Dấu hiệu dị ứng hải sản và cách điều trị

Hải sản là nhóm thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, tuy nhiên hải sản có vỏ lại là nhóm thức ăn dễ gây dị ứng nhất trong các trường hợp bị dị ứng thực phẩm. Biểu hiện dị ứng hải sản khá đa dạng và thường xảy ra nhanh, có khi chỉ vài chục phút hay vài giờ sau khi ăn. Nếu bị nhẹ thì có thể nổi mề đay, mẩn ngứa, cảm thấy nôn nao khó chịu rồi giảm dần. Trường hợp nặng có thể bị nổi ban, rất ngứa, phù nề mặt hay khó thở, nôn, đau quặn bụng,… thậm chí có thể gây tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

Dị ứng hải sản là gì?

Dị ứng hải sản là phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch trong cơ thể đối với protein của một số loại nhất định, đặc biệt là hải sản có vỏ như: tôm, cua, nghêu, hàu, tôm hùm, bạch tuộc, mực, sò điệp,...

Có một số người bị dị ứng với tất cả các loại hải sản, nhưng cũng có những người chỉ phản ứng với một số loại nhất định. Vậy, tại sao lại bị dị ứng hải sản?

Nguyên nhân gây dị ứng hải sản

Dị ứng hải sản xảy ra khi hệ miễn dịch nhận định protein trong các loại đồ biển có vỏ như: tôm, cua, mực, hàu, sò,… là “dị nguyên”. Sau đó, cơ thể bắt đầu sản sinh kháng thể (IgE) và kích hoạt các chất trung gian gây dị ứng như serotonin và histamine. Các chất trung gian này sau khi được giải phóng vào da và niêm mạc sẽ xuất hiện các triệu chứng lâm sàng.

Tuy nhiên, không phải ai cũng bị dị ứng sau khi ăn hải sản. Theo các chuyên gia da liễu, tình trạng này thường xảy ra ở những đối tượng sau: Người có cơ địa nhạy cảm, trẻ nhỏ, những người có tiền sử gia đình bị dị ứng hải sản.

tre-bi-di-ung-hai-san.jpg

Trẻ nhỏ dễ bị dị ứng hải sản

Triệu chứng dị ứng hải sản

Thông thường, các triệu chứng dị ứng hải sản sẽ xuất hiện sau khi ăn khá nhanh. Những biểu hiện phổ biến nhất gồm:

  • Phát ban, nổi mề đay hoặc chàm
  • Sưng môi, lưỡi, họng, tai hoặc các bộ phận khác của cơ thể
  • Khó thở, thở khò khè do đường thở bị tắc nghẽn
  • Đau bụng, buồn nôn hoặc nôn, tiêu chảy, co thắt dạ dày
  • Chóng mặt, ngất xỉu hoặc mất ý thức
  • Sốc phản vệ: nguy hiểm đến tính mạng

Cách chữa dị ứng hải sản

Hiện tại, cách điều trị tốt nhất là tránh các loại hải sản đặc biệt là những loại có vỏ dễ gây dị ứng: tôm, cua, nghêu, hàu, tôm hùm, bạch tuộc, mực, sò điệp,... Nhưng nếu dị ứng không giảm bớt hay có những diễn biến phức tạp, can thiệp sớm để hạn chế biến chứng là rất cần thiết.

Xử lý ở da

Nhìn chung, dị ứng hải sản thường biểu hiện ở da như nổi mề đay, ngứa hay phát ban da. Do đó, các biện pháp sẽ tập trung ở khía cạnh làm giảm triệu chứng và ngăn chặn tổn thương mới.

Trong một số trường hợp, ngứa da hay các triệu chứng dị ứng hải sản nhẹ khác có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp dị ứng hải sản mức độ nặng là nổi mề đay, phát ban khắp người. Mề đay có thể kèm phù mạch - một hiện tượng sưng sâu trong da, ảnh hưởng trực tiếp đến làn da và vẻ bề ngoài.

