Nguyên nhân gây dị ứng da mặt và những cách xử trí hiệu quả

Da mặt thường nhạy cảm hơn vùng da khác, do đó, dị ứng da mặt đặc biệt dễ xảy ra hơn. Ngoài những triệu chứng khó chịu do ngứa ngáy, tình trạng dị ứng còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ của người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin giúp bạn nhận biết được các triệu chứng, nguyên nhân và cách xử trí phản ứng dị ứng da mặt hiệu quả.

Nguyên nhân gây dị ứng da mặt

Dị ứng da mặt có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, do các yếu tố sức khỏe bên trong hoặc môi trường bên ngoài. Cụ thể, những nguyên nhân dị ứng da mặt bao gồm: 

Dị ứng da mặt do nguyên nhân bên ngoài

Có rất nhiều nguyên nhân dị ứng đến từ bên ngoài, phổ biến bao gồm:

  • Do thời tiết: Do thời tiếtKhi thời tiết giao mùa có thể gây dị ứng da, đặc biệt là lúc chuyển từ thu sang đông. Do thời tiết từ nóng ẩm trở nên khô lạnh nên rất dễ khiến da có phản ứng dị ứng.
  • Do sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm: Dị ứng da mặt do mỹ phẩm là tình trạng rất phổ biến ở nữ giới. Da mặt là vùng da nhạy cảm hơn so với các vị trí khác, do đó khi chịu kích thích rất dễ xuất hiện tình trạng dị ứng gây nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy.  Trong đó, các sản phẩm làm đẹp thường chứa thành phần có khả năng kích ứng cao như: Quaternium-15, phenoxyethanol, methylchloroisothiazolinone, formaldehyde paraben (chất bảo quản), cồn,... Bởi vậy, khi chọn mỹ phẩm hay các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp khác, bạn cần xem kỹ thành phần để tránh nguy cơ dị ứng da mặt.
  • Tiếp xúc với lông động vật: Lông động vật là một trong những tác nhân phổ biến gây dị ứng da. Vảy tế bào chết và nước bọt trên lông động vật (chó, mèo,...) có khả năng gây dị ứng rất cao. Khi bị dị ứng có các biểu hiện thường thấy như hắt hơi liên tục và sổ mũi, đỏ mũi, sau đó phát ban hay nổi mẩn ngứa,...

long-dong-vat-co-the-gay-viem-da-di-ung-o-nguoi.webp

Lông động vật có thể gây viêm da dị ứng ở người

Dị ứng da mặt do nguyên nhân bên trong

Ngoài nguyên nhân bên ngoài, dị ứng da mặt còn liên quan đến các vấn đề sức khỏe bên trong như:

  • Do dị ứng thực phẩm: Tùy vào cơ địa mỗi người mà các loại thực phẩm gây dị ứng cũng khác nhau. Một số loại thực phẩm gây dị ứng phổ biến như: Hải sản, trứng, đậu phộng, hồ đào, hạnh nhân,... Khi ăn phải thức ăn là tác nhân dị ứng, kháng thể IgE (immunoglobulin E) sẽ được sinh ra, kích thích giải phóng các histamine nhằm chống lại tác nhân lạ tấn công cơ thể.
  • Suy giảm chức năng gan: Gan là bộ phận quan trọng có nhiệm vụ lọc, loại bỏ độc tố và các dị nguyên ra khỏi cơ thể. Gan bị suy yếu khiến các tác nhân lạ có cơ hội dễ dàng để tấn công cơ thể, tạo ra phản ứng dị ứng.

Dấu hiệu nhận biết đang bị dị ứng da mặt

Dị ứng da mặt thường xuất hiện rất sớm sau khi tiếp xúc dị nguyên từ vài phút đến vài giờ. Dưới đây là một số dấu hiệu bạn nên biết: 

  • Nổi đốm đỏ trên da hoặc lan thành từng vùng.
  • Xuất hiện các vùng da sưng đỏ.
  • Cảm giác châm chích, ngứa hoặc bỏng rát.
  • Sưng môi, mắt và sưng lưỡi.
  • Đỏ, ngứa mắt, chảy nước mắt.
  • Da khô hoặc nứt nẻ.

Các triệu chứng dị ứng da mặt đa số thường nhẹ, có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, trong một số ít các trường hợp có thể gây ra sốc phản vệ hay nặng hơn đe dọa đến tính mạng.

da-mat-bi-noi-man-do-ngua-la-dau-hieu-dien-hinh-cua-di-ung.webp

Da mặt bị nổi mẩn đỏ, ngứa là dấu hiệu điển hình của dị ứng

Phân biệt dị ứng da mặt và kích ứng da

Triệu chứng dị ứng da mặt và kích ứng da có nhiều điểm chung, vì vậy, rất nhiều người nhầm lẫn chúng với nhau. Nhưng thực chất, hai tình trạng này là khác nhau, cần phân biệt rõ ràng để đưa ra cách xử trí thích hợp. Cụ thể:

 

Kích ứng da 

Dị ứng da

Nguyên nhân 

Mỹ phẩm, các chất bảo quản, chất có tính tẩy rửa mạnh, acid hay bazơ mạnh, hương liệu,...

Nhiều nguyên nhân khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Biểu hiện

Nổi nốt mụn nước mẩn đỏ, sưng tấy, ngứa, khô, bong tróc da,... chỉ ở vùng tiếp xúc.

Các triệu chứng tương tự kích ứng da nhưng xảy ra ở phạm vi rộng hơn như cổ, chân, tay,... và mức độ thường nặng hơn.

Thời gian

Triệu chứng thường đến nhanh và hết sau vài giờ hay vài ngày.

