Khám phá 4 cách trị mề đay mẩn ngứa cực hữu hiệu

Ngứa ngáy dai dẳng, tạo cảm giác mệt mỏi và mất tự tin là những khó chịu mà bệnh mề đay mẩn ngứa gây ra. Tuy vậy, điều trị mề đay mẩn ngứa lại không hề đơn giản vì mỗi người có cơ địa riêng biệt và bệnh hay tái phát. Đây chính là nỗi băn khoăn, lo lắng thường trực ở những người không may bị bệnh mề đay mẩn ngứa “tấn công”. Vậy nên, không lạ khi từ khóa “cách trị mề đay mẩn ngứa” luôn hiện diện trong top đầu công cụ tìm kiếm Google. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp 5 cách trị bệnh nổi mề đay mẩn ngứa chính và được sử dụng phổ biến nhất.

1. Cách trị nổi mề đay mẩn ngứa theo tây y

Tây y là biện pháp được không ít người nghĩ đến và lựa chọn khi mắc bất kỳ một bệnh lý nào. Điều này hoàn toàn có cơ sở bởi những thành quả nghiên cứu và phát triển của nền y học hiện đại. Với bệnh nổi mề đay, điều trị theo tây y chủ yếu là thuốc, liệu pháp miễn dịch…

Thuốc trị bệnh mề đay mẩn ngứa

Theo các bác sĩ, không có thuốc chữa dị ứng, nổi mề đay mà chỉ có thể điều trị các triệu chứng bên ngoài dựa vào một số loại thuốc đặc hiệu. Những thuốc này được gọi chung là thuốc chống dị ứng.

Thuốc kháng histamin

Nhìn chung, hầu hết các phản ứng dị ứng nhẹ và vừa, thuốc kháng histamin đều có thể đáp ứng tốt. Thuốc kháng histamin dùng trong các bệnh dị ứng da, nổi mề đay là thuốc kháng histamin H1 và chủ yếu là thế hệ 2, bao gồm: loratadin, cetirizin, fexofenadin… Tuy có tác dụng tốt như vậy nhưng thuốc chống dị ứng này chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn và mang nhiều tác dụng phụ như khô miệng, táo bón, rối loạn tiêu hóa… hay có thể gây độc cho gan thận.

Thuốc kháng viêm corticosteroid

Đối với trường hợp nổi mề đay mức độ vừa, thuốc kháng corticosteroid bôi ngoài da, ví dụ betamethasone được không ít người bệnh lựa chọn. Chính vì tác dụng nhanh, giá thành rẻ và tiện lợi nên thuốc corticosteroid dạng kem bôi đôi khi bị đồn thổi là thuốc chữa được dị ứng, dẫn đến lạm dụng. Tuy nhiên, cũng giống kháng histamin, thuốc corticosteroid chứa một vài tác dụng phụ như tăng nhãn áp, tăng nguy cơ ức chế tuyến thượng thận, làm mòn da... nếu sử dụng ở vùng da rộng.

Ngoài 2 loại thuốc trên, nhiều thuốc khác cũng được chỉ định để điều trị mề đay, dị ứng, chẳng hạn: thuốc đối kháng thụ thể leukotriene, thuốc omalizumab… Nhưng bạn cần hiểu, thuốc chống dị ứng dù tốt đến mấy cũng chỉ là thuốc điều trị triệu chứng, không chữa nguyên nhân và có một số tác dụng phụ. Vậy nên, cách trị nổi mề đay bằng thuốc tây chỉ nên áp dụng trong thời gian ngắn và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Liệu pháp miễn dịch (giải mẫn cảm)

Giải mẫn cảm hay liệu pháp miễn dịch là một cách để đào tạo hệ thống miễn dịch không còn phản ứng quá với chất đã từng gây dị ứng. Liệu pháp này đặc hiệu với những trường hợp dị ứng thuốc gây nổi mề đay và không có thuốc thay thế. Quá trình giải mẫn cảm gồm nhiều bước khác nhau, được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ và chuyên gia dị ứng hoặc miễn dịch. Đầu tiên, người bệnh được tiếp xúc với một lượng nhỏ chất gây dị ứng bằng cách tiêm dưới da hoặc đặt dưới lưỡi, sau đó tăng dần liều đến khi đạt liều lượng tối thiểu, nhằm phục vụ mục đích chữa bệnh mà không xảy ra phản ứng. Nói chung, cách trị nổi mề đay này rất ít khi được tiến hành bởi chi phí và tính chất đặc thù của nó cần sự quan sát, cũng như xử lý nhanh nhất khi có phản ứng xảy ra.

