Da bị nổi sần và ngứa là bệnh gì? Đâu là cách điều trị tối ưu?

Cùng với biểu hiện mẩn đỏ hay mụn nước thì nổi sần, ngứa trên da cũng rất thường gặp. Da bị nổi sần và ngứa là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau, trong đó phải kể đến mề đay, dị ứng, viêm da cơ địa... Vậy chúng ta nên làm gì để khắc phục tình trạng này?

Da bị nổi sần và ngứa do đâu?

Da là cơ quan chịu tác động trực tiếp từ môi trường bên ngoài nên dễ bị tổn thương khi có các tác nhân lạ xâm nhập. Lúc này, da có thể xuất hiện các mảng hoặc đốm phát ban màu đỏ, sần sùi, dày và ngứa.

Da bị nổi sần và ngứa do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

Mề đay

Đây là một phản ứng cấp hoặc mạn tính của mao mạch do dị ứng gây phù ở da và niêm mạc. Biểu hiện của bệnh là các dát đỏ, sẩn phù hơi nhô trên bề mặt da và gây ngứa khó chịu. Vùng da bị nổi mề đay sần sùi, phù nề và có thể kèm theo cảm giác nóng rát.

Khi cơ thể không kịp thích nghi với sự thay đổi đột ngột của thời tiết, hệ miễn dịch sẽ phản ứng lại bằng cách giải phóng ra chất trung gian hóa học histamin vào da, niêm mạc. Tùy vào từng cơ quan bị ảnh hưởng mà có triệu chứng khác nhau, phổ biến là hắt hơi, sổ mũi, ngứa da, sần sùi...

Phát ban da

Phát ban là tình trạng da xuất hiện các đốm hoặc mảng có màu hồng, đỏ. Khu vực ảnh hưởng thường nổi cộm hơn so với vùng da xung quanh. Tương tự như mề đay, phát ban da thường gây ngứa kèm theo nóng rát và châm chích (đôi khi chỉ gây ngứa đơn thuần). Vì vậy, hiện tượng da nổi sần và ngứa rất có thể là biểu hiện của phát ban da.

Viêm da tiếp xúc

Tổn thương da sẽ xảy ra khi tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố kích ứng (hóa chất, xi măng, kim loại, chất tẩy rửa...). Điểm đặc biệt ở bệnh lý này là nó gây tổn thương da khu trú ở vùng da tiếp xúc mà không lan ra toàn bộ cơ thể như mề đay hay phát ban ngứa.

viem-da-tiep-xuc-1-phan.png

Viêm da tiếp xúc chỉ khu trú ở một vùng trên cơ thể

Điều trị tình trạng da bị nổi sần và ngứa

Phần lớn các trường hợp da bị nổi sần và ngứa không quá nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, tình trạng này gây ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ và tâm lý người bệnh. Vì vậy, bạn cần có các biện pháp can thiệp và xử lý sớm để làn da nhanh được cải thiện.

Biện pháp không dùng thuốc

Có nhiều cách để giảm ngứa, sần da tại nhà, vừa đơn giản và hiệu quả, chẳng hạn:

  • Sử dụng kem dưỡng ẩm: Các sản phẩm dưỡng ẩm lành tính giúp làm dịu da, giảm ngứa và cải thiện tình trạng sần sùi đáng kể. Chỉ cần bôi kem dưỡng ẩm 2-3 lần/ngày sẽ giúp tái tạo làn da, phục hồi và tăng cường hàng rào bảo vệ.
  • Tắm nước thảo dược: Nếu da bị nổi sần và ngứa trên diện rộng, bạn có thể tận dụng một số nguyên liệu tự nhiên như trà xanh, trầu không... để nấu nước tắm. Các thảo dược này hầu hết đều có công dụng thanh nhiệt, làm mát và có hoạt tính chống viêm nên rất phù hợp với người bị ngứa ngáy ngoài da.
  • Dùng mật ong và lá húng quế: Dùng 50g lá húng quế tươi nghiền nát và lọc lấy nước cốt trộn cùng mật ong tạo thành hỗn hợp hơi sệt. Sau đó, bôi hỗn hợp này lên vùng da bị ngứa, để yên trong 30 phút rồi rửa lại với nước ấm. Húng quế có đặc tính chống viêm kết hợp các loại vitamin, dưỡng chất trong mật ong sẽ giúp phục hồi những tế bào bị tổn thương, giảm ngứa.

hung-que.png

Húng quế giúp giảm ngứa da hiệu quả

Dùng thuốc tây

Da bị nổi sần và ngứa khiến nhiều người khó chịu vì cuộc sống bị ảnh hưởng, e ngại khi giao tiếp. Do đó, nhiều người tìm đến các loại thuốc tân dược với hy vọng có thể cải thiện nhanh tình trạng bệnh của mình. Một số thuốc không kê đơn thường được dùng trong trường hợp này là: Thuốc kháng histamin, chống viêm corticosteroid... Nhìn chung, thuốc giúp giảm ngứa nhanh nhưng thời gian tác dụng lại ngắn, đi kèm với nhiều tác dụng phụ. Vậy nên, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn và cân nhắc trước sử dụng để đảm bảo an toàn.

Bình luận

Bài viết nổi bật