Uống thuốc dị ứng bao lâu thì có tác dụng? Tư vấn từ chuyên gia

Uống thuốc dị ứng bao lâu thì có tác dụng là thắc mắc của không ít người mỗi khi bị dị ứng làm phiền. Dị ứng ảnh hưởng đến tất cả chúng ta theo những cách khác nhau, nhẹ thì ngứa da, phát ban, nặng hơn là ho, sốt, nghẹt mũi... Lúc này, việc uống thuốc dị ứng để làm dịu hệ miễn dịch rất cần thiết. Vậy dùng thuốc dị ứng bao lâu thì có hiệu quả?

Uống thuốc dị ứng bao lâu thì có tác dụng?

Dị ứng là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch khi nhầm lẫn một chất vô hại với thứ gì đó đặc biệt nguy hiểm nên tấn công hàng loạt. Khi chất gây dị ứng xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ giải phóng histamin và bám vào các thụ thể trên những tế bào khác làm chúng bị sưng lên, gây ra tình trạng viêm. Thuốc kháng histamin (gọi chung là thuốc dị ứng) hoạt động bằng cách ngăn chặn histamin gắn vào thụ thể, từ đó giảm triệu chứng.

Tuy nhiên, khi bệnh nhân gặp phải các phản ứng dị ứng trầm trọng, chẳng hạn: Nổi mề đay cấp tính, hắt hơi liên tục, chảy nước mắt nhiều... uống thuốc có thể cải thiện rất tốt. Vậy uống thuốc dị ứng bao lâu thì có tác dụng?

UỐNG-THUỐC-DỊ-ỨNG-BAO-LÂU-THÌ-CÓ-TÁC-DỤNG.jpg

Uống thuốc dị ứng bao lâu thì có tác dụng?

Có nhiều loại thuốc dị ứng thuộc nhóm kháng histamin, nhưng phổ biến nhất là cetirizin và loratadin. Trong đó, loratadin cho hiệu quả cải thiện dị ứng sau khi uống từ 1-3 giờ và đạt hiệu quả cao nhất sau 8-12 giờ. Thuốc thường kéo dài trong 24 giờ ở hầu hết bệnh nhân, vì vậy thuốc được dùng một lần mỗi ngày.

Mặc dù không giúp giảm đau nhanh chóng như một số thuốc kháng histamin khác, nhưng loratadin không gây buồn ngủ ở hầu hết mọi người và thích hợp để sử dụng hàng ngày. loratadin có tác dụng kéo dài nên cần ít nhất 24 giờ, bạn mới thấy các triệu chứng thuyên giảm. Trong khi đó, cetirizin lại hoạt động rất nhanh và cho hiệu quả rõ rệt chỉ trong 1 giờ sau khi dùng thuốc.

Một số tác dụng phụ khi uống thuốc dị ứng

Cả cetirizin và loratadin đều là những thuốc dị ứng nhóm kháng histamin ít tác dụng phụ và an toàn với hầu hết mọi người. Một số tác dụng phụ bạn có thể gặp khi uống thuốc này gồm: Đau đầu, buồn ngủ, mệt mỏi, khô miệng, đau họng, chóng mặt, tiêu chảy, táo bón...

Ngoài ra, để thuốc phát huy tác dụng điều trị tối đa, trong khi sử dụng, người bệnh cần tránh uống rượu. Lý do là bởi rượu có thể làm tăng tác dụng an thần của thuốc. Cần lưu ý rằng, đây chỉ là nhóm thuốc điều trị triệu chứng mà không tác động vào cơ chế sinh bệnh. Chính vì vậy, điều quan trọng là người bệnh phải tuân theo các hướng dẫn, chỉ định, ngừng thuốc sớm khi các biểu hiện đã chấm dứt nhằm tránh lạm dụng thuốc.

Bình luận

Bài viết nổi bật