Dị ứng nổi mề đay mẩn ngứa liên tục nên làm gì? Xem ngay!

Nổi mề đay đặc trưng bởi những nốt ban đỏ, sẩn phù nổi gờ trên bề mặt da và gây ngứa khó chịu. Không chỉ làm ảnh hưởng đến cuộc sống, mề đay mẩn ngứa còn khiến người bệnh tự ti, e ngại bởi làn da thâm sạm, xấu xí. Vậy dị ứng nổi mề đay là bệnh gì, nguyên nhân do đâu và điều trị thế nào?

Nổi mề đay là bệnh gì?

Mề đay là một phản ứng cấp hoặc mạn tính của mao mạch do dị ứng gây phù ở da và niêm mạc. Khi một phản ứng xảy ra, hệ miễn dịch sẽ kích hoạt tế bào mast giải phóng histamin tự do vào máu, từ đó gây tích tụ và rò rỉ chất lỏng trong da, tạo nên hiện tượng sưng viêm, nổi mẩn. Đồng thời, histamin cũng kích thích dây thần kinh cảm giác làm người bệnh thấy ngứa, nhất là vào ban đêm.

noi-man-ngua-do.jpg

Mề đay khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu

Các dạng mề đay thường gặp là:

- Mề đay toàn thân: Gây ngứa ngáy, khó chịu khi tiếp xúc với quần áo.

- Mề đay ở cổ: Tình trạng xuất hiện ở vùng da cổ, gây ngứa ngáy và vô cùng khó chịu cho người bệnh.

- Mề đay ở mặt: Gây mẩn ngứa ở vùng da mặt, nếu để lâu không chữa trị sẽ để lại thâm sẹo, mất thẩm mỹ nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây nổi mề đay

Nguyên nhân gây nên tình trạng mề đay có rất nhiều nhưng chủ yếu là do những yếu tố sau đây:

- Dị ứng thức ăn: Hải sản, thịt bò, trứng, sữa...

- Dị ứng thuốc: Cũng có một số trường hợp bị mề đay do dị ứng với các loại thuốc như: Thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau...

- Do côn trùng cắn: Nọc độc của côn trùng có thể là tác nhân gây ra mề đay. Ví dụ như ong, nhện, rết...

- Do dị ứng hóa mỹ phẩm: Việc sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc hoặc da phải thường xuyên tiếp xúc với hóa chất cũng có thể là nguyên nhân gây nổi mề đay, ngứa ngáy, khó chịu.

- Dị ứng thời tiết: Dị ứng thời tiết cũng có thể là nguyên nhân gây nổi mề đay. Thường thì những khi thời tiết oi bức, mề đay sẽ nổi lên, khi trời dịu mát thì bệnh sẽ thuyên giảm.

- Do yếu tố di truyền: Trong gia đình, nếu có người từng bị mề đay thì nguy cơ người ở thế hệ sau mắc bệnh này sẽ cao gấp 2 lần so với bình thường.

- Do vấn đề bệnh lý: Các bệnh lupus ban đỏ, bệnh tuyến giáp tự miễn, cryoglobulinemia,… có thể gây nổi mề đay, ngứa.

lupus-ban-do.jpg

Bị lupus ban đỏ cũng gây mề đay

Tuy nhiên, bạn có bao giờ thắc mắc: Cũng cùng ăn hải sản hoặc tiếp xúc với hóa chất hay bị côn trùng cắn mà có người bình thường, nhiều trường hợp lại phản ứng mạnh mẽ với dị nguyên? Tất cả được giải thích đó là do hệ miễn dịch của mỗi người, chức năng gan – thận khỏe yếu khác nhau. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, những người dễ bị mề đay thì chức năng gan thận suy giảm, việc lọc và đào thải độc tố kém. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch của họ cũng rối loạn, tế bào dễ bị tổn thương do suy kiệt năng lượng tế bào. Vậy triệu chứng của nổi mề đay như thế nào?

