Dị ứng đạm sữa bò là gì?
Theo Học viện Dị ứng và Miễn dịch lâm sàng Châu Âu (EAACI) và Tổ chức Dị ứng Thế giới (WAO), dị ứng đạm sữa bò là phản ứng nhầm lẫn của hệ miễn dịch khi tiếp xúc với thành phần đạm của sữa bò hoặc các sản phẩm làm từ sữa bò. Dị ứng đạm sữa bò phổ biến ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, tuy nhiên có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Theo nhiều báo cáo, dị ứng đạm sữa bò chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại thực phẩm mà trẻ hay dị ứng (khoảng 2-7,5%). Các triệu chứng lâm sàng tức thì thường là ngứa ngáy, nổi mề đay, sưng tấy và khó thở.
Nguyên nhân xuất hiện dị ứng đạm sữa bò
Sữa bò chứa nhiều chất gây dị ứng, trong đó có 2 loại đạm: Casein và whey. Trong whey có chứa alpha và beta-lactoglobulin cùng casein gồm các thành phần alpha và beta-casein. Đây là tác nhân chính thường gây ra phản ứng dị ứng. Đặc biệt, thành phần lactoglobulin dễ gây dị ứng ở trẻ em. Trong khi casein thường gây dị ứng ở thanh thiếu niên hoặc người trưởng thành.
Ở người dị ứng đạm sữa bò, cơ thể tạo ra các kháng thể ức chế chất gây dị ứng sữa khác nhau (ví dụ như kháng thể IgE). Các kháng thể dị ứng này liên kết với tế bào dị ứng trong cơ thể, được gọi là các cuộc gọi mast và basophil. Khi tiêu thụ sữa hoặc các sản phẩm từ sữa, cơ thể sẽ nhanh chóng nhận diện và kích hoạt hệ thống miễn dịch giải phóng histamin cũng như chất trung gian hóa học khác - gây ra triệu chứng dị ứng từ nặng đến nhẹ.
Trẻ em dễ bị dị ứng đạm sữa bò hơn người lớn, do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Trẻ em có cơ địa dị ứng với các tác nhân khác hoặc mắc viêm da dị ứng mạn tính thì nhiều khả năng bị dị ứng. Ngoài ra, nếu tiền sử gia đình (đặc biệt là bố mẹ) gặp tình trạng dị ứng, thì nguy cơ bé bị dị ứng đạm sữa bò cũng cao.
Trẻ có nguy cơ dị ứng đạm sữa bò cao hơn do hệ miễn dịch còn yếu
Những dấu hiệu nhận biết dị ứng đạm sữa bò
Dấu hiệu dị ứng đạm sữa bò thường xuất hiện ngay khi ăn/uống sữa bò hoặc các sản phẩm có thành phần sữa bò. Biểu hiện dị ứng có thể nặng hay nhẹ tùy theo cơ địa, độ tuổi của từng người.
Dấu hiệu bé bị dị ứng đạm sữa bò
Các triệu chứng phổ biến nhất của dị ứng sữa bò ở trẻ sơ sinh thường xảy ra trên hệ tiêu hóa. Các protein trong sữa bò gây ra khí trong dạ dày và ruột của trẻ, dẫn đến đau bụng, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Ngoài ra, các triệu chứng trên da cũng xuất hiện như: Nổi mề đay, ngứa ngáy, đỏ rát da. Những triệu chứng này khiến bé rất cáu kỉnh và hay quấy khóc.
Dấu hiệu dị ứng đạm sữa bò ở người lớn
Triệu chứng dị ứng đạm sữa bò ở người lớn cũng tương tự như ở trẻ nhỏ. Các triệu chứng nhẹ có thể là phát ban hoặc nổi mề đay, ngứa rát, chảy nước mắt, đỏ mắt,... Chúng chỉ ảnh hưởng tới một vùng của cơ thể. Trong khi các triệu chứng nặng hơn sẽ lây lan sang những bộ phận khác gây khó thở, nghiêm trọng nhất là sốc phản vệ (trường hợp khẩn cấp hiếm gặp, có thể đe dọa tính mạng). Biểu hiện đầu tiên là tình trạng ngứa ở mắt hoặc mặt dữ dội. Trong vòng vài phút, các triệu chứng nghiêm trọng hơn xuất hiện như:
- Sưng họng, có thể gây ra các vấn đề về nuốt và thở.
- Đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy.
- Nổi mề đay và sưng tấy (phù mạch).
- Có thể lú lẫn, chóng mặt do tụt huyết áp.
Ngứa ngáy, nổi mề đay là triệu chứng dị ứng đạm sữa bò ở người lớn
Phân biệt dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose
Dị ứng đạm sữa bò thường bị nhầm lẫn với chứng bất dung nạp lactose (một loại đường tự nhiên có trong sữa), nhưng chúng hoàn toàn khác nhau. Bất dung nạp lactose là một dạng phản ứng khác với sữa, khi cơ thể không có khả năng tiêu hóa lactose. Bất dung nạp lactose có thể là tạm thời, thường chỉ xuất hiện vài ngày hoặc vài tuần. Nguyên nhân chính là do thiếu hụt enzyme lactase có nhiệm vụ phân giải lactose. Lactose không được phân giải di chuyển vào đại tràng tương tác với vi khuẩn gây ra các triệu chứng chỉ xuất hiện trên đường tiêu hóa bao gồm đầy hơi, đau bụng cồn cào, tiêu chảy và nôn mửa. Tình trạng này không phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà thường gặp ở người lớn. Trong khi dị ứng đạm sữa bò thì ngược lại.
Cách xử trí khi trẻ bị dị ứng đạm sữa bò
Khi trẻ có triệu chứng dị ứng đạm sữa bò, cha mẹ nên bình tĩnh và cho bé tạm dừng ngay việc sử dụng sữa bò hay các sản phẩm từ sữa bò. Nên đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để chẩn đoán và phát hiện kịp thời.
- Với trẻ sơ sinh: Nếu trẻ sơ sinh uống hoàn toàn sữa mẹ mà vẫn gặp tình trạng dị ứng, mẹ nên hạn chế sử dụng sữa bò và các sản phẩm từ nó.
- Với trẻ uống sữa công thức: Bạn nên đổi sang các loại sữa công thức khác như sữa đậu nành, sữa đạm thủy phân,...
- Sử dụng sản phẩm thảo dược: Trong các loại thảo dược thiên nhiên có cây nhàu nổi tiếng giúp cải thiện triệu chứng mề đay, mẩn ngứa, kháng viêm và giảm đau. Đặc biệt, nhàu còn có khả năng chống dị ứng và tăng cường miễn dịch đã được tiến hành nghiên cứu lâm sàng tại nhiều quốc gia như Nhật Bản. Sản phẩm chứa cây nhàu cùng nhiều thảo dược tự nhiên được đánh giá là an toàn, kể cả khi dùng cho trẻ em. Cha mẹ có thể cho bé uống cả viên hoặc nghiền nhỏ.
Nhàu được sử dụng với mục đích điều trị và phòng ngừa các tình trạng dị ứng
>>> XEM THÊM: Cách trị ngứa ở trẻ nhỏ hiệu quả
Cách phòng tránh dị ứng đạm sữa bò ở trẻ
Tránh tuyệt đối các sản phẩm chứa đạm sữa bò là cách duy nhất và tốt nhất giúp hạn chế phản ứng dị ứng đạm sữa bò. Ngoài ra, một số lưu ý giúp trẻ phòng ngừa xảy ra dị ứng như:
- Ba mẹ nên hướng dẫn trẻ thói quen kiểm tra thành phần của thực phẩm trước khi ăn, một số thành phần nên tránh như: Sữa bò và các sản phẩm khác có sữa bò, phô mai, kem phô mai,...
- Nuôi con bằng sữa mẹ bởi trong sữa mẹ có đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng tốt và giúp bảo vệ trẻ trước tình huống dị ứng đạm sữa bò.
Trên đây là bài tổng hợp về nguyên nhân, triệu chứng, cách xử trí cũng như cách phòng tránh khi bị dị ứng đạm sữa bò. Nếu còn thắc mắc về bệnh, hãy để lại bình luận hoặc số điện thoại bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp.
Link tham khảo:
https://www.verywellhealth.com/milk-allergy-83117