn đỏ trên da và ngứa không gây nguy hiểm, trừ khi chúng xuất hiện do bệnh truyền nhiễm, chẳng hạn như zona hoặc ghẻ. Nhiều trường hợp sẽ tự biến mất sau một thời gian. Thông thường, bạn nên theo dõi nơi nổi mẩn trong vài ngày để xem liệu tình trạng có thuyên giảm một chút và tự hết hay không. Nếu sau vài ngày, các đốm đỏ trên da không giảm mà có dấu hiệu lan rộng hoặc ngứa ngáy nhiều hơn, bạn cần đến cơ sở khám chữa bệnh da liễu để được chẩn đoán chính xác.

di-kham-da-lieu-neu-tinh-trang-man-do-keo-dai-hoac-tram-trong-hon.jpg
Đi khám da liễu nếu tình trạng mẩn đỏ kéo dài hoặc trầm trọng hơn

Cách chữa khi bị nổi đốm đỏ trên da

Mỗi một nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ trên da đều có những cách chữa khác nhau. Để an toàn, khi thấy có dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác. Ngoài ra thì bạn có thể áp dụng những phương pháp điều trị sau:

Sử dụng thuốc tây điều trị nổi đốm đỏ trên da

Một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị các đốm đỏ trên da bao gồm:

  • Thuốc kháng histamin H1: Các loại thuốc kháng histamin H1 thường được sử dụng do có khả năng ức chế chất trung gian gây phản ứng dị ứng, cải thiện tình trạng sưng nóng, đỏ, giảm ngứa và đau tại vị trí nổi mẩn. Dùng trong điều trị viêm da tiếp xúc, mày đay mẩn ngứa,…
  • Dung dịch nước sát khuẩn: Nếu da nổi đốm đỏ do bệnh zona, viêm da tiếp xúc dị ứng hoặc côn trùng đốt, một số loại dung dịch sát khuẩn như nước muối sinh lý, thuốc tím metyl 1%,… hay được sử dụng. Các loại thuốc có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm, làm dịu da, giảm cảm giác kích ứng.
  • Thuốc bôi: Các loại thuốc bôi trên thị trường hiện nay thường chứa panthenol, ceramides, vitamin E và glycerin. Các loại thuốc này có tác dụng làm dịu da, nuôi dưỡng và tái tạo làn da, giảm viêm, giảm ngứa.

Các biện pháp giúp cải thiện nổi đốm đỏ trên da ngay tại nhà

Bạn có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của các vết mẩn đỏ trên da thông qua một số phương pháp đơn giản như sau:

Dầu ô liu giảm nổi đốm đỏ trên da

Dầu ô liu là sự lựa chọn tuyệt vời để cải thiện và tái tạo làn da. Đặc tính chống viêm và kháng khuẩn của dầu ô liu rất tốt cho chứng phát ban do viêm da kích ứng và viêm da tiếp xúc dị ứng. Với dầu ô liu, bạn có thể cho thêm mật ong, bột nghệ để thoa lên vết mẩn ngứa một vài lần/ngày.

Dầu dừa cải thiện đốm đỏ trên da

Dầu dừa sẽ giúp cung cấp nước cho da và làm dịu các triệu chứng mẩn ngứa. Không giống như dầu ô liu, dầu dừa có độ đặc sệt, điều này bảo vệ các nốt đốm đỏ trên da khỏi tác nhân gây bệnh bên ngoài. 

 

dau-dua-lam-giam-tinh-trang-noi-dom-do-tren-da-hieu-qua.jpg

Dầu dừa làm giảm tình trạng nổi đốm đỏ trên da hiệu quả 

Chườm lạnh hỗ trợ giảm nổi đốm đỏ trên da

Chườm lạnh là phương pháp điều trị phát ban đơn giản nhưng có công dụng tuyệt vời. Giúp làm giảm các triệu chứng sưng, nóng và mức độ nghiêm trọng của các nốt mẩn. Phương pháp này đặc biệt hữu ích khi các đốm đỏ bắt đầu nổi mụn nước. 

Để chườm lạnh, bạn có thể cho nước đá vào một túi nhựa hoặc ngâm một miếng vải trong nước lạnh. Lưu ý không bao giờ đặt đá trực tiếp lên da của bé, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Điều này có thể làm tê cóng và gây hại cho làn da mỏng manh của trẻ. 

Tắm bột yến mạch 

Phương thuốc này nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng nó đã được thực hiện trong nhiều năm để điều trị các vấn đề về da. Bột yến mạch có đặc tính làm dịu da cũng như chống viêm. 

Hãy hòa tan một cốc bột yến mạch đã xay mịn vào nước tắm ấm. Ngâm mình trong khoảng nửa giờ rồi rửa sạch bằng nước ấm. Bạn cũng có thể trộn sữa chua và mật ong với bột yến mạch để trị mẩn ngứa trên da mặt.

Sử dụng thảo dược hỗ trợ điều trị nổi đốm đỏ trên da

Các liệu pháp điều trị từ thiên nhiên đã được tin dùng từ xa xưa do đặc tính an toàn lại giảm được phản ứng phụ của các loại thuốc tây y đối với cơ thể và đặc biệt là làn da. 

Theo tài liệu, các chất chống oxy hóa, hàm lượng vitamin vượt trội được tìm thấy trong cây nhàu. Cao nhàu được sử dụng như một chất hỗ trợ giảm mẩn ngứa, chữa lành da tự nhiên và làm giảm tức thì các tình trạng viêm da. Ngoài ra, cao nhàu còn được tiến hành các nghiên cứu lâm sàng chứng minh chữa lành vết thương nên giúp thúc đẩy quá trình lành da do mẩn ngứa gãi nhiều tổn thương da.

nhau-cai-thien-man-ngua-hieu-qua.png

Nhàu là thảo dược quen thuộc giúp cải thiện tình trạng nổi đốm đỏ trên da kèm ngứa

Hy vọng các thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị nổi đốm đỏ trên da. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hãy để lại comment hoặc số điện thoại bên dưới phần bình luận, các chuyên gia sẽ giúp bạn giải đáp kịp thời nhé!

Bình luận

Bài viết nổi bật