Triệu chứng nổi mề đay ai bị cũng gặp

Các biểu hiện của bệnh mề đay thường chỉ xuất hiện trong một vài ngày hoặc có thể kéo dài cả tuần khi người bệnh tiếp xúc với dị nguyên. Cũng tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà triệu chứng mề đay có thể mang những đặc điểm khác nhau. Cụ thể:

- Ngứa ngáy ngoài da: Đây chính là biểu hiện đầu tiên. Ở giai đoạn này, da của người bệnh sẽ lên mề đay giống như da gà, kèm theo đó là trạng thái ngứa ngáy, nóng rát vô cùng khó chịu. Nếu gãi sẽ dẫn đến tình trạng bong tróc, chảy máu và để lại các vết sẹo trên da.

- Mẩn đỏ, phát ban: Thường thì những nốt mẩn đỏ sẽ không đều màu, chúng mọc ở rải rác khắp nơi trên cơ thể người bệnh.

- Mụn nước: Đây là triệu chứng đặc trưng của chứng mề đay. Các mụn nước li ti sẽ liên tiếp xuất hiện tại nhiều vùng khác nhau trên cơ thể, chúng vỡ ra, lây lan sang những vùng da xung quanh.

- Khó thở: Khi bệnh biến chứng nặng sẽ gây khó thở, kéo theo những cơn trụy tim, rối loạn tiêu hóa, sốt cao,…

- Nhiễm trùng: Triệu chứng này xuất hiện khi tình trạng mề đay đã ở mức nghiêm trọng. Vết thương do gãi nếu không được chữa trị kịp thời, đúng cách sẽ dẫn đến nhiễm trùng, thậm chí là hoại tử da.

ngua-ngay.jpg

Ngứa ngáy là triệu chứng khó chịu nhất của mề đay

Nổi mề đay bao lâu thì hết và có lây không?

Chứng mề đay thường gặp ở những người có cơ địa nhạy cảm với các tác nhân gây dị ứng. Vậy nổi mề đay bao lâu thì hết? Theo các bác sĩ gia liễu, mề đay bao lâu hết còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là cơ địa của người bệnh. Nếu mề đay “làm phiền” người bệnh từ 6 tuần trở nên sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính. Ở giai đoạn này, thời gian điều trị cần kéo dài và khả năng phục hồi cũng lâu hơn nhiều so với các bệnh nhân được phát hiện bệnh sớm. Cũng theo một số công trình nghiên cứu, có tới hơn 50% số bệnh nhân mề đay phải chịu các tổn thương trong vòng 1 năm. Khoảng hơn 20% số người bệnh phải sống chung với các tổn thương kéo dài dai dẳng trong vòng 20 năm.

Mề đay không lây từ người sang người mà chỉ có thể tái phát nhiều lần trên cùng bệnh nhân. Vì thế, nếu đang băn khoăn: “Mề đay có lây không?” thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm là KHÔNG nhé!

Bị nổi mề đay phải kiêng gì?

Để tránh làm bệnh nặng hơn, người bị mề đay cần lưu ý:

- Tuyệt đối kiêng đồ cay nóng như: Tiêu, ớt.

- Tránh một số loại đồ ăn giàu protein như: Hải sản, socola, sữa,…

- Không sử dụng các chất kích thích như: Thuốc lá, cà phê.

- Giảm ăn đồ ngọt như: Kẹo, bánh sữa, đường, chè,…

- Kiêng tiếp xúc với nước nóng để tránh làm da bị tổn thương.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên tránh tiếp xúc với các tác nhân gây mề đay:

- Nếu dị ứng thời tiết thì nên tránh nơi nắng nóng, hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

- Nếu dị ứng đồ ăn thì nên kiêng những thực phẩm khiến mề đay bùng phát.

- Nếu bị dị ứng sữa tắm, sữa rửa mặt,... thì nên tạm dừng hoặc chuyển qua sử dụng sản phẩm khác an toàn hơn.

