Nổi mề đay sau sinh là tình trạng khá phổ biến gặp ở nhiều sản phụ. Tuy không quá nguy hiểm nhưng bệnh gây nên sự khó chịu cho người mẹ. Vậy nguyên nhân gây bệnh là do đâu và cách chữa trị như thế nào? Cùng tìm hiểu những thông tin về tình trạng bị nổi mề đay sau sinh qua bài viết ngay dưới đây.
Tại sao phụ nữ sau sinh dễ bị nổi mề đay?
Thời điểm sau sinh là lúc mà đề kháng của người mẹ bị suy giảm, từ đó dễ mắc phải các bệnh ngoài da và thường gặp nhất là nổi mề đay sau sinh. Một số nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể kể đến là:
Một số nguyên nhân làm cho phụ nữ sau sinh dễ nổi mề đay
- Sự thay đổi nội tiết tố: Tình trạng rối loạn nội tiết tố gây ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của cơ thể và đây được coi là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng nổi mề đay sau sinh. Trong giai đoạn mang thai và sau sinh, nồng độ hormone estrogen, progesterone có xu hướng tăng cao một cách đột ngột. Điều này khiến cơ thể không kịp thích nghi và hệ thống miễn dịch phản ứng chống lại sự thay đổi này. Nhiều trường hợp, người mẹ có thể dị ứng với những thứ mình chưa từng bị kích ứng trước đó gây nổi mề đay, mẩn đỏ, ngứa ngáy.
- Ăn uống không hợp lý: Sau khi sinh con, nhiều người mẹ sẽ có chế độ ăn kiêng khem nhiều thứ để không ảnh hưởng tới con. Kết hợp với việc căng thẳng, mệt mỏi khi chăm sóc con gây mất cân bằng trong cơ thể từ đó gân nên hiện tượng nổi mề đay sau sinh.
- Dị ứng thuốc: Thường gặp ở những phụ nữ sinh mổ, khi họ phải sử dụng thuốc giảm đau trong suốt tuần đầu sau khi sinh. Không những thế, một số loại thuốc chống viêm, huyết thanh cũng có thể gây mề đay.
- Tiếp xúc với dị nguyên như phấn hoa, lông chó, mèo, hóa chất, côn trùng,... kết hợp với việc lúc này hệ miễn dịch của người mẹ còn yếu nên dễ mắc mề đay dị ứng.
- Một số nguyên khác có thể gặp như thay đổi thời tiết đột ngột, bản thân cơ địa của người mẹ dễ dị ứng do ảnh hưởng từ di truyền,...
Nổi mề đay sau sinh có nguy hiểm không?
Trên thế giới ước tính có ít nhất 20% phụ nữ mắc mề đay sau sinh. Ngoài việc gây ra sự ngứa ngáy, khó chịu thì khi người bệnh gãi nhiều còn làm trầy da, mất thẩm mỹ.
Mề đay không quá nguy hiểm tuy nhiên nếu không được điều trị đúng cách, một khi chuyển sang mạn tính sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc điều trị. Số ít trường hợp đây có thể là dấu hiệu của phản ứng dị ứng nghiêm trọng gây biến chứng nguy hiểm như sốc phản vệ, hạ huyết áp đột ngột đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Cách điều trị nổi mề đay sau sinh hiệu quả
Mẹo dân gian, thuốc Tây y và thảo dược Đông y là 3 phương pháp thường được dùng để chữa nổi mề đay sau sinh. Dưới đây là một số cách cụ thể mà chị em sau sinh có thể áp dụng:
Mẹo dân gian chữa nổi mề đay sau sinh
Các phương pháp dân gian chủ yếu có nguồn gốc từ thiên nhiên nên có độ an toàn và lành tính cao, ngoài ra những cách này đã được áp dụng nhiều trong dân gian và cho thấy có hiệu quả. Không những thế, nó cũng không ảnh hưởng đến sữa mẹ hoặc gây khó khăn trong việc nuôi bé. Những mẹo dân gian chữa nổi mề đay sau sinh hay được sử dụng là:
Dùng lá kinh giới, mướp đắng, nha đam,... chữa nổi mề đay sau sinh
- Cây kinh giới: Đây là loại dược liệu có vị cay, tính ấm, giúp làm ấm cơ thể, giảm thiểu các triệu chứng do mề đay gây ra. Những thành phần hoạt chất trong kinh giới là menthol racemic, limonene,... có khả năng kháng khuẩn, giảm viêm từ bên trong rất hiệu quả. Cách thực hiện là sao vàng cây kinh giới với muối rồi cho vào một cái khăn, chườm trực tiếp lên vùng da bị ngứa và dùng liên tục sau khoảng 3 ngày các vết mẩn sẽ giảm bớt.
