Ho dị ứng là bệnh gì và làm sao để điều trị hiệu quả?

Họ dị ứng có thể xảy ra với bất kỳ ai, nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến ho mãn tính, viêm phế quản hoặc viêm phổi. Vậy nguyên nhân gây ho dị ứng là gì và cách điều trị căn bệnh này như thế nào?

Ho dị ứng là gì?

Ho dị ứng là tình trạng niêm mạc họng bị kích ứng do những yếu tố từ bên ngoài như: thức ăn, thời tiết, phấn hoa, lông động vật,…gây ra các phản xạ ho. Nếu không có biện pháp phòng tránh và điều trị thích hợp sẽ dẫn đến tình trạng bệnh tiến triển nhanh và chuyển sang thể nặng thành viêm đường hô hấp.

Khi bị ho dị ứng người bệnh thường có biểu hiện như:

- Ho thành từng cơn, nhất là trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.

- Những cơn ho thường kèm theo biểu hiện ngứa rát cổ họng.

- Ho khan hoăc ho có đờm nhưng làm xét nghiệm thấy bạch cầu không tăng.

Nguyên nhân gây ho dị ứng 

Những tác nhân từ bên ngoài môi trường như: thời tiết, thực phẩm, hóa chất...có thể gây ra tình trạng ho dị ứng thời tiết.

Ho dị ứng thời tiết

Ho dị ứng thời tiết là tình trạng ho do thay đổi thời tiết, thường xảy ra vào những thời điểm giao mùa hoặc trời chuyển lạnh. Đối với những người thuộc trường hợp này, vùng họng thường nhạy cảm hơn và dễ bị kích ứng. Ho do thay đổi thời tiết thường là ho khan kèm theo ngứa rát cổ họng.

Phấn hoa

Phấn hoa là một trong những nguyên nhân gây ho dị ứng. Vì hạt phấn hoa cực kỳ nhỏ và bay lơ lửng trong không khí. Khi chúng ta hít thở, phấn hoa có thể dính vào lớp niêm mạc mũi họng dẫn đến triệu chứng đặc trưng như: ho, ngứa mũi, sổ mũi, ngứa mắt,…

Lông của vật nuôi

Hiện nay, những con vật dễ thương như: chó, mèo, chuột,...được nuôi dưỡng và chăm sóc giống như một thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, những vật nuôi này có thể là nguyên nhân gây triệu chứng ho dị ứng cho bạn. Lông của chúng có thể bám vào quần áo, ghế, thảm, hoặc bay lơ lửng trong không khí. Ở người có cơ địa mẫn cảm, khi lông của vật nuôi đi vào cơ thể thông qua việc hít thở có thể gây ho dị ứng, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt….

long-vat-nuoi.jpg

Lông của thú cưng là nguyên nhân gây ra tình trạng ho dị ứng

Nấm mốc

Nấm mốc thường xuất hiện ở những nơi ẩm ướt và có thể xâm nhập vào cơ thể của chúng ta gây ra phản ứng dị ứng. Người bị dị ứng nấm mốc thường có biểu hiện ho, hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, kích ứng mắt, hen suyễn.

Cách phòng tránh và điều trị ho dị ứng

Ho dị ứng liên tục có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Do đó, để hạn chế tình trạng khó chịu này bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau.

Trị ho dị ứng bằng thuốc

- Thuốc kháng histamin: Đối với những người có cơ địa dị ứng hoặc có tiền sử bệnh dị ứng nên sử dụng thuốc kháng histamin để làm dịu, giảm ho.

- Thuốc giảm ho: Sử dụng các loại thuốc có tác dụng giảm và ức chế trung tâm gây ho.

- Thuốc long đờm: Đối với người bệnh bị ho kèm theo đờm có thể sử dụng một số loại thuốc để làm loãng đờm.

thuoc-di-ung-giam-ho.jpg

Sử dụng thuốc kháng histamin để điều trị ho dị ứng

Sử dụng mẹo dân gian để chữa ho dị ứng

- Siro ho mật ong: Có nhiều nghiên cứu cho thấy, mật ong có hiệu quả khá tốt trong điều trị ho và đau họng. Bạn có thể dùng mật ong nguyên chất hoặc trộn mật ong với dầu dừa và nước cốt chanh để giảm ho.

mat-ong-giam-ho.jpg

Mật ong có tác dụng khá tốt trong việc giúp giảm ho

- Gừng: Bạn có thể tự chế biến trà gừng bằng cách đun sôi 3 ly nước với 12 lát gừng tươi khoảng 20 phút rồi dùng, có thể cho thêm 1 muỗng canh mật ong và chút chanh để giảm ho.

- Ngậm chanh tẩm muối: Lấy chanh thái lát mỏng tẩm với chút muối rồi ngậm sẽ giúp giảm ho hiệu quả, ngoài ra bạn cũng có thể uống một ly nước chanh nóng với đường hay mật ong cũng khá tốt.

- Vòi sen nước nóng: Hơi nước nóng có thể nới lỏng ùn tắc hô hấp, nới lỏng nghẹt mũi, đờm và giảm ho.

- Dứa: Một số người thường có cảm giác ngứa ở cổ họng sau khi ăn dứa hoặc uống nước ép dứa. Đó có thể là do họ dị ứng với các loại trái cây. Tuy nhiên, đối với hầu hết mọi người thì dứa lại là một phương thuốc rất tốt để chữa trị chứng ho dị ứng. Trong dứa có chứa một loại enzyme quan trọng có tên là bromelain. Hợp chất này có tác dụng chống viêm, giúp ngăn chặn chứng viêm đường hô hấp do ho dị ứng gây ra.

- Cây xương sông: Búp lá non của cây xương sông không chỉ có tác dụng chữa ho mà còn trị được khản tiếng do viêm thanh quản. Bạn có thể sử dụng kết hợp lá xương sông với lá hẹ để chữa ho dị ứng bằng cách rửa sạch, thái nhỏ, trộn đều với đường. Sau đó đem đi hấp cách thủy, để nguội và uống trong ngày.

- Nước vo gạo và rau diếp cá: Đầu tiên bạn cần chuẩn bị một nắm lá diếp cá và một bát nước vo gạo. Bước tiếp theo là rửa sạch lá diếp cá rồi đem đi xay nhuyễn. Sau đó, lấy bát nước vo gạo trộn đều với diếp cá đã xay nhuyễn, đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút. Cuối cùng, bạn chỉ cần lọc lấy nước và uống.

rau-diep-ca.jpg

Công thức trị ho dị ứng bằng rau diếp cá và nước vo gạo

Cách phòng tránh ho dị ứng

Bên cạnh việc áp dụng các phác đồ điều trị ho dị ứng, người bệnh cũng cần áp dụng một số biện pháp sau để phòng tránh ho hiệu quả hơn:

  • Tránh xa các tác nhân gây bệnh
  • Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh khói bụi
  • Tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch bằng cách tập thể dục, thể thao
  • Duy trì chế độ ăn uống điều độ: ăn các thực phẩm tươi, có nguồn gốc thiên nhiên, bổ sung thêm vitamin C (cam, bưởi, ổi, … ), tránh các thức ăn ôi thiu, đồ ăn chế biến sẵn,...
  • Uống nhiều nước để giữ ẩm đường hô hấp, làm loãng nhầy trong cổ họng
  • Sử dụng thêm một số sản phẩm bảo vệ sức khỏe để phòng và hỗ trợ điều trị ho dị ứng.

Bình luận

Bài viết nổi bật