Cách chữa nổi mề đay dân gian tại nhà

Qua thăm khám và đưa ra kết luận bệnh, các chuyên gia thường chỉ định sử dụng thuốc trị mề đay gồm thuốc bôi ngoài da và thuốc kháng sinh đường uống. Ngoài việc sử dụng thuốc, cách chữa mề đay dân gian cũng được nhiều người lựa chọn áp dụng. Dưới đây là một số cách trị mề đay tại nhà bạn nên tham khảo:

Lá khế

Lá khế vốn là loại “thuốc” có sẵn trong vườn nhà, được dân gian thường xuyên sử dụng để chữa trị các bệnh về da, đặc biệt là mẩn ngứa, mề đay. Thành phần dược chất trong lá khế đặc biệt an toàn cho da nên mọi đối tượng đều có thể an tâm sử dụng. Bạn chỉ cần rửa sạch lá khế, sau đó nấu nước để tắm hàng ngày.

Củ gừng

Gừng không chỉ được nhắc đến là loại gia vị quen thuộc trong mỗi căn bếp Việt mà còn là bài thuốc quý giúp trị mề đay hiệu quả. Cách sử dụng như sau:

- Gừng đem rửa sạch, gọt vỏ rồi thái sợi.

- Cho giấm + đường phèn + nước đun đến khi cô đặc chỉ còn ½ dung dịch ban đầu thì tắt bếp và đổ ra bát.

- Dùng uống ngay khi còn ấm để đem lại hiệu quả chữa trị mề đay.

gừng.jpg

Gừng tươi giúp chữa mề đay tại nhà

Rau kinh giới

Không chỉ được nhắc đến là món rau thơm hấp dẫn, kinh giới còn được xem như bài thuốc quý trong vườn. Với tính mát, lành cho da, rau kinh giới giúp cải thiện đáng kể tình trạng mề đay. Cách dùng như sau:

- Lấy 1 nắm lá kinh giới vò nát và bôi lên vùng da mề đay.

- Thực hiện ngày 2 lần để các triệu chứng ngứa ngáy nhanh chóng thuyên giảm.

Tắm lá trà xanh

Trong lá trà xanh chứa rất nhiều chất như flavonoid,vitamin, tanin và nhiều khoáng chất có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, chống viêm, tăng cường độ ẩm. Vì vậy, trà xanh có thể làm dịu cơn ngứa do mề đay gây ra.

Cách dùng:

  • Lấy 1 nắm lá trà xanh tươi đã rửa thật sạch đem nấu với 3 lít nước.
  • Pha nước đã đun đó với nước sạch để tắm toàn thân hàng ngày, thực hiện liên tục cho đến khi tình trạng bệnh giảm dần.

Dùng lá bạc hà

Theo y học cổ truyền, lá bạc hà có khả năng giải độc, phong nhiệt nên được dùng nhiều cho các tình trạng về da khác nhau. Nghiên cứu cũng cho thấy, trong lá bạc hà chứa các hoạt chất như: Limonene, camphen, menthol có khả năng chống viêm khá tốt nên rất phù hợp với người bị mề đay, mẩn ngứa.

Để dùng lá bạc hà chữa mề đay, bạn rửa thật sạch lá, sau đó giã nhuyễn rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương trong vài phút, sau đó rửa lại với nước. Áp dụng 2 lần mỗi ngày để giảm ngứa nhanh hơn.

Trái Nhàu

Không chỉ được chứng minh trong các cuốn sách về y học cổ truyền, nhiều công trình nghiên cứu cho thấy trong nhàu còn chứa nhiều hoạt chất có tác dụng giúp chống dị ứng, kháng viêm, tăng cường miễn dịch. Nhờ đó sử dụng thảo dược này sẽ giúp người bệnh giảm được tình trạng mày đay, mẩn ngứa nhanh hơn.

Thay vì phải đun sắc phức tạp mà không lấy được hết các tinh chất chống dị ứng trong nhàu, bạn có thể tham khảo các sản phẩm hỗ trợ giảm mẩn ngứa, dị ứng, mày đay có thành phần chính là thảo dược này để sử dụng.

Dị ứng nổi mề đay mẩn ngứa là tình trạng gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày của người mắc phải. Do đó, ngay khi có dấu hiệu đầu tiên, bạn hãy áp dụng ngay các cách khắc phục trong bài viết nhé.

 

Bình luận

Bài viết nổi bật