Da mặt bị ngứa là tình trạng da liễu đang ngày càng phổ biến, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu bạn bị ngứa da mặt mà không phải do dị ứng thì rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe xấu đang diễn ra bên trong cơ thể. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về hiện tượng da mặt bị ngứa và những cách chữa trị hiệu quả trong bài viết sau đây.
Tại sao da mặt bị ngứa?
Có vô số nguyên nhân dẫn đến tình trạng da mặt bị ngứa, trong đó phổ biến là do da khô, dị ứng thời tiết và tiếp xúc với chất gây kích ứng. Bên cạnh đó, tác dụng phụ của thuốc cũng có thể gây nên tình trạng dị ứng, ngứa da mặt.
Nguy hiểm hơn, da mặt bị ngứa còn có thể xuất phát từ nguyên nhân ở bên trong cơ thể, do một số vấn đề về sức khỏe như thiếu sắt, người bị bệnh gan, tuyến giáp, bệnh đa xơ cứng, ung thư,... Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu sâu hơn về các nguyên nhân làm da mặt bị ngứa, bao gồm:
Da mặt có thể bị ngứa do dị ứng
Do phản ứng dị ứng
Dị ứng thường xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng với các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể như bụi hoặc phấn hoa,... Khi điều này xảy ra, cơ thể sẽ giải phóng histamin và các chất hóa học khác vào máu. Chính việc giải phóng các chất này là nguyên nhân gây ra triệu chứng dị ứng, điển hình đó là ngứa da mặt.
Có rất nhiều chất gây phản ứng dị ứng trên da như:
- Các vật dụng, trang sức có chứa kim loại như Niken.
- Một số thực vật và sinh vật biển có thể gây ngứa như cây thường xuân độc, cây sồi độc, cây sơn độc, cây hoa chuông, cây lưu ly, ớt cay, cua biển,...
- Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ làm ngứa da mặt, bao gồm aspirin, opioid, thuốc huyết áp, thuốc điều trị ung thư,...
- Một số loại mỹ phẩm có thành phần dễ gây kích ứng da như son, kem nền, phấn,...
- Dị ứng thời tiết, nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột sẽ làm làn da dễ bị mẩn ngứa, kích ứng, đặc biệt là vào những thời khắc chuyển mùa hay ngày hè quá oi bức hoặc ngày đông hanh khô.
Một số mỹ phẩm có thể làm kích ứng, gây ngứa da mặt
Nội tiết tố thay đổi
Da mặt bị ngứa cũng có thể gặp khi bạn đang mang thai hoặc sau thời kỳ mãn kinh. Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể. Trong thời gian mang thai, người mẹ thường gặp phải tình trạng ứ mật thai kỳ cũng là một nguyên nhân dẫn tới các triệu chứng mẩn ngứa trên da.
Hiện tượng ngứa da mặt cũng phổ biến hơn ở người lớn tuổi do sự thay đổi nồng độ pH và sự suy giảm một số hormone, giảm khả năng giữ nước. Điều này khiến làn da mỏng hơn, khô và ngứa.
Do da khô, thiếu nước
Da khô là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng da mặt bị ngứa. Một người có thể bị khô da trên mặt vì nhiều lý do. Chúng có thể bao gồm:
- Rửa mặt quá thường xuyên, nhất là việc sử dụng các loại sữa rửa mặt có tính tẩy rửa mạnh làm mất cân bằng độ ẩm, độ pH trên da.
- Do da mặt rất nhạy cảm mà phải tiếp xúc với môi trường có độ ẩm không khí thấp trong thời gian dài, dẫn tới tình trạng mất nước trên da, ngứa, kích ứng.
Do mắc các bệnh da liễu
Da mặt bị ngứa không chỉ đơn thuần là do dị ứng, da khô mà còn là biểu hiện của những vấn đề da liễu. Những người gặp các tình trạng da sau đây có thể bị ngứa trên mặt:
- Bệnh thủy đậu, zona do virus gây ra. Biểu hiện là ngứa da mặt kèm theo những nốt mụn nước.
- Viêm nang lông, tuyến mồ hôi tiết ra quá nhiều làm bít tắc lỗ chân lông dẫn tới tình trạng các nang lông bị viêm, gây ngứa da mặt.
- Eczema - vấn đề da liễu liên quan đến yếu tố cơ địa. Người bị eczema thường có làn da rất nhạy cảm, dễ ngứa, đỏ và viêm.
