Dùng vảy trút chữa mề đay được không?
Vảy trút là vảy của con trút, còn gọi là tê tê. Theo đông y, vảy trút là một vị thuốc quý có vị mặn, tính vị, quy vào kinh can, có tác dụng giải độc, tiêu viêm, sát khuẩn, giảm đau... Chính vì vậy mà người ta tin rằng, vảy trút có thể chữa mề đay, thậm chí cả các bệnh hiểm nghèo khác. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có công trình khoa học nào công nhận tác dụng điều trị mề đay của vảy trút.
Sau đây là một vài hướng dẫn về cách sử dụng vảy trút chữa mề đay, tuy nhiên, người bệnh nên tham khảo và tìm hiểu kỹ trước khi quyết định áp dụng cho bản thân.
Vảy trút chữa mề đay có được không?
Hướng dẫn cách chữa mề đay bằng vảy trút
Đặc trưng của vảy trút là rất cứng bởi nó được tạo nên từ keratin, giống như móng, sừng... như các loại động vật khác. Theo y học cổ truyền nước ngoài, muốn dùng vảy trút chữa bệnh, trước hết cần rửa sạch, nướng phồng rồi tẩm với chút mỡ, giấm, dầu mè rồi đem đốt hoặc sao cùng bột yến, sau đó giã nhỏ thành bột mịn.
Ở nước ta, người ta bào chế vảy trút bằng cách ngâm với nước vôi loãng một ngày rồi sấy khô, rang nóng cùng cát, sau đó bảo quản trong hũ thủy tinh.
Hiện nay, dân gian lưu truyền 2 cách dùng vảy trút chữa mề đay như sau:
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị 10g bột vảy trút, 6g đương quy, 6g hoàng kỳ, 8g gai bồ kết, 5g bạch chỉ. Cách làm: Đem tất cả các nguyên liệu sắc cùng 500-600ml nước, đun nhỏ lửa đến khi còn khoảng 200ml thì bỏ ra chia làm 3 lần uống trong ngày.
- Bài thuốc 2: Lấy trực tiếp vảy trút đã tán nhuyễn thành bột bôi lên vùng da bị mề đay, mẩn ngứa, để yên trong 15 phút thì rửa lại với nước sạch.