- Trái mướp đắng: Với công dụng thanh nhiệt giải độc, làm mát cơ thể, mướp đắng cũng thường được dùng để trị nổi mề đay sau sinh. Bạn thái nhỏ mướp đắng, đem đi đun với nước và một ít muối rồi dùng phần nước đấy rửa qua vùng da bị nổi mề đay, phần bã đắp lên trên da bị sưng ngứa.
- Lá khế: Đây là một loại lá có tính ôn, giúp tán nhiệt giải độc, thường dùng để chữa lở, ngứa, mụn nhọt. Khi bị mề đay sau sinh, người bệnh có thể lấy một nắm lá khế rửa sạch rồi nấu với 3 lít nước để tắm. Sau khi tắm với lá khế thì tắm lại với nước sạch thêm một lần nữa để làm dịu cơn ngứa.
- Nha đam: Chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất, giúp làm giảm tổn thương do mề đay gây ra. Khi bị mề đay sau sinh, mẹ bỉm có thể dùng nha đam tươi để làm giảm mẩn ngứa. Lấy phần gel trắng bên trong nha đam cho vào ngăn mát tủ lạnh 20 phút. Sau đó, chà nhẹ lên vùng da bị mẩn ngứa trong vòng 15 phút rồi rửa lại với nước ấm và lau khô. Không chỉ giảm ngứa, phương pháp này còn giúp tiêu sưng và cấp ẩm cho da.
Các mẹo dân gian được đánh giá cao vì tính an toàn và tiết kiệm nhưng nó vẫn còn tồn tại một số rủi ro nếu không áp dụng đúng cách. Lưu ý, người bệnh không nên bôi trực tiếp các loại thảo dược lên vùng da có vết thương hở.
>>Xem thêm: Top 3 bài thuốc nam trị mề đay cực đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà
Thuốc tây trị nổi mề đay sau khi sinh
Dùng thuốc tây để điều trị nổi mề sau sinh thường có tác dụng nhanh, giảm mẩn ngứa hiệu quả nhưng tiềm ẩn một số tác dụng phụ. Đặc biệt, trong quá trình mang thai và cho con bú, phụ nữ cần hạn chế tối đa việc dùng thuốc vì nó có thể ảnh hưởng đến em bé. Một số loại thuốc tây trị nổi mề đay sau sinh được bác sĩ khuyên dùng:
- Thuốc bôi ngoài da: Mẹ bị nổi mề đay sau sinh được chỉ định dùng thuốc bôi như Phenergan, Eumovate, Eucerin,... Chúng có chứa hoạt chất quen thuộc nhóm corticoid, kháng sinh, hoạt chất kháng nấm,… ở nồng độ thích hợp giúp giảm ngứa, chống viêm tức thì. Tuy nhiên, các loại thuốc bôi chỉ nên dùng cho người bệnh nhẹ, diện tích nổi mề đay không quá lớn.
- Thuốc uống: Nếu bệnh tình đã nặng, mẹ sau sinh được chỉ định dùng các loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng histamin như diphenhydramine, loratadin, cetirizin,… Dù mang lại hiệu quả cao nhưng các loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Do đó, chỉ nên áp dùng trong các trường hợp bị nổi mề đay sau sinh nghiêm trọng và cần có sự theo dõi từ bác sĩ/dược sĩ.
Sử dụng thuốc tây trị nổi mề đay sau sinh có thể đem lại hiệu quả nhanh tuy nhiên khó có thể kiểm soát được tác dụng phụ gây ra như giảm tiết sữa, giảm chất lượng sữa, ảnh hưởng đến trẻ,... Vì thế, cần có sự chỉ định của bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.
