Tại sao rượu lại có tác dụng trị mề đay?
Rượu được biết đến là thức uống lên men, có tác dụng kháng khuẩn hiệu quả, do vậy thường được dùng trong điều trị một số bệnh nhiễm trùng ngoài da. Rượu khi kết hợp với các thảo dược còn dùng để chữa bệnh mề đay, mẩn ngứa.
Nó được coi là dung môi để chiết hoạt chất trong các cây thuốc. Ngoài ra, rượu có tính chất bay hơi, thẩm thấu vào da tốt nên có thể đưa các hoạt chất vào cơ thể dễ dàng hơn và giúp lưu thông khí huyết. Khi khí huyết được lưu thông, bệnh tật sẽ thuyên giảm.
Rượu tuy có khả năng kháng khuẩn tốt nhưng cần lưu ý với trường hợp vết thương hở. Bởi đồ uống này chứa nồng độ cồn cao có thể khiến các tế bào bị tổn thương như bị bỏng rát, sưng và ngứa. Bên cạnh đó, rượu còn làm cản trở quá trình phục hồi da, dẫn đến hình thành vết thâm sạm.
Trị mề đay bằng rượu hiệu quả khi được kết hợp với các thảo dược thiên nhiên
Hướng dẫn cách trị mề đay bằng rượu
Như đã nói ở trên, rượu thuốc có tác dụng chữa mề đay. Vậy, cách trị mề đay bằng rượu như thế nào? Cùng tìm hiểu cụ thể ngay nhé!
Cách trị mề đay bằng rượu và quả nhàu
Nhờ vào đặc tính mát, vị chát, quy vào kinh thận, đại tràng mà nhàu có tác dụng kháng viêm, giảm đau hiệu quả. Do vậy, từ lâu quả nhàu đã được Y học cổ truyền sử dụng để điều trị mẩn ngứa, mề đay, viêm da cơ địa hay các bệnh ngoài da khác.
Còn theo quan điểm của Y học hiện đại: Trong quả nhàu chứa lượng vitamin, khoáng chất dồi dào và các nguyên tố vi lượng tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, nhàu chứa thành phần phytochemicals có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm và kháng virus hiệu quả.
Một nghiên cứu tại đại học ở Nhật Bản vào năm 2014 đã chứng minh tính chống dị ứng của nhàu nhờ thành phần hoạt chất MCF-ext và MCL-ext thông qua phản ứng quá mẫn tức thời. Đồng thời, nhàu còn có công dụng điều hòa và tăng cường khả năng miễn dịch.
Do đó, việc dùng quả nhàu trong điều trị mề đay là hoàn toàn có căn cứ. Bạn có thể áp dụng một trong hai cách ngâm rượu dưới đây để điều trị mề đay:
Cách thứ nhất:
- Chuẩn bị: 10 quả nhàu, rượu trắng, bình thủy tinh rửa sạch để khô.
- Thực hiện: Xếp quả nhàu vào bình thủy tinh, đổ rượu ngập mặt quả nhàu. Lưu ý nên đè một cục đá sạch hoặc vật nặng để quả nhàu không bị nổi lên. Đậy kín nắp, ngâm từ 1 đến 3 tháng. Sau đó đem ra sử dụng, mỗi lần 5ml, ngày dùng 2 lần.
Cách thứ hai:
- Chuẩn bị: 2 quả nhàu tươi, rượu trắng, bông gạc y tế.
- Thực hiện: Rửa sạch quả nhàu, dùng máy xay hoặc giã nát. Cho thêm từ 10-15 ml rượu trắng vào và trộn đều. Thấm bông gạc vào hỗn hợp trên, đắp lên vùng da bị tổn thương, ngày dùng từ 3-4 lần. Lưu ý vệ sinh sạch da trước khi thoa.
Nhàu ngâm rượu giúp giảm triệu chứng mề đay hiệu quả
Cách trị mề đay bằng rượu kết hợp kinh giới
Kinh giới kết hợp với rượu có tác dụng kháng viêm, làm dịu da đồng thời cũng là bài thuốc trị mề đay hiệu quả.
