Dị ứng thức ăn - Dấu hiệu và phương pháp điều trị

Dị ứng thức ăn không chỉ dừng ở những nốt mẩn, ngứa ngáy trên da, mà còn có thể kích hoạt một phản ứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng là sốc phản vệ xảy ra. Vì thế, nhận biết sớm các triệu chứng, từ đó có những biện pháp xử lý là cách tốt nhất để ngăn chặn các biến chứng khó lường của hiện tượng này. Bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin xoay quanh chủ đề dị ứng thức ăn để bạn tham khảo.

Triệu chứng dị ứng thức ăn

Dị ứng thức ăn là những phản ứng quá mức của hệ miễn dịch với một thực phẩm nào đó. Phản ứng dị ứng có thể xảy ra trong vòng vài phút hoặc vài giờ sau khi ăn.

Triệu chứng dị ứng có thể từ nhẹ đến nặng và ảnh hưởng đến từng cá nhân khác nhau. Các biểu hiện thường gặp như:

  • Phát ban ngứa, sưng, mẩn đỏ.
  • Nổi mề đay, chàm, khô.
  • Ngứa miệng, cảm giác nóng rát ở môi và họng.
  • Nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, mắt đỏ.
  • Khó thở, thở khò khè hoặc tức ngực.
  • Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy.
  • Chóng mặt, ngất xỉu, thậm chí là sốc phản vệ.

phat-ban-do-di-ung-thuc-an.jpg

Phát ban, mẩn đỏ là triệu chứng dị ứng thức ăn phổ biến nhất

Nguyên nhân gây dị ứng thức ăn

Hiện tại, chưa có một bằng chứng cụ thể về nguyên nhân gây dị ứng thức ăn. Tuy nhiên, một vài yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ phát triển dị ứng thức ăn ở một số người, bao gồm:

  • Di truyền: nếu một hoặc nhiều thành viên trong gia đình gặp các vấn đề liên quan đến dị ứng như: hen suyễn, chàm, nổi mề đay hoặc sốt cỏ khô thì nguy cơ bạn bị dị ứng thức ăn là rất cao.
  • Tiền sử dị ứng: nếu đã từng dị ứng với một loại thức ăn nào đó, phản ứng tiếp theo chắc chắn sẽ xảy ra.
  • Tuổi tác: dị ứng thức ăn phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và mới biết đi. Một vài triệu chứng dị ứng sẽ biến mất khi lớn lên, nhưng cũng không ít trường hợp phát triển và có dấu hiệu nghiêm trọng hơn nếu ăn lại thực phẩm trước đó.

Cách chữa dị ứng thức ăn

Dị ứng thức ăn có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, từ da đến hệ hô hấp hay tiêu hóa. Nhưng dù là mức độ nào hay biểu hiện ở đâu, dị ứng thức ăn vẫn cần xử lý và khắc phục sớm, tránh để lâu sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Xử lý ban đầu

Tùy thuộc vào loại dị ứng thức ăn, cũng như cơ quan ảnh hưởng, xử lý ban đầu sẽ có những biện pháp khác nhau. Nếu dị ứng xuất hiện ở đường tiêu hóa như tiêu chảy, cần cho người bệnh uống thật nhiều nước, sau đó uống thêm dung dịch oresol để bù nước và điện giải. Lưu ý, không dùng thuốc cầm tiêu chảy ngay, bởi cơ thể lúc này đang cần loại bỏ chất gây dị ứng ra ngoài.

Với dị ứng ở da, thường gặp nhất là nổi mề đay hoặc phát ban, việc kích thích gây nôn lại là ưu tiên hàng đầu. Điều này sẽ giúp người bệnh đào thải phần độc tố từ chất gây dị ứng còn sót lại trong dạ dày ra ngoài, hỗ trợ làm giảm mức độ phản ứng.

Loại bỏ tác nhân gây dị ứng

Sau các bước xử lý ban đầu, điều trị triệu chứng dị ứng là việc bạn cần thực hiện tiếp theo. Nếu bạn bị nổi mề đay, phát ban ngứa sau khi ăn, cần nhanh chóng xác định thực phẩm gây dị ứng, sau đó loại bỏ và tránh tiếp xúc lại.

