Nổi mẩn ngứa khắp người là bệnh gì?
Nổi mẩn ngứa khắp người là triệu chứng của rất nhiều bệnh. Trên thực tế, mẩn ngứa thường đi kèm với những triệu chứng khác nhau như: Phát ban, sưng đỏ, mọc mụn nước trên da,… Tùy thuộc vào tình trạng ngứa ngáy và các triệu chứng đi kèm thì đây có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý khác nhau như: Dị ứng, mề đay, viêm da tiếp xúc, bệnh thận, tiểu đường, ung thư,… Vậy, nguyên nhân nào gây nổi mẩn ngứa khắp người?
Nổi mẩn ngứa khắp người là bệnh gì?
Nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa khắp người
Nổi mẩn ngứa khắp người có thể xuất hiện ở nhiều bệnh lý khác nhau, dễ gây nhầm lẫn khi chẩn đoán bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng này.
Dị ứng với thức ăn
Khi bạn ăn một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng như: hải sản, thịt bò, trứng, đậu, lạc… sẽ khiến da bị nổi mẩn ngứa. Nếu dị ứng nặng bạn có thể bị ngứa khoang miệng, đau bụng, nôn mửa, phù mạch, khó thở, ngất hoặc sốc phản vệ.
Dị ứng với thời tiết
Với một số người có cơ địa mẫn cảm, việc thay đổi thời tiết hoặc không khí đột ngột chuyển từ nóng sang lạnh có thể khiến bạn bị nổi mẩn ngứa khắp người. Khi bị dị ứng thời tiết, nếu bạn để làn da tiếp xúc trực tiếp với gió, không khí sẽ khiến hiện tượng nổi mẩn ngứa khắp người ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
Dị ứng thuốc
Dị ứng thuốc kháng sinh được coi là một dạng phản ứng bất lợi của cơ thể đối với các thành phần bên trong thuốc. Tùy thuộc vào cơ địa mà người bệnh có triệu chứng nổi sẩn, mề đay, hồng ban trên da, ngứa, phù, khó thở,… Một số trường hợp dị ứng nặng có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
Nổi mẩn ngứa khắp người có thể do dị ứng thuốc gây ra
Môi trường xung quanh
Đối với những bạn có cơ địa mẫn cảm rất dễ bị dị ứng, nổi mẩn ngứa khắp người khi tiếp xúc với những tác nhân đến từ môi trường sống xung quanh như: bụi bẩn, khói thuốc lá, phấn hoa, lông động vật nguồn nước bị ô nhiễm,…
Nhiễm giun sán, ký sinh trùng
Nhiễm giun sán và ký sinh trùng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mẩn ngứa khắp người. Những người gặp phải tình trạng này thường ăn các loại gỏi sống, các món tái, món không hợp vệ sinh hay tiếp xúc với chó mèo hoặc các loài vật nhiễm giun sán, ký sinh trùng.
Bệnh lý về gan, thận
Gan, thận có vai trò quan trọng trong việc lọc và đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Khi gan, thận bị tổn thương, một lượng chất độc không thể đào thải ra bên ngoài nên sẽ tích tụ lại trong cơ thể, gây ra hiện tượng nổi mẩn ngứa khắp người.
Cách điều trị nổi mẩn ngứa khắp người
Khi bị dị ứng khắp người bạn có thể lựa chọn một số phương pháp dưới đây để khắc phục tình trạng này.
Mẹo dân gian
Với trường hợp nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số cách điều trị tại nhà như:
- Chườm lạnh vào những khu vực bị nổi mẩn để làm giảm tình trạng ngứa ngáy. Để tránh làn da của bạn bị bỏng lạnh hãy dùng gạc lạnh hoặc bọc đá bằng một mảnh vải sạch trước khi chườm nhé.
- Để giảm triệu chứng nổi mẩn ngứa khắp người, bạn có thể tắm bằng một loại thảo dược thiên nhiên có tính giải độc và sát khuẩn cao như: kinh giới, trầu không, gừng, lá rau sam,…
- Ngoài việc dùng để tắm, bạn có thể uống nước gừng cũng khá tốt. Bởi trong gừng có kháng sinh như histamin và nhiều dưỡng chất khác tốt cho dị ứng mẩn ngứa, kháng viêm.
- Bạn có thể dùng nước ép dứa hoặc xắt lát mỏng đắp lên vùng bị mẩn ngứa. Trong dứa có bromelain có tác dụng giảm sưng do nổi mề đay.
- Pha 1 muỗng cà phê giấm với nước rồi dùng khăn sạch nhúng vào hỗn hợp trên sau đó thoa lên vùng da bị mẩn ngứa.
- Sau khi tắm khoảng 3 phút bạn có thể thoa một số loại kem hoặc thuốc mỡ để dưỡng ẩm cho da.
Chữa mề đay bằng mẹo dân gian
Sử dụng thuốc chống dị ứng mẩn ngứa
Tùy thuộc vào mức độ cũng như biểu hiện bệnh của bạn, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc như:
– Thuốc kháng histamin: Có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy trên da.
– Thuốc chứa corticosteroid: Có tác dụng làm giảm nhanh tình trạng sưng ngứa khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Loại thuốc này thường được chỉ định cho các trường hợp nặng.
Cách phòng ngừa nổi mẩn ngứa khắp người
Nổi mẩn ngứa khắp người gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy nên, ngoài việc dùng thuốc, các mẹo dân gian, người bệnh cũng nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa để mau khỏi và tránh tái phát:
- Ngưng sử dụng các loại mỹ phẩm, các loại thuốc, các loại sữa tắm, dầu gội hóa chất, gây dị ứng.
- Bổ sung các loại rau xanh và trái cây giúp tăng cường hệ miễn dịch phòng chống dị ứng.
- Khi bị dị ứng nên chọn những bộ đồ rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt, tránh mặc các bộ đồ bó sát.
- Nên tắm gội nhanh hàng ngày bằng nước ấm để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, mồ hôi.
- Dọn dẹp sạch sẽ nơi sinh sống để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc.
- Tránh tiếp xúc với gió, khói bụi, nắng gắt hay không khí lạnh,… bởi chúng sẽ là những tác nhân kích thích nổi mẩn ngứa khắp người nặng hơn.
- Tránh ăn các loại thực phẩm tái, sống, nhiều chất béo, đạm, gia vị cay nóng,…
- Đối với những người bị dị ứng thuốc thì nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
- Tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc và tránh thức khuya.
- Uống nhiều nước.