Tại sao nóng trong người lại nổi mề đay?
Nổi mề đay là tình trạng xuất hiện nốt mẩn đỏ, phồng rộp như muỗi cắn nằm rải rác khắp cơ thể. Mề đay thường gây khó chịu, ngứa ngáy nên phải chúng ta phải gãi liên tục để giảm ngứa. Tuy nhiên, càng gãi thì mề đay càng lan rộng ra.
Theo các chuyên gia, nóng trong người nổi mề đay thường xuất hiện khi cơ thể tích tụ quá nhiều độc tố hoặc những cơ quan chuyển hóa thải trừ chất độc bao gồm gan, thận bị suy yếu. Khi nóng trong kéo dài sẽ khiến lớp biểu bì bảo vệ da bị tổn thương, tạo điều kiện cho các tác nhân gây dị ứng dễ dàng xâm nhập gây nổi mề đay mẩn ngứa.
Ngoài ra, nóng trong người cũng gây mất cân bằng nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài cơ thể. Để có thể điều hoà nhiệt độ về mức bình thường thì cần tuyến mồ hôi hoạt động nhiều hơn. Điều này vô tình tạo ra môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn, bụi bẩn tích tụ, khiến tình trạng nổi mề đay tái phát liên tục.
Khi nhiệt độ cơ thể cao dễ bị nổi mề đay mẩn ngứa khó chịu
Nguyên nhân gây nóng trong người nổi mề đay
Nóng trong người nổi mề đay có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể là:
Chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học
Đồ cay nóng có thể là món “khoái khẩu” kích thích vị giác, giúp bạn ăn ngon hơn. Tuy nhiên, nó cũng chính là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng nóng trong người nổi mề đay. Bởi thức ăn cay có tính hút ẩm, khiến cho quá trình thải nhiệt độc suy giảm, làm da khô ráp hơn và dễ nổi mẩn ngứa.
Bên cạnh đó, chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, ít chất xơ,… cũng khiến cho cơ thể dễ sinh nhiệt và tích tụ nhiều chất độc hại. Đặc biệt, những người có thói quen dùng các chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá cũng hay gặp tình trạng nổi mề đay. Các chất này làm suy giảm chức năng gan, gây ra nóng trong người, mất ngủ, nổi mẩn ngứa khó chịu.
Ngoài ra, thức khuya cũng dễ làm cho cơ thể bị nóng do nhịp sinh học đảo lộn. Khi ngủ quá muộn, các cơ quan trong cơ thể phải gồng mình làm việc và không đủ thời gian nghỉ ngơi phục hồi. Tình trạng này kéo theo hệ quả là hệ miễn dịch suy giảm, cơ thể suy nhược, dễ mắc bệnh hơn và khiến mề đay mẩn ngứa tái phát nhiều lần.
Thức khuya gây hại cho sức khỏe, gây nóng trong người nổi mề đay
Nóng gan nổi mề đay
Gan là cơ quan vô cùng quan trọng, đảm nhiệm nhiều vai trò trong cơ thể. Trong đó nổi bật nhất là vai trò chuyển hoá. Gan làm mất hoạt tính hoặc chuyển các chất độc hại thành chất khác ít độc hơn, từ đó đào thải ra ngoài cơ thể qua hệ bài tiết.
Bởi hầu hết các chất vào cơ thể đều đi qua gan, nên nếu cơ quan này suy yếu thì chức năng thanh lọc và đào thải cũng bị ảnh hưởng. Do đó, các chất độc sẽ dễ tích tụ hơn, dần dần khiến cơ thể sinh nhiệt, biểu hiện là nổi mề đay, mụn nhọt, mẩn ngứa,…
Căng thẳng, stress kéo dài
Áp lực công việc, nỗi lo cơm áo gạo tiền,… khiến tinh thần căng thẳng, mệt mỏi. Nếu tình trạng này không được giải quyết từ sớm sẽ là mầm mống sinh ra nhiều bệnh, trong đó có nóng trong người nổi mề đay.
Khi bị stress sẽ làm nhịp tim tăng lên, thở nhanh, hồi hộp, các cơ thắt chặt và kích thích cơ thể giải phóng nhiều hormone xấu, chất trung gian gây viêm như cortisol, histamine,... Các chất này có thể ảnh hưởng đến nhiều hoạt động sinh lý trong cơ thể, thay đổi phản ứng của hệ miễn dịch, gây rối loạn nội tiết tố, kích hoạt phản ứng dị ứng làm nổi mề đay.
Stress được coi là sát thủ âm thầm gây tình trạng nóng trong người nổi mề đay
Nóng trong nổi mề đay do dùng thuốc tây
Thuốc tây rất tiện lợi và có nhiều ưu điểm như tác dụng nhanh, hiệu quả cao. Nhưng bên cạnh đó, việc lạm dụng thuốc tây có thể gây ra những tác dụng phụ như nóng trong người nổi mề đay.
Thuốc mặc dù có tác dụng chữa bệnh nhưng theo các chuyên gia giải thích thì khi đưa vào cơ thể, chúng cũng chỉ được coi là những “chất lạ”. Hệ miễn dịch sẽ nhận biết và kích hoạt phản ứng tiếp nhận hoặc loại bỏ chúng nhằm bảo vệ cơ thể. Ngoài ra, vài loại thuốc sau khi sử dụng còn chuyển hoá thành một số chất độc, tích tụ dần gây nóng gan, nóng trong người.