- Phát ban có thể xảy ra do phản ứng dị ứng hoặc khi cơ thể bị sốt, các vi sinh vật gây bệnh tấn công, gây ra các vết sưng tấy và ngứa trên da.
- Bệnh vảy nến - tình trạng da liễu mạn tính làm xuất hiện các mảng da đỏ, có vảy phát triển gây ngứa, nhất là trên da mặt.
Viêm nang lông dẫn tới tình trạng mụn và da mặt bị ngứa
Do mắc các bệnh lý khác
Da mặt bị ngứa trong thời gian dài mà không rõ nguyên nhân có thể cảnh báo bệnh lý tiềm ẩn liên quan đến các cơ quan trong cơ thể như tuyến giáp, thận, gan,... Một số người mắc tiểu đường và HIV cũng có thể bị ngứa.
Theo một nghiên cứu năm 2015 thì có tới 69% những người bệnh xơ gan mật nguyên phát bị ngứa và 75% trong số họ cho biết đã từng bị ngứa trước khi nhận được kết quả chẩn đoán chính xác từ bác sĩ. Tình trạng ngứa mạn tính có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và giấc ngủ cũng như chất lượng cuộc sống.
Một số người có thể bị ngứa trên mặt do tổn thương dây thần kinh. Điển hình là ngứa do tổn thương dây thần kinh khu trú. Trong đó lưu ý đối với những bệnh nhân đột quỵ và đa xơ cứng bởi vì họ có nguy cơ cao bị tổn thương dây thần kinh, dẫn tới triệu chứng ngứa da mặt. Đôi khi, da mặt bị ngứa cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng ung thư da.
Tốt nhất khi gặp phải tình trạng da mặt bị ngứa mà không rõ nguyên nhân, bạn nên đến bệnh viện, cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Việc này sẽ đảm bảo phát hiện chính xác và điều trị đúng vào căn nguyên, tránh để bệnh diễn biến trầm trọng, khó chữa.
Thuốc điều trị da mặt bị ngứa
Để khắc phục tình trạng da mặt bị ngứa, các bác sĩ có thể kê đơn thuốc uống, thuốc bôi ngoài da hoặc một số loại kem dưỡng phù hợp với cơ địa của từng người. Đối với các trường hợp bị ngứa da mặt do nguyên nhân đơn giản là dị ứng, da khô thì thường dùng một số loại thuốc sau đây:
- Thuốc kháng histamin: Đây chính là loại thuốc thường dùng điều trị bệnh nổi mề đay, dị ứng,... Thuốc có tác dụng theo cơ chế ngăn chặn sự hình thành và hoạt động của histamin trong các phản ứng viêm, do đó giảm nhanh các triệu chứng ngứa do dị ứng. Hiện nay, các thuốc kháng histamin dùng đường uống thế hệ mới có tác dụng an thần thấp, chẳng hạn như Zyrtec hoặc Claritin được ưa thích hơn loại thuốc cũ như Benadryl hoặc Atarax. Kem kháng histamin bôi tại chỗ cũng thường được sử dụng như Benadryl.
- Dùng thuốc Corticosteroid: Những thuốc này thuộc nhóm steroid có tác dụng ức chế hệ thống miễn dịch và giảm viêm. Thuốc có hiệu quả nhanh tuy nhiên cũng gây ra những tác dụng phụ như teo da, suy tuyến thượng thận,... khi dùng trong thời gian dài và quá liều lượng cho phép. Do đó bạn cần rất cẩn trọng khi sử dụng các thuốc Corticosteroid, chỉ được phép dùng theo chỉ định của bác sĩ. Một số thuốc thường dùng để giảm ngứa hiện nay đó là Hydrocortisone 2 % Cream, Medrol, Prednisolone Tablets, Hidem Cream,...
- Thuốc gây tê tại chỗ: Đối với các trường hợp da mặt bị ngứa do tổn thương dây thần kinh, bạn có thể được kể một số thuốc gây tê cục bộ, gabapentin hoặc miếng dán capsaicin để giảm ngứa.
- Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ: Đây là những thuốc làm giảm phản ứng dị ứng của cơ thể bằng cách ức chế hoạt động của các tế bào miễn dịch T. Do đó thuốc có tác dụng giảm ngứa, giảm viêm trong các bệnh da liễu. Thuốc bôi ngoài da thường hay được sử dụng đó là Tacrolimus Pimecrolimus.
