Nguyên nhân gây ngứa dị ứng và những cách điều trị hiệu quả

Ngứa dị ứng là triệu chứng thường thấy của phản ứng dị ứng, bệnh mề đay, chàm,... Ngứa dị ứng không chỉ gây phiền toái đến đời sống sinh hoạt của người bệnh mà còn có thể để lại biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe. Chính vì vậy, cần hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng nhận biết và cách điều trị phù hợp, hiệu quả.

Tình trạng ngứa dị ứng là gì? 

Ngứa dị ứng là phản ứng tự nhiên của hệ thống miễn dịch chống lại các tác nhân lạ gây hại, nhằm bảo vệ cơ thể luôn khỏe mạnh. Ngứa dị ứng là triệu chứng thường gặp trong các bệnh như dị ứng, mề đay, chàm,... Triệu chứng thường nhẹ, không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nhưng trong một số trường hợp, ngứa dị ứng nghiêm trọng không chỉ gây khó chịu, cảm giác ngứa dữ dội, gãi liên tục sẽ dẫn đến tổn thương da, nhiễm trùng. Thậm chí còn có thể bị sốc phản vệ hay tử vong.

noi-me-day-co-tu-het-khong.jpg

Ngứa dị ứng là dấu hiệu nhận biết điển hình khi bị dị ứng, chàm, mề đay,..

Nguyên nhân gây ngứa dị ứng 

Nguyên nhân gây ngứa dị ứng không thể khẳng định chính xác mà phụ thuộc vào từng người bệnh. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Dị ứng: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra ngứa dị ứng. Những tác nhân dị ứng có rất nhiều như: Dị ứng với thức ăn (hải sản, thịt bò, trứng, các loại hạt,...), thời tiết, phấn hoa, lông động vật, thuốc,... Tình trạng dị ứng có thể xuất hiện các triệu chứng từ nhẹ đến nặng trên da, hô hấp hoặc đường tiêu hóa. Dị ứng thường sẽ được phát hiện sớm từ khi còn nhỏ. Nhiều tình trạng dị ứng có thể khỏi tuy nhiên đa số đều do yếu tố gen, do đó sẽ theo người bệnh suốt cuộc đời. Ở những đối tượng này, chỉ cần chú ý tránh tiếp xúc với tác nhân dị ứng thì sẽ không nguy hiểm.
  • Bệnh chàm (eczema): Chàm là bệnh da liễu không gây nguy hiểm nhưng xuất hiện các triệu chứng mẩn đỏ, ngứa dị ứng kéo dài ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của người bệnh. Đây là tình trạng bệnh lý có nguyên nhân chính do gen di truyền và phát tác khi có bị tác động bởi các yếu tố môi trường (bụi cát, thuốc lá, xà phòng, chất tẩy rửa,...).
  • Nổi mề đay (mày đay): Ngứa dị ứng kèm mẩn đỏ là triệu chứng điển hình của bệnh nổi mề đay, có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Nếu cấp tính thì thường ngứa dị ứng thường xuất hiện rầm rộ, sẽ khỏi hoàn toàn và hiếm tái phát. Ngược lại, nếu là mề đay mạn tính, tuy các triệu chứng không rầm rộ nhưng kéo dài và tái phát nhiều lần gây khó chịu.

Ngoài các nguyên nhân trên, còn một số bệnh lý khác cũng có thể xuất hiện ngứa dị ứng như vảy nến, viêm da thần kinh, tiểu đường, bệnh tuyến giáp, giun sán,...

Mặc dù ngứa dị ứng phụ thuộc vào phản ứng của hệ thống miễn dịch ở từng người nhưng những đối tượng sau có thể dễ xuất hiện các bệnh gây ra ngứa dị ứng hơn người khác:

  • Trẻ nhỏ: Do hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, còn yếu nên trẻ nhỏ có nguy cơ khá cao phản ứng lại các tác nhân dị ứng.
  • Nếu bị hen suyễn hay bệnh dị ứng khác thì bạn nên cẩn trọng do cơ địa nhạy cảm hơn với mùi, vị, không khí và các tác nhân lạ, rất dễ dị ứng. 
  • Dị ứng có tính di truyền. Do đó, nếu người thân có tiền sử viêm mũi dị ứng, nổi mề đay, chàm thì bạn cũng cần chú ý và tránh các tác nhân này.

me-day-man-ngua-o-tre-so-sinh-1.jpg

Trẻ em có nguy cơ bị ngứa dị ứng cao do hệ miễn dịch còn yếu

>>> Xem thêm: Các dạng dị ứng thường gặp ở trẻ

Đặc điểm của ngứa dị ứng và biến chứng

Các triệu chứng của dị ứng thường xuất hiện sau vài phút hoặc có thể là trong vài giờ kể từ khi cơ thể tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Các nốt ngứa thường có màu đỏ hoặc hồng, xuất hiện riêng rẽ nhưng khi mọc dày lên sẽ tụ thành từng đám. Đặc biệt, ngứa nhiều thì càng muốn gãi hơn nữa và có thể lan sang những vùng da lành.

