Nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa thường xuyên
Mẩn ngứa thể được gây ra bởi nhiều điều kiện. Tùy vào nguyên nhân cơ bản, ngứa có thể khu trú (giới hạn ở một khu vực) hoặc xảy ra trên khắp cơ thể.
Dị ứng
Dị ứng là nguyên nhân hàng đầu gây nổi mẩn ngứa, đỏ trên da. Về cơ bản, bất cứ dị ứng nào cũng có thể dẫn đến nổi mẩn ngứa nhưng thường gặp nhất là: Thức ăn, thuốc, hóa chất, lông vật nuôi... Việc bị nổi mẩn ngứa thường xuyên có thể do bạn tiếp xúc với dị nguyên hàng ngày mà không biết. Ngoài ra, trên cùng 1 người có hai thậm chí nhiều dị nguyên cùng kết hợp và gây nổi mẩn ngứa, dẫn đến bệnh tái phát liên tục.
Viêm da tiếp xúc
Nổi mẩn ngứa trên da đơn thuần có thể do côn trùng đốt. Côn trùng (nhất là ghẻ) hoặc các loại muỗi, kiến, sâu róm hay vi khuẩn, nấm... sinh sôi, bám rễ trên da đều có thể gây kích ứng, dẫn đến sưng, viêm và mẩn ngứa.
Suy giảm chức năng gan, thận
Không lạ khi tình trạng mẩn ngứa toàn thân thường xảy ra ở nam giới, nhất là những người có thói quen sử dụng rượu bia hay tiêu thụ thực phẩm giàu đạm. Tất cả các chất kích thích đó sẽ khiến gan, thận phải hoạt động nhiều hơn để chuyển hóa chúng, lâu dài làm chức năng giải độc, thải độc bị suy giảm và nổi mẩn ngứa, phát ban ngoài da là cách để cơ thể báo rằng, nó đang bị tổn thương.
Nguyên nhân khác
Thường xuyên bị nổi mẩn ngứa cũng có thể do những nguyên nhân sau:
- Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ do mang thai, sau sinh hoặc rối loạn kinh nguyệt.
- Nhiễm giun sán, ký sinh trùng.
- Căng thẳng, áp lực, stress…
Khắc phục nổi mẩn ngứa thế nào?
Nổi mẩn ngứa có nhiều mức độ, từ trung bình cho đến bứt rứt, đau đớn. Tùy vào từng biểu hiện trên da mà sẽ có những biện pháp khắc phục nổi mẩn ngứa tương ứng.
Biện pháp giảm ngứa tạm thời
Nếu bạn thường xuyên bị ngứa vào mùa nóng thì cấp ẩm cho làn da và tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao ngoài trời. Ngoài ra, một vài gợi ý giúp giảm ngứa tạm thời dưới đây bạn cũng nên thử:
- Tắm với bột yến mạch hoặc baking soda với nước lên khu vực bị ngứa.
- Dùng lô hội tươi hoặc gel có sẵn tại các nhà thuốc bôi lên những vùng da ảnh hưởng. Nó chứa nhiều vitamin E, giúp chống nấm, giảm sưng, viêm và ngứa rất hiệu quả.
Lô hội giúp cấp nước và làm dịu phần da bị ngứa
- Sử dụng các loại thảo dược tự nhiên như: Gừng, tía tô, lá đơn đỏ... nấu thành nước rồi ngâm với phần da nổi mẩn ngứa trong vài phút để làm giảm thương tổn.
Can thiệp y tế
Với những trường hợp bị nổi mẩn ngứa liên tục và tái phát thường xuyên, việc kiểm soát triệu chứng bằng thuốc hay các biện pháp y tế khác là rất cần thiết. Theo đó, với từng mức độ ngứa cũng như biểu hiện đi kèm, thuốc được chỉ định cho mỗi trường hợp sẽ khác nhau.
Những loại thuốc thường được dùng khi bị nổi mẩn ngứa là:
- Thuốc bôi ngoài da: Crotamiton là thuốc bôi dạng mỡ giúp giảm ngứa, chống trầy xước và giảm bội nhiễm khá tốt. Thuốc có tác dụng chống ngứa nhanh và duy trì trong 6 giờ.
- Thuốc kháng histamin: Thuốc giúp giảm ngứa, viêm, sưng bằng cách ức chế sự hoạt động của chất trung gian hóa học histamin. Nhìn chung, nhóm thuốc này có khả năng kiểm soát triệu chứng tốt nhưng tác dụng ngắn và chỉ giúp điều trị triệu chứng.
Phòng tránh nổi mẩn ngứa tái phát
Nổi mẩn ngứa dù không trực tiếp đe dọa đến tính mạng nhưng để lại rất nhiều hệ lụy như: Gây nhiễm trùng da, làm giảm chất lượng sống và ảnh hưởng đến tâm lý. Để hạn chế mẩn ngứa xảy ra, bạn cần lưu ý một số nội dung dưới đây:
- Tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng như: Hóa chất, lông vật nuôi, phấn hoa, bụi nhà...
- Có một chế độ dinh dưỡng khoa học, uống nhiều nước, hạn chế thức ăn giàu đạm (hải sản, thịt bò, trứng), tăng hàm lượng rau xanh, trái cây tươi hàng ngày.
- Lựa chọn các loại trang phục rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt, tránh đè nén, áp lực lên da.
Quần áo có chất liệu mềm giúp da không bị kích ứng
- Vệ sinh da sạch sẽ, không để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc gió bụi bẩn.
- Cẩn thận khi ra vào nơi có nhiệt độ nóng hoặc lạnh đột ngột.
- Tập luyện thể thao để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa bệnh tái phát.
- Thư giãn, làm việc hợp lý, tránh căng thẳng hoặc áp lực quá mức.