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ giúp giảm ngứa da mặt nhanh chóng
Cách chữa da mặt bị ngứa tại nhà
Sử dụng thuốc giúp giảm ngứa nhanh nhưng đó không phải là giải pháp an toàn đối với một số người trong điều kiện đặc biệt không thể dùng thuốc. Để khắc phục tình trạng da mặt bị ngứa an toàn, hiệu quả cũng như giảm được tác dụng phụ khi dùng thuốc, bạn có thể thực hiện một số phương pháp chăm sóc da mặt và uống kết hợp những thảo dược sau đây:
Cách chăm sóc da mặt bị ngứa
Để giúp làn da hết ngứa và nhanh chóng được phục hồi, bạn có thể tham khảo một số phương pháp chăm sóc da ngay tại nhà. Cụ thể như sau:
- Nếu da mặt bị ngứa do da khô, có thể dưỡng ẩm để giảm ngứa. Mục đích của kem dưỡng ẩm là chống mất nước và bổ sung nước cho da. Kem dưỡng ẩm chứa các thành phần khác nhau như urê, axit glycolic và lactic,...
- Nếu bạn bị ngứa da do côn trùng đốt: Trước tiên hãy làm sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng và nước sạch để loại bỏ những độc tố được tiết ra từ các loài sâu bọ, côn trùng. Tiếp đến có thể chườm lạnh khoảng 10 phút lên vùng da đó để giảm ngứa và làm dịu da.
Học viện Da liễu Hoa Kỳ khuyên bạn nên làm theo những lời khuyên sau để ngăn ngừa hiện tượng ngứa da mặt:
- Chọn sữa rửa mặt dịu nhẹ, không có mùi thơm và không chứa cồn để tránh gây khô, kích ứng da.
- Làm sạch da mặt mỗi ngày một lần vào buổi tối, sau đó rửa sạch bằng nước mát vào buổi sáng.
- Hãy sử dụng kem dưỡng ẩm thích hợp sau khi rửa mặt để đảm bảo cung cấp đủ ẩm cho làn da của bạn.
Sử dụng thảo dược
Bên cạnh việc dùng thuốc, các bác sĩ da liễu cũng khuyến khích sử dụng một số sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên nhằm chữa lành từ bên trong, giúp giảm triệu chứng ngứa da ở bên ngoài cơ thể. Có thể kể đến một số thảo dược điển hình như:
- Các loại trà thảo mộc: Nếu tình trạng da mặt bị ngứa cứ tái diễn nhiều lần thì rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe tiềm ẩn bên trong cơ thể như nóng gan, nhiệt,... Do đó bạn có thể sử dụng một số loại trà thảo mộc như trà atiso, trà hoa cúc, nước rau má,... để làm mát gan, giải độc, giảm ngứa.
- Trái nhàu: Các nhà khoa học Levand O và Larson HO tìm ra nhiều thành phần chống oxy hóa trong trái nhàu như vitamin C, vitamin A, rutin,... vào năm 1974. Các chất chống oxy hóa này có tác dụng rất tốt đối với cơ thể, tăng cường sức đề kháng và làm giảm phản ứng viêm, giảm ngứa da. Tiếp đến là hai hoạt chất MCL-ext và MCF-ext được tìm thấy trong trái nhàu vào năm 2014 bởi các nhà khoa học Nhật Bản. Từ đó đã khẳng định được tác dụng của trái nhàu đối với cơ thể. MCL-ext và MCF-ext ức chế phản ứng viêm khi bị sưng tai, tương tự như viêm gây ra ngứa trong các phản ứng dị ứng.
Uống nước ép trái nhàu để tăng cường sức đề kháng và giảm viêm, giảm ngứa da mặt hiệu quả
Trên đây là tổng hợp những thông tin về tình trạng da mặt bị ngứa và những cách khắc phục hiệu quả. Hãy liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại số điện thoại hoặc bình luận ngay phía dưới. Chúng tôi rất sẵn lòng giúp quý bạn đọc giải đáp những thắc mắc một cách nhanh nhất có thể!
Link tham khảo:
https://www.medicalnewstoday.com/articles/327492
https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/dry-skin
https://www.verywellhealth.com/what-causes-an-itchy-face-770357
https://www.nhs.uk/conditions/itchy-skin/
https://health.clevelandclinic.org/home-remedies-for-itchy-skin/