Dị ứng lông chó mèo - Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Chó và mèo là những vật nuôi được rất nhiều người yêu mến hiện nay. Tuy nhiên, đối với người có cơ địa dị ứng với những thú cưng này thì việc tiếp xúc với chúng là điều khá khó chịu. Vậy nguyên nhân gây dị ứng lông chó mèo là do đâu? Dấu hiệu và cách xử lý vấn đề này như thế nào? Bài viết này sẽ cung cấp thêm thông tin cho bạn.

Nguyên nhân gây ra dị ứng lông chó mèo

Theo các chuyên gia, lông chó và lông mèo thực chất không phải nguyên nhân gây dị ứng. “Thủ phạm” thực sự là các protein có trong da, nước bọt, nước tiểu, mồ hôi bám lông của chó và mèo. Ở một số người, hệ miễn dịch của họ sẽ lầm tưởng protein này là những chất có hại, gây ra phản ứng dị ứng. 

Trong nhiều trường hợp, lông của chó và mèo có thể tích tụ các chất bụi hay phấn hoa, gây phản ứng dị ứng với những người bị kích thích bởi tác nhân này. Bên cạnh đó, di truyền cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ bị dị ứng với lông chó mèo. Bất kỳ động vật có lông nào đều có thể là tác nhân gây dị ứng, nhưng dị ứng ở chó và mèo là phổ biến nhất.

Những triệu chứng dị ứng lông chó mèo

Dị ứng lông chó, mèo khi tiếp xúc có thể gây ra nhiều triệu chứng trên đường hô hấp, da hay toàn thân. Các triệu chứng xuất hiện rất đa dạng từ mức độ nhẹ đến nặng. Cụ thể: 

  • Triệu chứng trên mắt: Khi chất gây dị ứng trên lông chó và mèo xâm nhập vào các lớp màng ở mắt sẽ làm sưng, ngứa màng, viêm mắt. 
  • Triệu chứng trên da: Vết cào hoặc liếm của chó và mèo có thể khiến vùng da của bạn bị nổi mẩn đỏ. Ngoài ra, bạn cũng có thể sẽ bị ngứa mắt sau khi vuốt ve động vật rồi đó chạm vào mắt.
  • Triệu chứng trên đường hô hấp: Dị ứng với lông chó hoặc lông mèo có khả năng gây ra các vấn đề về hô hấp nghiêm trọng. Ở những người có cơ địa rất nhạy cảm có thể bắt đầu ho, khó thở và thở khò khè sau khi hít phải chất gây dị ứng 15 đến 30 phút. Đôi khi những người này cũng bị phát ban dữ dội ở mặt, cổ và phần trên ngực.

Tiếp xúc với chó, mèo cũng có thể gây bệnh hen suyễn với các triệu chứng khác như:

  • Bị khó thở.
  • Cảm thấy tức ngực hoặc đau.
  • Khi thở ra có thể nghe thấy tiếng rít hoặc thở khò khè.
  • Khó ngủ do khó thở hoặc ho.

Nếu mức độ chất gây dị ứng trong cơ thể thấp hoặc độ nhạy cảm với hệ miễn dịch nhẹ, các triệu chứng có thể không xuất hiện cho đến vài ngày sau khi tiếp xúc với vật nuôi.

cac-trieu-chung-cua-di-ung-long-cho-meo.webp

Các triệu chứng của dị ứng lông chó mèo

Phải làm gì khi bị dị ứng lông chó mèo?

Khi phát hiện bản thân bị dị ứng với lông chó hoặc mèo, bạn có thể áp dụng những cách dưới đây:

Tránh các yếu tố kích thích gây dị ứng

Nếu có triệu chứng dị ứng, bạn nên tránh yếu tố kích thích bằng cách:

  • Đeo khẩu trang khi hút bụi. Máy hút bụi làm khuấy động các chất gây dị ứng có ở trên thảm, làm cho chúng xuất hiện nhiều hơn trong không khí và khiến tình trạng dị ứng trở nên ngày càng trầm trọng.
  • Hệ thống sưởi và điều hòa không khí có thể làm lan truyền các chất gây dị ứng trong nhà. Che các lỗ thông khí trong phòng ngủ bằng vật liệu lọc như vải thưa.
  • Thay quần áo và tắm rửa sạch sẽ sau khi tiếp xúc lâu với động vật vì chất gây dị ứng có thể từ động vật dính lên người bạn.
  • Nhờ người không bị dị ứng vật nuôi chải lông cho vật nuôi bên ngoài nhà để làm sạch lông cũng như vệ sinh hộp hoặc chuồng của thú cưng.
  • Tắm rửa cho thú cưng hàng tuần có thể làm giảm các chất gây dị ứng trong không khí.

Cách giảm triệu chứng dị ứng ngay tại nhà

Những người bị dị ứng với lông chó, mèo có thể sử dụng nước muối để rửa sạch, làm thông thoáng đường mũi. Thông qua việc sử dụng nước muối sinh lý, tình trạng hắt hơi, chảy nước mũi sẽ được kiểm soát. 

Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên quá lạm dụng nước muối sinh lý. Do nước muối mang tính hút ẩm cao, có thể làm khô niêm mạc mũi, kích thích phản ứng dị ứng.

giam-trieu-chung-di-ung-bang-cach-rua-mui-voi-nuoc-muoi.webp

Giảm triệu chứng dị ứng bằng cách rửa mũi với nước muối

>>> Xem thêm: Mẹo cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ do dị ứng

Điều trị dị ứng lông chó mèo bằng thuốc 

Trong quá trình điều trị dị ứng, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc sau để giảm triệu chứng của bệnh: 

Thuốc kháng histamin: Là thuốc chống dị ứng phổ biến được sử dụng để điều trị nhiều triệu chứng khác nhau, bao gồm: 

  • Thuốc viên hoặc siro kháng histamin clorpheniramin, loratadin hay cetirizine làm giảm sốt. 
  • Thuốc kháng histamin levocabastine có thể được sử dụng để giảm viêm mũi và kiểm soát các triệu chứng ở mũi. 
  • Thuốc kháng histamin azelastine làm giảm viêm mắt và được sử dụng trong điều trị vấn đề về mắt.

Thuốc thông mũi pseudoephedrine: Có thể được sử dụng kết hợp với thuốc kháng histamin để giảm các triệu chứng dị ứng. Thuốc có một số tác dụng phụ như căng thẳng, khó ngủ, tăng nhịp tim và tăng huyết áp.

Thuốc xịt mũi corticosteroid: Giảm viêm và cải thiện các triệu chứng dị ứng với  lông chó mèo ở đường hô hấp. Một số thuốc thuộc dạng này là budesonide, triamcinolone và mometasone.

Thuốc ức chế leukotriene: Có thể được dùng nếu bạn không thể dung nạp thuốc nào khác như thuốc kháng histamin hoặc thuốc corticosteroid, do có thể làm ảnh hưởng đến hành vi và tâm trạng của người bệnh. 

Thảo dược hỗ trợ điều trị dị ứng lông chó mèo

Một số loại thảo dược đã được nghiên cứu và chứng minh về tác dụng điều trị dị ứng như: 

  • Gừng: Được chứng minh về công dụng làm giảm viêm trong bệnh hen suyễn do dị ứng, vai trò điều hòa miễn dịch thể hiện bằng cách giảm biểu hiện mRNA cũng như mức protein của cytokine IL-4 và IL-5, có thể dẫn đến giảm mức kháng thể IgE huyết thanh, giảm sự xâm nhập của các tế bào viêm trong đường thở. 
  • Nhàu: Dịch chiết lá và quả nhàu có tác dụng ức chế sự kích hoạt tế bào mast, nên ức chế giải phóng histamin. Ngoài ra, nhàu còn được chứng minh khả năng ức chế các chất gây viêm khác như axit ursolic, rutin và kaempferol-3-O-α-L-rhamnopyranosyl- (1 → 6) -β-D-glucopyranoside. Qua đó có thể khẳng định khả năng chống lại các triệu chứng dị ứng cũng như viêm da dị ứng của dịch chiết nhàu.

nhau-giup-lam-giam-trieu-chung-man-ngua,-noi-me-day-do-di-ung-long-cho-meo.webp

Nhàu giúp làm giảm triệu chứng mẩn ngứa, nổi mề đay do dị ứng lông chó mèo

Phương pháp phòng ngừa dị ứng lông chó mèo

Phương pháp phòng ngừa dị ứng tốt nhất là tránh tiếp xúc với lông chó mèo. Tuy nhiên, ở mức độ dị ứng nhẹ và bạn muốn nuôi thì có thể tham khảo ý kiến bác sĩ. Lưu ý những điều sau để hạn chế tối đa khả năng xảy ra phản ứng dị ứng:

  • Chất gây dị ứng trong lông chó, mèo thường có khả năng dính cao. Vì vậy, bạn cần phải vệ sinh đồ chơi của thú cưng thường xuyên. 
  • Loại bỏ giấy dán tường, chà và lau sạch các bức tường, đồ gỗ trong nhà. Giữ cho các bề mặt trong nhà sạch sẽ và gọn gàng.
  • Nếu nhà bạn sử dụng thảm, hãy chọn loại thảm mỏng và thường xuyên làm sạch. Tốt hơn hết nên giặt chúng bằng nước nóng.
  • Không để thú cưng trong phòng ngủ của bạn.
  • Đi khám bác sĩ để theo dõi tình trạng của bạn.
  • Sử dụng máy lọc không khí để giảm cũng như loại bỏ các chất gây dị ứng cho chó và mèo khỏi không khí mà bạn hít thở.

Trên đây là một số thông tin về dị ứng lông chó, mèo. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại comment hoặc số điện thoại bên dưới phần bình luận, các chuyên gia sẽ kịp thời giải đáp cho bạn. 

Tài liệu tham khảo:

https://www.tandfonline.com/doi/full/10.3109/13880209.2014.920396

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25002809/

https://www.steadyhealth.com/articles/allergic-to-cats-and-dogs

Bình luận

Bài viết nổi bật