Thời gian có thể đến chậm hơn, tuy nhiên, lại kéo dài hơn kích ứng da.

Cách xử trí hiệu quả khi dị ứng da mặt

Các triệu chứng dị ứng da mặt thường nhẹ và có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, nếu không điều trị đúng cách sẽ khiến bệnh tiến triển thành mạn tính khó chữa. Dưới đây là một số cách xử trí dị ứng da mặt hiệu quả bạn có thể áp dụng.

Cách xử trí dị ứng da mặt tại nhà

Nếu dị ứng da mặt ở mức độ nhẹ, bạn có thể xử trí tại nhà bằng một số cách đơn giản như:

  • Trị dị ứng da mặt bằng sữa/sữa chua: Nhờ hàm lượng lớn kẽm cùng với các acid ferulic, beta-glucan, sữa/sữa chua giúp làm dịu vùng da bị tổn thương, nóng rát do dị ứng. Trộn bột yến mạch với sữa/sữa chua sẽ không chỉ giúp giảm tình trạng dị ứng mà còn cấp ẩm, làm trắng da hiệu quả. 
  • Trị dị ứng da mặt bằng sữa/sữa chua: Trong lá chè xanh chứa lượng lớn thành phần tanin, có tính mát, vị đắng chát, tác dụng thanh nhiệt giải độc, kháng viêm hiệu quả. Bạn có thể đun nước lá chè xanh để tắm kết hợp với uống nước chè để điều trị các triệu chứng ngứa, dị ứng da, viêm da, mề đay mẩn ngứa,...
  • Cao nhàu, cao gan: Chứa một lượng lớn flavonoids, là chất giúp kích hoạt sản sinh các tế bào lympho B, lympho T, tế bào NK và tế bào bạch cầu trung tính. Từ đó, tăng cường sức khỏe hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bên cạnh đó, cao nhàu và cao gan theo đông y có tính ôn mát, tác dụng thanh nhiệt giải độc, hỗ trợ chức năng gan hiệu quả.

cao-nhau-co-tac-dung-thanh-nhiet-giai-doc-ho-tro-cai-thien-di-ung-da-mat.webp

Cao nhàu có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hỗ trợ cải thiện dị ứng da mặt

Dùng thuốc điều trị da mặt bị dị ứng

Trong trường hợp dị ứng mức độ nặng, bạn cần điều trị bằng thuốc. Một số thuốc điều trị dị ứng da mặt thường dùng bao gồm:

  • Thuốc kháng histamin: Phản ứng dị ứng xảy ra khi lượng histamine giải phóng ra mao mạch quá nhiều. Do vậy, thuốc kháng histamin được coi là thuốc đầu tay khi bác sĩ kê đơn dị ứng. Thuốc có tác dụng làm giảm các triệu chứng của dị ứng như sưng tấy, mẩn đỏ, giảm ngứa ngáy, phát ban trên mặt,…
  • Corticosteroid: Corticosteroid được biết đến là thuốc chống viêm. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng ức chế miễn dịch, từ đó, làm giảm các triệu chứng của phản ứng dị ứng.
  • L-Carnitine Fumarate: Có tác dụng tăng cường sức khỏe chức năng gan thận, tăng khả năng lọc và đào thải chất độc ra khỏi cơ thể.

Chăm sóc sau khi da mặt bị dị ứng

Da mặt đặc biệt nhạy cảm, nhất là sau khi bị dị ứng. Vì vậy, cần chăm sóc da mặt cẩn thận để tránh kích ứng.

  • Không dùng các loại mỹ phẩm sau khi bị dị ứng.
  • Ưu tiên dưỡng ẩm da bằng các sản phẩm như vaseline, bột yến mạch, sữa tươi,...
  • Chỉ rửa mặt bằng nước sạch (tránh dùng nước nóng).
  • Ăn uống đầy đủ chất để nhanh chóng phục hồi.

lam-sach-mat-voi-nuoc-tranh-cac-san-pham-chua-chat-tay-rua.webp

Làm sạch mặt với nước, tránh các sản phẩm chứa chất tẩy rửa

Lưu ý trong phòng ngừa dị ứng da mặt

Tùy từng bệnh dị ứng mà có thể ngăn ngừa theo những cách khác nhau:

  • Dị ứng thức ăn: Nếu bạn không chắc chắn về thực phẩm có gây dị ứng hay không thì cần hỏi thêm thông tin hoặc không ăn. 
  • Động vật: Hạn chế nuôi động vật hay tiếp xúc với động vật, không cho động vật nằm chung chăn ga nếu bạn có cơ địa dễ bị dị ứng.
  • Thường xuyên giặt chăn gối: Mạt bụi trong chăn gối có thể khiến bạn bị dị ứng. Do đó, bạn nên sử dụng chăn gối chống dị ứng, hay thường xuyên vệ sinh chăn gối.
  • Phấn hoa: Rất khó để kiểm soát được phấn hoa. Vì vậy, bạn nên đem theo kính và khẩu trang khi ra ngoài để giảm bớt khả năng bị dị ứng phấn hoa.
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể và môi trường sạch sẽ.

Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin về phản ứng dị ứng da mặt. Chúc bạn đọc có trải nghiệm thú vị trên website cũng như có thêm nhiều kiến thức bổ ích về sức khỏe hơn. Nếu còn thắc mắc cần tư vấn về bệnh dị ứng da mặt, xin vui lòng ghi lại thông tin hoặc câu hỏi dưới phần bình luận để được chuyên gia giải đáp! 

Link tham khảo

https://www.medicalnewstoday.com/articles/321376

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/8610-allergy-overview

https://www.nhs.uk/conditions/food-allergy/diagnosis/

Bình luận

Bài viết nổi bật