Hiểu được điều này, chúng ta phải hết sức thận trọng trong việc sử dụng thuốc, tìm hiểu thành phần, uống đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ/dược sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua, sử dụng thuốc theo lời khuyên, lời đồn thổi vô căn cứ.
Cách chữa nóng trong người nổi mề đay
Nóng trong người nổi mề đay là do độc tố tích tụ lâu ngày, vì thế tình trạng này có xu hướng kéo dài, dai dẳng hơn so với mề đay thông thường. Tuy nhiên, nếu chữa trị đúng cách và kịp thời thì sẽ thuyên giảm nhanh chóng. Dưới đây là một số cách chữa nóng trong người nổi mề đay hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.
Dùng thảo dược thanh nhiệt, giải độc
Để kiểm soát mề đay do nóng trong người hiệu quả, chúng ta cần chữa trị căn nguyên. Một trong những biện pháp được nhiều người áp dụng đó chính là dùng thảo dược thanh nhiệt, giải độc, cải thiện chức năng gan.
Ưu điểm khi dùng các vị thảo dược là rất an toàn bởi chúng có nguồn gốc từ thiên nhiên. Bên cạnh đó, thảo dược lại rất dễ kiếm và giúp tiết kiệm chi phí chữa trị cho những ai có kinh tế eo hẹp. Một số thảo dược hay được dùng để chữa nóng trong người nổi mề đay là:
- Rau má: Theo đông y, rau má vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan nên được dùng để cải thiện tình trạng nóng trong. Mỗi ngày bạn nên kiên trì uống 1-2 ly nước ép rau má sẽ giúp làm mát cơ thể, tình trạng mẩn ngứa khó chịu theo đó sẽ cải thiện.
- Cây nhàu: Nhàu là vị dược liệu quý, được dân gian sử dụng để điều trị bệnh da liễu, cải thiện các triệu chứng nổi mề đay, mẩn ngứa và dị ứng. Hiện nay, cây nhàu còn được cô đặc thành cao để cho vào các bài thuốc giúp tăng cường chức năng gan, thận và nâng cao hệ miễn dịch. Trong một nghiên cứu tại khoa Dược, Đại học Kinki, Nhật Bản về “Hoạt động chống dị ứng của chiết xuất nhàu và các thành phần của nó” đã chứng minh rằng, hoạt chất MCL-ext trong nhàu có hiệu quả trong phản ứng quá mẫn tức thời (ITH), ức chế phản ứng trên da, ngăn ngừa các triệu chứng dị ứng.
- Kim ngân hoa: Cây thuốc này là vị dược liệu quen thuộc có tác dụng hiệu quả trong việc chữa các bệnh ngoài da như nổi mề đay mẩn ngứa, mụn nhọt, rôm sảy,... Bài thuốc thanh nhiệt, giải độc chữa dị ứng, mề đay là dùng 6g kim ngân hoa sắc trong khoảng 100ml nước, đun sôi nhỏ lửa tầm 15-20 phút và uống hàng ngày.
- Diệp hạ châu: Thường được gọi với cái tên khác là chó đẻ răng cưa, có vị ngọt, tính mát, giúp thanh can, thanh nhiệt, tiêu độc, lợi tiểu,… Bạn có thể dùng cả cây phơi khô để sắc nước uống hàng ngày rất tốt khi gặp tình trạng nóng trong người nổi mề đay.
Dùng thảo dược chữa nóng trong người nổi mề đay là cách hiệu quả, an toàn
Chữa nóng trong người nổi mề đay bằng thuốc
Thông thường, các các sĩ thường thường chỉ định một loại thuốc giúp chữa mề đay như thuốc kháng histamin, thuốc chống viêm corticosteroid,... Các thuốc này hiệu quả nhanh, giảm cảm giác ngứa ngáy, ngăn chặn mẩn ngứa lan rộng, giúp bạn thoải mái hơn.
Cách phòng ngừa nóng trong người nổi mề đay
Bạn có thể hoàn toàn phòng ngừa nổi mề đay do nóng trong bằng cách xây dựng lối sống lành mạnh, bảo vệ gan khỏi các chất độc hại từ bên ngoài. Cụ thể là:
- Tăng cường bổ sung hoa quả và các loại rau xanh có tính thanh nhiệt như: Cam, chanh leo, dưa hấu, bí đao, diếp cá,… trong thực đơn hàng ngày.
- Hạn chế ăn thực phẩm cay nóng, đồ chiên rán, thức ăn nhanh, mì ăn liền.
- Tránh xa các chất kích kích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, nước tăng lực,...
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để giúp làm mát và thanh lọc cơ thể.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Hạn chế căng thẳng, stress trong cuộc sống và công việc, dành nhiều thời gian để cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn. Không thức khuya, nên ngủ trước 11 giờ đêm và ngủ đủ giấc để tránh nóng trong.
Bổ sung thực phẩm mát gan để ngừa nóng trong người nổi mề đay
Nóng trong người nổi mề đay tuy không quá nguy hiểm nhưng có thể cảnh báo gan của bạn đang bị suy yếu. Hy vọng bài viết này đã đem đến những kiến thức bổ ích cho bạn về nguyên nhân và cách chữa tình trạng nóng trong người nổi mề đay. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn vui lòng comment hoặc ghi lại số điện thoại bên dưới phần bình luận để được giải đáp.
Tài liệu tham khảo
https://www.healthline.com/health/skin-disorders/cholinergic-urticaria