2. Cách trị mề đay mẩn ngứa bằng Đông y

Theo quan điểm đông y, nổi mề đay là do phong hàn (bên ngoài) kết hợp với huyết nhiệt (bên trong) và một số thức ăn không hợp gây ra. Vì thế, chữa mề đay theo đông y chủ yếu tập trung ở khía cạnh bên trong cơ thể, tác động sâu vào nguyên nhân gây bệnh. Sử dụng thảo dược như Cao Nhàu làm nguyên liệu chính nên các bài thuốc chữa mề đay từ đông y an toàn và có rất ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, đặc điểm của cách trị nổi mề đay này là chúng phát huy tác dụng khá lâu, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì trong thời gian dài. Nhưng bù lại, phương pháp này giúp điều trị dài hơi, cải thiện triệu chứng bệnh bên ngoài dần dần và ít khi bị tái phát.

Trên thị trường hiện nay, có khá nhiều sản phẩm hỗ trợ điều trị mề đay mẩn ngứa từ thảo dược. Để tránh tiền mất tật mang, người bệnh cần tìm hiểu kỹ thông tin và lựa chọn các sản phẩm có nghiên cứu tại bệnh viện lớn.

thuoc-dong-y.jpg

Cách chữa mề đay bằng đông y an toàn nhưng tốn nhiều thời gian

3. Chữa mề đay mẩn ngứa qua chế độ ăn uống, sinh hoạt

Đối với một bệnh lý bất kỳ, ngoài việc dùng thuốc thì chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình điều trị. Với những bệnh lý ngoài da như nổi mề đay, mẩn ngứa thì hoàn toàn có cơ sở. Tuy nhiên, điều này chưa thực sự được người bệnh quan tâm và chú ý dù đã được bác sĩ khuyến cáo. Cũng từ thực tế cho thấy, không ít trường hợp chữa bệnh kéo dài nhưng không thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của bản thân nên dù điều trị bằng nhiều cách mà vẫn không khỏi.

Theo các bác sĩ, khi bị mề đay, mẩn ngứa hay một bệnh ngoài da khác, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Tránh ăn những thực phẩm đã từng gây dị ứng hoặc có thể kích hoạt dị ứng làm mề đay xuất hiện, đặc biệt là nhóm thực phẩm giàu protein như hải sản, trứng, sữa… và giảm lượng đường, muối tiêu thụ hàng ngày.
  • Uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây để thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh để nấm mốc, bụi bẩn hay lông vật nuôi ở gần khu vực sinh sống.
  • Mặc quần áo đủ rộng, thấm hút mồ hôi, tránh đồ len, bông hoặc bó sát sẽ gây ngứa.
  • Không sử dụng rượu bia hay các chất kích thích khác sẽ khiến bệnh nặng hơn.
  • Ngủ đủ giấc, tạo tâm lý thoải mái, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Tập luyện thể thao thường xuyên để nâng cao hệ miễn dịch, giúp đẩy lùi mề đay bằng chính cơ thể của bạn.

an-uong-lanh-manh.jpg

Ăn uống khoa học chính là cách tốt nhất để đẩy lùi mề đay, mẩn ngứa

4. Cách trị mề đay mẩn ngứa theo phương pháp dân gian

Nhìn chung, những mẹo chữa mề đay dân gian đa phần rất đơn giản và được mọi người truyền tai, mách cho nhau: tắm lá, xông hơi, đắp lá, uống nước, chườm nóng…  Tuy nhiên các phương pháp này cũng chưa có được cơ sở khoa học nào để chứng minh hiệu quả đến đâu; do vậy khi sử dụng người bệnh cần cân nhắc tránh việc phù hợp với người này nhưng cơ địa mình không phù hợp và rước thêm bệnh vào người. 

Mề đay mẩn ngứa gây rất nhiều khó chịu cho người mắc phải. Do đó ngay từ khi có triệu chứng đầu tiên, bạn hãy áp dụng 4 cách trị mề đay mẩn ngứa hiệu quả kể trên, tránh bệnh tiến triển nặng gây biến chứng.

Bình luận

Bài viết nổi bật