Trên thực tế, dị ứng hải sản ở da được điều trị bằng nhiều cách khác nhau, nhưng phổ biến nhất là chăm sóc da và thuốc chống dị ứng. Một miếng gạc lạnh hoặc khăn lạnh sẽ giúp bạn giảm ngứa, vừa dễ làm lại hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng một số thuốc chống dị ứng, chẳng hạn thuốc kháng histamin hay kháng viêm corticosteroid nếu tình trạng mề đay quá nặng hoặc biểu hiện toàn thân.

loai-bo-thuc-pham-gay-di-ung.jpg

Loại bỏ thực phẩm gây dị ứng để kiểm soát triệu chứng ban đầu

Điều trị đường tiêu hóa

Bên cạnh nổi mề đay hay phát ban ngứa do hải sản đặc biệt là những loại hải sản có vỏ cũng có thể gây dị ứng ở đường tiêu hóa, điển hình là buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc rối loạn đường ruột. Đối với trường hợp này, kích thích gây nôn để loại bỏ phần thức ăn còn sót lại trong dạ dày là biện pháp cần được tiến hành đầu tiên. Nếu bị tiêu chảy, nên cho người bệnh uống dung dịch oresol để bù nước và điện giải, tránh dùng thuốc cầm tiêu chảy sớm, bởi cơ thể đang cần thải hết chất độc ra ngoài.

Phòng ngừa các loại dị ứng hải sản

Dị ứng hải sản xảy ra bất cứ thời điểm nào, ngay cả khi bạn không gặp vấn đề gì với nó trước kia. Trong trường hợp đã từng bị dị ứng, cách duy nhất để ngăn ngừa phản ứng xảy ra một lần nữa, đó là là tránh tất cả các loại hải sản có vỏ. Điều này được thực hiện qua một vài lưu ý dưới đây:

  • Đọc nhãn thực phẩm: hải sản có vỏ có thể xuất hiện trong các sản phẩm đóng hộp hoặc chế biến sẵn. Do đó, đọc kỹ nhãn thực phẩm trước khi sử dụng là rất cần thiết.
  • Thận trọng khi ăn ngoài: khi ăn tại nhà hàng, nên thông báo với nhân viên phục vụ về vấn đề dị ứng hải sản có vỏ của bạn, giảm thiểu nguy cơ dị ứng chéo.
  • Giữ khoảng cách với hải sản có vỏ: không chỉ tránh tiếp xúc trực tiếp, không đi qua khu vực chế biến hoặc nơi bày bán chúng cũng là những lưu ý mà bạn nên chú ý.

Với những người chưa từng bị dị ứng hải sản cũng nên lưu ý, khi ăn tránh ăn kèm với các thực phẩm giàu vitamin C (cam, quýt, dưa hấu, lựu,…). Bởi hải sản thường chứa asen pentavenlent khi kết hợp với vitamin C có thể chuyển thành thạch tín, dễ gây ngộ độc và tăng nguy cơ bị dị ứng.

Dị ứng hải sản là một phần của dị ứng thực phẩm, nhưng lại chiếm tỉ lệ lớn trong các phản ứng có liên quan đến thức ăn. Đây là thực trạng và cũng là dấu hiệu cho thấy, sức đề kháng của con người đang ngày càng giảm sút, báo động về tình trạng sức khỏe của mỗi chúng ta. Kết quả là, dị ứng hải sản xuất hiện nhiều, diễn biến nghiêm trọng và phức tạp hơn.

khu-vuc-chua-hai-san.png

Không đi qua khu vực chế biến hải sản để hạn chế dị ứng

Khi bị dị ứng hải sản, nếu không quá nặng hãy áp dụng theo các biện pháp đã làm rõ ở trên. Trường hợp dị ứng hải sản gây ngứa dữ dội, đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng, bạn nên tìm gặp bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp. Một số loại thuốc thường được chỉ định khi điều trị dị ứng hải sản: thuốc kháng histamin, thuốc bôi ngoài da,...

Tuy nhiên, đó chỉ là các biện pháp có thể áp dụng tạm thời, bạn cần sử dụng thêm các sản phẩm chứa thành phần như cao nhàu, cao gan... đã được nghiên cứu khoa học lâm sàng đểhỗ trợ cải thiện tình trạng dị ứng và tránh bệnh tái phát tốt hơn.

Bình luận

Bài viết nổi bật