Chữa mề đay bằng đông y - Những thông tin bạn cần biết

Mề đay tái phát liên tục, khiến bạn luôn trong trạng thái căng thẳng, bực tức vì ngứa. Dù đã uống đủ loại thuốc nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm, thậm chí ngày một nặng hơn. Lúc này, bạn tìm đến các cách chữa mề đay bằng đông y với hy vọng có thể chấm dứt chuỗi ngày ngứa ngáy dai dẳng. Liệu phương pháp này có thực sự hiệu quả với bệnh mề đay? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bệnh mề đay theo đông y

Từ xa xưa, đông y đã đề cập đến mề đay với các tên gọi như: Tầm ma chẩn, phong chẩn khối, xích chẩn… để miêu tả về tình trạng da bị tổn thương với các nốt sẩn phù, dát đỏ gây ngứa. Đi kèm với đó là những cơn ngứa dữ dội, bứt rứt, nóng rát, càng gãi càng ngứa và lan sang các vùng da lành.

Theo đông y, mề đay xảy ra là do cơ thể nhiễm phong hàn hoặc phong nhiệt, gây uất tích tại bì (da), hình thành những nốt phát ban, mẩn đỏ. Đồng thời, mề đay còn là kết quả của các yếu tố nội nhân (nguyên nhân bên trong) như: Cơ thể suy nhược, khí huyết lưu thông kém hay lục phủ ngũ tạng suy yếu, chẳng hạn gan nóng, thận suy…

Như vậy, dựa theo nguyên nhân thì đông y chia mề đay thành 2 dạng là: Mề đay phong hàn (bên ngoài) và mề đay phong nhiệt (bên trong).

Cách chữa mề đay bằng đông y

Theo các nguyên nhân gây bệnh, nguyên tắc chữa mề đay bằng đông y là tiêu độc, trừ tà, lợi tiểu và chống dị ứng. Trong đó, tiêu độc trừ tà là yếu tố then chốt quyết định lớn đến kết quả điều trị. Ngoài ra, điều trị mề đay theo cách này còn dựa theo dạng mề đay cụ thể, từ đó có những bài thuốc đặc trưng.

Mề đay thể phong nhiệt

Ở thể mề đay phong nhiệt, bệnh phát bất chợt, nốt ban đỏ tươi, nóng rát, ngứa dữ dội, miệng khát, có thể kèm sốt, đau họng. Đặc biệt, trời nóng thì xuất hiện nhiều, nhưng có gió lạnh sẽ biến mất. Vậy nên, điều trị mề đay dạng này nghiêng về hướng sơ phong, thanh nhiệt và chống ngứa bằng một số thảo dược chủ chốt như: Kim ngân hoa, cam thảo, kinh giới, thuyền thoái, lá đơn…

Để cắt cơn ngứa, đồng thời thanh nhiệt giải độc và làm mát cơ thể, người bệnh có thể sử dụng một số bài thuốc chữa mề đay thể phong nhiệt như:

Bài 1: Kim ngân hoa 10g, ké đầu ngựa 4g, nước 200ml. Sắc nước còn 100ml, ngày uống 2 lần vào sáng và tối.

Bài 2: Kim ngân hoa 12g, cúc hoa 2g, bồ công anh 12g, sinh cam thảo 4g. Sắc nước uống hàng ngày đến khi giảm ngứa và khỏi bệnh.

kim-ngan-hoa-2.jpg

Kim ngân hoa là vị thuốc thường được dùng để chữa mề đay

Mề đay thể phong hàn

Mề đay thể phong hàn hay gặp ở người có cơ địa dị ứng, nổi ban khi gặp thời tiết lạnh, đặc biệt là gió lạnh. Biểu hiện của dạng mề đay này là những nốt ban sắc nhợt, kích thước không đều, tăng lên khi gặp lạnh và giảm dần nếu trời ấm, có thể kèm phù hoặc sốt. Với thể mề đay này, những thảo dược thường được sử dụng là: Tía tô, gừng tươi, kinh giới, quế chi, ké đầu ngựa, cát cánh…

Nếu bị mề đay thể phong hàn, bạn có thể áp dụng bài thuốc Quế chi thang gia giảm được thực hiện như sau:

Dùng quế chi 6g, tía tô 10g, gừng tươi 8g, kinh giới 10g và hành 15g (cả củ). Đem tất cả các vị thuốc sắc với 800ml nước, đến khi còn 400ml thì chắt ra, chia làm 2 phần uống vào sáng và chiều, khi đói bụng. Với bài thuốc này, quế chi vị cay tính ấm, vào kinh can, thận, có công dụng chữa trị cảm lạnh không ra mồ hôi, thiên về ôn hòa nên rất phù hợp với những bệnh lý về phong hàn hay suy nhược cơ thể do mắc bệnh dài ngày như mề đay mạn tính. Kết hợp với đó là gừng có tính ấm, tía tô vị cay ấm, giúp phát tán phong hàn, giải uất. Ngoài ra, tác dụng trừ phong, giải biểu của kinh giới, kèm thông dương hoạt huyết, lợi tiểu sát trùng của hành cũng rất có lợi cho người bị nổi mề đay thể này.

Bình luận

Bài viết nổi bật