Thuốc tây chữa nổi mề đay sau sinh được khuyến cáo chỉ nên dùng khi thật cần thiết
Chữa nổi mề đay sau sinh bằng y học cổ truyền
Chữa nổi mề đay sau sinh bằng y học cổ truyền đem lại hiệu quả cao, an toàn mà chi phí thấp. Do các thảo dược thiên nhiên có lợi thế lành tính và tương đối an toàn cho phụ nữ sau sinh, đang cho con bú.
Một số loại thảo dược thiên nhiên rất được biết đến nhiều dùng để chữa nổi mề đay sau sinh đó chính là cây nhàu, diệp hạ châu, xạ đen,... Đây đều là những loại thảo dược quý, xuất hiện trong những bài thuốc Đông y để điều trị các bệnh ngoài da, giúp cải thiện các triệu chứng mẩn ngứa, dị ứng và nổi mề đay.
Trong đó, nhàu là thảo dược nổi bật được tiến hành nhiều công trình nghiên cứu để xác định những thành phần hoạt chất có trong nhàu. Cho đến nay, người ta xác định được trong nhàu có chứa trên 200 thành phần gồm các loại vitamin (A, nhóm B, C, E,...), khoáng chất, carbohydrate, polysaccharide, acid amin,... với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Khả năng chống dị ứng đã được nghiên cứu tại Nhật Bản có đề tài là “Hoạt động chống dị ứng của chiết xuất nhàu và các thành phần của nó” đã chứng minh được MCL-ext trong cây nhàu có hiệu quả trong phản ứng quá mẫn tức thời. Cơ chế hoạt động chính của MCL-ext là ức chế sự phân hủy đã được các nhà nghiên cứu chứng minh qua xét nghiệm giải phóng β-hexosaminidase. Mặt khác, MCF-ext (trong dịch chiết quả nhàu) được thử nghiệm trong mô hình phản ứng tức thời và phản ứng chậm cho kết quả có khả năng ức chế sưng tai, tương tự như tình trạng viêm da dị ứng. Ngoài ra, thành phần vitamin, khoáng chất và polysaccharide trong chiết xuất nhàu có tác dụng kích thích đáp ứng miễn dịch, tăng cường hệ thống miễn dịch.
Chữa nổi mề đay sau sinh bằng các loại thảo dược thiên nhiên thường có tác dụng chậm nhưng đem lại hiệu quả và đặc biệt có khả phòng ngừa tái phát. Người bệnh cần kiên trì áp dụng điều trị để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Cây nhàu giúp kiểm soát nổi mề đay sau sinh an toàn và hiệu quả
Lời khuyên cho phụ nữ sau khi sinh tránh bị nổi mề đay
Để phòng tránh bị nổi mề đay, các mẹ bỉm cần chú ý một số điều sau đây:
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân đúng cách và thường xuyên.
- Mặc các loại trang phục thoải mái, không gò bó và thấm hút mồ hôi tốt.
- Uống nhiều nước và bôi kem dưỡng ẩm hàng ngày.
- Không nuôi chó mèo hoặc hạn chế tiếp xúc tối đa với lông của chúng.
- Giữ gìn nhà cửa luôn sạch sẽ, thoáng mát, giặt giũ chăn ga thường xuyên.
- Kiêng ra gió, đeo khăn, khẩu trang và áo choàng khi phải đi ra ngoài.
- Ngủ đủ giấc và giữ tinh thần luôn thoải mái, không bị stress.
Nổi mề đay sau sinh là bệnh lý có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Chị em phụ nữ nên quan tâm, hiểu rõ và điều trị sớm nếu mắc để đảm bảo sức khỏe cho mẹ, bé phát triển tốt. Bên cạnh đó, hãy dùng các sản phẩm cho chứa thành phần cao nhàu để cải thiện tình trạng mẩn ngứa, nổi mề đay sau sinh hiệu quả và đồng thời ngăn ngừa tái phát.
Nếu bạn đọc còn thắc mắc gì về nổi mề đay sau sinh, hãy để lại thông tin liên lạc để chúng tôi có thể liên hệ giải đáp nhanh nhất.
Tài liệu tham khảo
https://www.healthline.com/health/postpartum-hives
https://parenting.firstcry.com/articles/postpartum-hives-reasons-signs-treatment/
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15730177/