Bà bầu bị dị ứng ngứa phải làm sao nhanh khỏi và an toàn?

Bà bầu bị dị ứng ngứa phải làm sao là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu có thể bị dị ứng, xuất hiện các tình trạng như: Ngứa, phát ban đỏ,... Điều này vô cùng phổ biến và gây nên sự khó chịu cho các mẹ. Vậy làm thế nào để khắc phục? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích về dị ứng ở mẹ bầu trong bài viết dưới đây.

Tại sao bà bầu dễ bị dị ứng ngứa?

Theo thống kê, khoảng 40% số phụ nữ khi mang thai gặp phải tình trạng dị ứng ngứa. Tình trạng này thường xuất phát từ chính các biến đổi về tâm sinh lý của cơ thể trong thời kỳ mang thai, nhưng cũng có thể do một bệnh lý nào đó gây nên. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến gây dị ứng ngứa khi mang thai:

  • Sự thay đổi hormone: Gia tăng nồng độ hormone estrogen diễn ra trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể. Estrogen làm các mạch máu giãn ra và gây dị ứng ngứa.
  • Tiền sử khô da, chàm, dị ứng: Những bà mẹ có cơ địa dị ứng, da khô thì khi mang thai rất dễ gặp phải tình trạng dị ứng ngứa ở da.
  • Ứ mật thai kỳ: Đây là hiện tượng muối mật tích tụ ở da gây ngứa. Ứ mật thai kỳ thường đi kèm với các triệu chứng khác như chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, vàng da. Nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển bình thường của thai nhi.
  • Viêm nang lông: Người mẹ có tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn khi mang thai hoặc do sử dụng những sản phẩm bôi ngoài chống rạn da có thể dẫn tới viêm nang lông. Biểu hiện là da nổi mẩn đỏ ở nang lông, ngứa.

tinh-trang-ran-da-o-phu-nu-mang-thai-gay-ngua-kho-chiu  1.webp

Tình trạng rạn da ở phụ nữ mang thai gây ngứa, khó chịu

Khi bà bầu bị dị ứng ngứa phải làm sao?

Nguyên nhân sâu xa gây dị ứng là do hệ miễn dịch có vấn đề, do đó để điều trị khỏi hoàn toàn rất khó. Hướng điều trị chính là tránh tác nhân dị ứng và cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên, bà bầu là đối tượng đặc biệt nên trong điều trị ngứa dị ứng cần cân nhắc đến yếu tố nguy cơ/lợi ích và đặt tiêu chí an toàn cho mẹ và bé lên trên. Dưới đây là một số biện pháp phổ biến giúp cải thiện tình trạng bà bầu bị dị ứng ngứa an toàn, bao gồm:

Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, chế độ ăn kiêng khi mang thai không ngăn ngừa được bệnh dị ứng. Điều đó có nghĩa là phụ nữ mang thai không cần phải tránh các thực phẩm gây dị ứng phổ biến như đậu phộng, sữa hoặc lúa mì.

  • Mẹ bầu nên ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin A, D như sữa, ngũ cốc, rau, quả, cá, trứng và nấm. 
  • Đồng thời cần tránh đồ ăn cay nóng. 
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thường xuyên. Không nên dùng những sữa tắm gây khô da, kích ứng da. Sử dụng xà phòng tắm và xà phòng giặt dịu nhẹ.
  • Tắm trong nước ấm giúp giảm ngứa và tránh làm khô da.
  • Giảm nhiệt độ trong nhà và sử dụng máy tạo độ ẩm. Không khí khô và ấm có thể làm cho da bạn bị khô.
  • Không gãi, cào khi bị ngứa vì có thể khiến da tổn thương, làm gia tăng triệu chứng ngứa ở da.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng, lựa chọn các bài tập phù hợp khi mang thai.

tap-the-duc-nhe-nhang-giup-luu-thong-khi-huyet-giam-di-ung-ngua.webp

Tập thể dục nhẹ nhàng giúp lưu thông khí huyết, giảm dị ứng ngứa

Một số cách trị ngứa tại nhà cho bà bầu

Một số cách giảm dị ứng ngứa áp dụng ngay tại nhà cho các mẹ bầu gồm:

  • Thoa các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên, giữ ẩm cho da như dầu dừa, hạnh nhân, dầu hướng dương,... Những sản phẩm này an toàn, lành tính khi dùng cho các bà mẹ mang thai, giúp giữ ẩm cho làn da, ngăn ngừa tình trạng khô da. Lưu ý khi sử dụng dầu để xoa vùng bụng thì nên nhẹ nhàng, tránh tạo áp lực lên tử cung.
  • Uống các loại trà từ thảo mộc như trà hoa cúc, chè vằng, trà atiso,... rất tốt cho việc thanh lọc, giải độc cho cơ thể. Từ đó giúp giảm tình trạng mẩn ngứa do nguyên nhân độc tố tích tụ từ bên trong cơ thể.
  • Tắm bằng yến mạch, muối biển hay muối hạt giúp kháng khuẩn, làm sạch chất nhờn và cung cấp chất dưỡng ẩm cho da, giúp da khỏe mạnh, tránh khô ngứa. Hoặc sử dụng những thảo dược như nha đam, ngải cứu, trầu không, trà xanh, lá hẹ, lá khế, đơn lá đỏ, bồ công anh,… cũng rất tốt.
  • Bôi gel nha đam: Giúp kháng khuẩn và làm sạch da, đồng thời cung cấp một độ ẩm thích hợp cho da, giảm hiện tượng ngứa, dị ứng trên da.
  • Thoa nước gừng tươi, mướp đắng: Giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm trên da, giải độc cho cơ thể.
  • Sử dụng cao nhàu: Cao nhàu là thành phần được chiết xuất từ cây nhàu (cây ngao, nhàu rừng, nhàu núi). Trong cao nhàu có các hợp chất proxeronine giúp thúc đẩy tế bào trong cơ thể chống lại nhiễm trùng, gốc tự do gây hại. Đồng thời giúp tăng cường chức năng thận, lọc máu, thải độc tốt.
  • Đặt một chiếc khăn mát hoặc một ít đá lên vùng bị ngứa. Điều này có thể giúp giảm ngứa và ít gây tổn thương hơn so với gãi.

cay-nhau-vi-thuoc-giai-doc-cho-co-the-giam-ngua-di-ung.webp

Cây nhàu - vị thuốc giải độc cho cơ thể, giảm ngứa dị ứng

>>> XEM THÊM: Cách trị dị ứng da mặt bằng nước muối

Thuốc chữa dị ứng cho bà bầu

Bà bầu cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Một số thuốc được xem là an toàn cho phụ nữ mang thai bao gồm: Cetirizine (Zyrtec), chlorpheniramine (Chlor Trimeton), diphenhydramine (Benadryl), loratadine (Claritin).

Phòng ngừa tình trạng bà bầu bị dị ứng mẩn ngứa

Để hạn chế xảy ra tình trạng dị ứng ngứa khi mang thai, bạn có thể thực hiện một số các biện pháp phòng ngừa sau đây:

  • Tránh một số loại vải, chẳng hạn như len và vải tổng hợp, có thể khiến da bạn bị ngứa. Chuyển sang quần áo và ga trải giường bằng cotton.
  • Uống nhiều nước, dưỡng ẩm để tránh khô da.
  • Dùng nước ấm (thay vì nóng) để rửa và thoa kem chống nắng đầy đủ cũng là những thói quen tốt cho làn da của bạn. Tránh xa những người đang hút thuốc. Bởi khói thuốc có thể khiến tình trạng dị ứng trở nên trầm trọng hơn. Đồng thời, tiếp xúc với khói thuốc khi mang thai không tốt cho bạn và thai nhi.
  • Tránh tiếp xúc với các dị nguyên có thể gây dị ứng như phấn hoa, bụi,...
  • Bà bầu có thể tiếp tục tiêm phòng dị ứng mà họ đã bắt đầu trước khi mang thai. Nếu có bất kỳ phản ứng nào, bác sĩ có thể giảm liều lượng tiêm. Tuy nhiên, không nên bắt đầu tiêm phòng dị ứng khi mang thai. Điều này có thể gây ra những thay đổi trong hệ thống miễn dịch vốn đã dao động và có thể gây ra phản ứng toàn thân.

tiem-phong-ngan-ngua-di-ung-ngua-o-ba-bau.webp

Tiêm phòng ngăn ngừa dị ứng ngứa ở bà bầu

Bà bầu bị dị ứng ngứa khi mang thai là một trong những vấn đề thường gặp. Để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho thai nhi, người mẹ nên đặc biệt quan tâm đến những thay đổi của cơ thể, phát hiện sớm những bệnh lý và tìm cách chữa trị kịp thời. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề dị ứng ngứa khi mang thai, hãy ghi lại comment hoặc SĐT để được giải đáp nhé.

Link tham khảo:

https://www.webmd.com/allergies/default.htm

https://www.healthline.com/health/pregnancy/allergies#medications

https://www.verywellhealth.com/natural-allergy-remedies-89245

 

Bình luận

Bài viết nổi bật