Triệu chứng dị ứng mặc dù gây khó chịu cho người bệnh nhưng hầu hết đều nhẹ. Trong một số trường hợp nặng có thể biến chứng gây sốc phản vệ hay nghiêm trọng hơn là tử vong nếu không xử trí kịp thời. Bạn có thể nhận biết sốc phản vệ bằng các dấu hiệu đặc trưng như:

  • Co thắt đột ngột đường thở, cảm thấy khó thở.
  • Nhịp tim tăng nhanh.
  • Sưng lưỡi và miệng.

Khi nào tình trạng ngứa dị ứng của bạn cần đến gặp bác sĩ?

Nếu không chữa trị kịp thời, phản ứng dị ứng có thể đe dọa tính mạng của bạn. Do đó, bạn cần đi khám bác sĩ ngay nếu mức độ ngứa dị ứng tiến triển nặng thêm, cụ thể như sau:

  • Kéo dài hơn hai tuần và không cải thiện sau khi tự chăm sóc tại nhà.
  • Ngứa dị ứng ảnh hưởng nghiêm trọng, gây mất tập trung, khó chịu nhiều.
  • Tình trạng ngứa dị ứng xuất hiện đột ngột, không tìm được nguyên nhân.
  • Xảy ra kèm theo các triệu chứng khác như bị giảm cân, sốt hoặc đổ mồ hôi ban đêm.
  • Nổi mẩn đỏ, lở loét, nốt nổi mẩn lan rộng, sưng nóng, sốt cao.

kham-da-lieu-binh-duong1.jpg

Bạn nên đi khám bác sĩ da liễu khi tình trạng dị ứng sau nhiều ngày không giảm

Cách điều trị ngứa dị ứng thường dùng

Triệu chứng ngứa dị ứng tuy nhẹ nhưng khó điều trị dứt điểm vì liên quan đến hệ thống miễn dịch và tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Dưới đây là những cách điều trị phổ biến hiện nay.

Dùng thuốc điều trị ngứa dị ứng

Tùy thuộc vào loại và mức độ ngứa dị ứng mà bác sĩ sẽ cân nhắc kê các loại thuốc khác nhau, bao gồm: 

  • Thuốc kháng histamin: Histamin tham gia vào phản ứng viêm và được coi là chất trung gian gây ngứa dị ứng. Vì vậy, thuốc kháng histamin được xem là thuốc đầu tay trong điều trị ngứa dị ứng, giúp ức chế phản ứng dị ứng. Cetirizine, diphenhydramine, chlorpheniramine,... là các hoạt chất kháng histamin thường dùng.
  • Nhóm thuốc corticoid: Corticoid dùng trong điều trị dị ứng thường ở dạng thuốc bôi ngoài da. Thuốc có tác dụng chống viêm, chống dị ứng do làm co mạch, ức chế các chức năng của bạch cầu và biến đổi phản ứng miễn dịch. Từ đó, cải thiện được phản ứng ngứa dị ứng. Tuy nhiên, nếu dùng trong thời gian dài có thể gây tác dụng phụ là teo da.   

Cách trị ngứa dị ứng không dùng thuốc

Dị ứng đem lại cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Dưới đây là một số cách giảm ngứa dị ứng bạn có thể áp dụng tại nhà:

  • Dùng khăn lạnh chườm hoặc tắm nước lạnh: Chườm lạnh giúp giảm tình trạng sưng tấy và mẩn đỏ do ngứa dị ứng. Đồng thời, còn giúp làm dịu da, giảm ngứa ngáy.
  • Uống nhiều nước: Uống nước là cách đơn giản nhưng lại giúp ích rất nhiều cho quá trình đào thải chất độc, dị nguyên ra khỏi cơ thể. Nhờ đó mà giúp giảm triệu chứng nhanh chóng, an toàn và không tốn kém.
  • Kem có chứa vitamin B5 hoặc kẽm: Vitamin B5 và kẽm giúp hỗ trợ giảm ngứa dị ứng. Bởi thành phần vitamin B5 có công dụng dưỡng ẩm sâu, kích thích phục hồi da và làm dày hàng rào bảo vệ cho cơ thể. Trong khi đó, kẽm làm dịu vùng da tổn thương, ngăn ngừa viêm nhiễm và sát trùng.
  • Tắm lá chè xanh chữa dị ứng: Tanin trong lá chè xanh giúp tạo phức chất chelat (một dạng muối) với các gốc tự do, kim loại nặng, chất độc,... giúp loại bỏ những thành phần xấu này. Thêm vào đó, nhờ có tính mát, khả năng thanh nhiệt giải độc, lành sẹo nhanh mà chè xanh được nhiều người sử dụng khi điều trị các bệnh ngoài da như ngứa dị ứng, mề đay, chàm,...
  • Dùng bột yến mạch chữa dị ứng: Bột yến mạch được biết đến là một loại thực phẩm dinh dưỡng và có công dụng làm đẹp da tuyệt vời. Ngoài ra, bột yến mạch còn giúp chữa ngứa dị ứng nhờ thành phần kẽm dồi dào. Trộn yến mạch với nước sạch hay sữa đắp lên da, vùng tổn thương do kích ứng, ngứa dị ứng có thể làm dịu da hơn, giữ ẩm, giảm khô da và chống lại các thành phần dị ứng.
  • Giảm ngứa dị ứng nhờ trà hoa cúc: Một thức uống thanh lọc cơ thể hiệu quả không thể bỏ qua là trà hoa cúc. Nhờ đó, trà hoa cúc sẽ giúp giảm tình trạng ngứa dị ứng hiệu quả, đồng thời tăng cường hoạt động bài tiết để da luôn được thoải mái.
  • Dùng bạc hà chữa ngứa dị ứng: Thành phần acid salicylic và vitamin A có trong bạc hà có tính kháng khuẩn, điều hòa tuyến bã nhờn, làm sạch da, chống viêm, cải thiện tình trạng ngứa do dị ứng.
  • Cao nhàu: Thành phần polysaccharides có trong cao nhàu kích thích sản sinh tế bào lympho T, giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, giảm ngứa và chống lại các tác nhân lạ gây dị ứng. Đặc biệt, cao nhàu đã được tiến hành nghiên cứu tại Nhật Bản có tác dụng chống dị ứng hiệu quả nhờ chứa các thành phần hoạt chất MCL-ext, MCF-ext,...
  • Cao gan: Chứa lượng lớn flavonoids, đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích sản xuất các tế bào lympho T, lympho B, tế bào NK và tế bào bạch cầu trung tính giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, cao gan còn có tác dụng hỗ trợ, tăng cường chức năng gan, giúp đào thải chất độc và các dị nguyên gây dị ứng.

cay-nhau-va-cong-dung-cua-nhau-trong-dieu-tri-cao-huyet-ap.jpg

Nhàu chứa nhiều các thành phần chống dị ứng đã được nghiên cứu lâm sàng

Phòng ngừa tình trạng ngứa dị ứng

Ngứa dị ứng có thể để lại sẹo hoặc các tổn thương trên da gây mất thẩm mỹ. Để hạn chế tình trạng ngứa dị ứng, một số lưu ý cần biết bao gồm:

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Đây là cách đơn giản nhưng hiệu quả giúp bạn loại bỏ và phòng tránh các tác nhân dị ứng.
  • Tránh các tác nhân gây dị ứng: Nếu có cơ địa nhạy cảm thì bạn nên tránh xa các tác nhân phổ biến có thể gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, hải sản,...

Để nhanh chóng khỏi bệnh, ngoài việc dùng thuốc, người mắc còn cần có chế độ ăn uống hợp lý. Dưới đây là một số thực phẩm mà người bị dị ứng nên kiêng trong quá trình chữa bệnh.

  • Thực phẩm giàu protein: Bất kỳ loại thực phẩm nào cũng có thể gây dị ứng, nhưng thực phẩm giàu protein như hải sản, thịt đỏ, trứng, sữa, bơ lạc,... tiềm ẩn nguy cơ cao hơn.
  • Các món ăn cay nóng có thể là sở thích của nhiều người nhưng nếu như bị dị ứng hay cơ địa nhạy cảm thì bạn nên bỏ qua. Bởi tính cay nóng làm kích thích các phản ứng dị ứng xảy ra.
  • Đường - muối: Theo các chuyên gia, đường và muối có thể kích thích cơn ngứa phát triển mạnh mẽ hơn do tác động vào dây thần kinh ngoại biên. 
  • Thức uống chứa cồn, các chất kích thích: Khi bị dị ứng, bạn không nên sử dụng các thức uống có cồn hay chất kích thích. Bởi lẽ, đây là các tác nhân kích hoạt dây thần kinh gây ngứa, làm gan, hệ miễn dịch suy yếu. Điều này không hề có lợi cho quá trình điều trị và kéo dài thời gian khỏi bệnh.

loi-keo-nguoi-khac-uong-ruou-bia_1311211905.jpg

 Đồ uống có cồn kích thích phản ứng ngứa dị ứng

Trên đây là toàn bộ thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ngứa dị ứng. Mong rằng thông tin trên hữu ích đối với bạn đọc, giúp tự phòng tránh, phát hiện được bệnh và xử trí hiệu quả để tránh các biến chứng không đáng có. Nếu bạn còn thắc mắc gì, hãy ghi lại comment hoặc SĐT xuống bên dưới phần bình luận để được tư vấn nhé!

Link tham khảo

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/itchy-skin/diagnosis-treatment/drc-20355010

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/11879-pruritus

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/guide/skin-conditions-pruritus

 

Bình luận

Bài viết nổi bật