Một vài người có thể tìm được thực phẩm bản thân bị dị ứng khá dễ dàng mà không gặp bất cứ khó khăn gì. Ngược lại, nhiều trường hợp không thể xác định tác nhân gây dị ứng dù đã làm đủ các xét nghiệm, gây ra không ít khó khăn trong việc điều trị và xử lý sau này.

Thuốc chữa dị ứng thức ăn

Hiện nay, về điều trị Tây Y không có thuốc chữa dị ứng nói chung hay dị ứng thức ăn nói riêng. Những thuốc này được gọi chung là thuốc chống dị ứng và chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng, không tác động đến nguyên nhân. Nhìn chung, thuốc chống dị ứng sẽ đáp ứng tốt với các triệu chứng dị ứng từ nhẹ đến vừa, chẳng hạn phát ban, mẩn đỏ hay hắt hơi, chảy nước mũi… 

Nếu bạn ở tình trạng dị ứng thức ăn gây nổi mẩn, ngứa ngáy khó chịu thì kháng histamin để giảm triệu chứng là một lựa chọn tối ưu. Bằng cách ức chế hệ miễn dịch không phản ứng quá mức với chất gây dị ứng, thuốc kháng histamin sẽ ngăn chặn sự giải phóng chất trung gian hóa học histamin ở tế bào mast, từ đó làm giảm triệu chứng dị ứng. Đây chính là cơ chế của thuốc kháng histamin trong việc làm giảm các phản ứng dị ứng, trong đó có dị ứng thức ăn.

Bạn có thể dễ dàng mua được một số thuốc kháng histamin không kê đơn tại các nhà thuốc để giảm triệu chứng dị ứng thức ăn ngoài da. Tuy nhiên, cần hỏi ý kiến của dược sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo tính an toàn và tránh tác dụng không mong muốn.

epipen.jpg

EpiPens là một thiết bị giúp xử lý sốc phản vệ ngay tại chỗ

Dị ứng thức ăn có thể kích hoạt một phản ứng nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng, đó là sốc phản vệ. Do diễn biến nhanh và tác động đến hầu hết các cơ quan của cơ thể nên sốc phản vệ cần được xử lý đúng cách và nhanh nhất. Adrenalin (epinephrine) là giải pháp cho các trường hợp này. Nó được sản xuất dưới dạng bút tiêm với tên gọi phổ biến là EpiPens để người bệnh có thể mang theo bên mình và xử lý ngay khi thấy dấu hiệu của sốc phản vệ xảy ra.

Phòng tránh dị ứng thức ăn

Không có cách phòng tránh dị ứng thức ăn, cách tốt nhất để ngăn chặn nó xảy ra là tránh các thực phẩm dễ gây dị ứng. Bởi dù ít hay nhiều, dị ứng thức ăn vẫn để lại không ít phiền phức và làm xáo trộn cuộc sống của người mắc bệnh. Để hạn chế thấp nhất dị ứng thức ăn xảy ra, bạn hãy lưu ý một số điều sau:

  • Nếu đã từng bị dị ứng thức ăn, cần thận trọng trước những thực phẩm tương tự. Không đi qua khu vực chế biến và báo cho nhân viên dịch vụ khi ăn ngoài là cách để không bị dị ứng chéo.
  • Ghi chép các hoạt động thường ngày, bao gồm cả việc ăn uống. Nó sẽ giúp ích rất lớn cho bác sĩ chẩn đoán nếu có dị ứng xảy ra.
  • Hãy ăn các thực phẩm thân thiện với cơ thể như rau xanh, trái cây, omega 3 từ cá béo hay một số loại củ như nghệ, tỏi, gừng… hàng ngày.
  • Làm việc khoa học, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, mệt mỏi.
  • Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng cách tập luyện thể thao, thiền hay yoga cũng là một lựa chọn không tồi.

Bình luận

Bài viết nổi bật