Chuẩn bị: 100g lá kinh giới tươi, 100ml rượu trắng.
Thực hiện:
- Rửa sạch lá kinh giới, giã nát.
- Bỏ bã lấy nước.
- Trộn đều rượu với nước kinh giới.
Cách trị mề đay bằng rượu và đinh lăng
Đinh lăng được biết đến là vị thuốc quý, có tác dụng an thần, thường sử dụng để điều trị mề đay.
Chuẩn bị: Rễ đinh lăng khô khoảng 3-4g, rượu trắng vừa đủ.
Thực hiện:
- Rễ đinh lăng làm sạch rồi xếp vào bình thủy tinh.
- Đổ rượu trắng vào ngập đinh lăng.
- Đậy kín bình thủy tinh, để nơi khô ráo.
- Ngâm trong khoảng 1 tháng, sau đó lấy ra uống.
- Để đạt hiệu quả tốt nhất, dùng ngày 2 lần, mỗi lần dùng 1 chén nhỏ (5-10ml).
Rượu đinh lăng là bài thuốc trị mề đay hữu hiệu
Cách trị mề đay từ rượu và đỗ đen
Một nguyên liệu trong nhà bếp cũng có tác dụng chữa mề đay mà không phải ai cũng biết, đó chính là đỗ đen. Ngâm rượu đỗ đen uống giúp điều trị mề đay hiệu quả.
Chuẩn bị: Đỗ đen (1kg), rượu trắng (700ml).
Thực hiện:
- Rửa sạch đỗ đen, cho ra rổ để ráo nước.
- Cho đỗ đen vào bình, đổ ngập rượu và đậy kín bình.
- Hấp cách thủy bình trên trong khoảng 4-5 tiếng.
- Bảo quản nơi khô mát, mỗi lần dùng 1 chén nhỏ (5-10ml), ngày dùng 2-3 lần sẽ cho kết quả tốt nhất.
Cách trị mề đay từ rượu và gừng tươi
Gừng được biết đến với công dụng kháng viêm, chống khuẩn, giảm ngứa, chữa mề đay,… hiệu quả và là vị thuốc quen thuộc trong những bài thuốc đông y.
Chuẩn bị: 1kg gừng tươi, 2l rượu trắng.
Thực hiện:
- Rửa, cạo sạch vỏ gừng.
- Vớt ra, để ráo nước.
- Đập dập gừng hoặc thái lát nhỏ để hoạt chất trong gừng dễ chiết ra hơn.
- Đổ rượu trắng vào ngâm trong khoảng 1 tháng rồi lấy ra dùng.
- Mỗi ngày 1 lần, mỗi lần lấy 1 lượng rất nhỏ bôi lên vùng da bị tổn thương cho đến khi triệu chứng mề đay mẩn ngứa biến mất.
Gừng ngâm với rượu sẽ hỗ trợ điều trị mề đay hiệu quả
Lưu ý khi dùng rượu điều trị mề đay
Dùng rượu thuốc để điều trị mề đay rất dễ dàng, khá an toàn và cho tác dụng khả quan. Tuy nhiên, để có hiệu quả điều trị tốt nhất và tránh các tác dụng phụ, người bệnh cần lưu ý:
- Các bài thuốc là do dân gian truyền lại, chưa có sự kiểm chứng. Do đó, để an toàn, bạn có thể lựa chọn sản phẩm thành phần cao nhàu đã được nghiên cứu tại các bệnh viện lớn như Bệnh viện Da Liễu TP.HCM, Trường Đại Học Y Hà Nội và Bệnh viện Da Liễu Trung ương giúp hỗ trợ giảm triệu chứng mề đay hiệu quả, ngăn ngừa tái phát, không tác dụng phụ.
- Trong trường hợp dùng đường uống, chỉ nên sử dụng lượng nhỏ, do rượu có khả năng gây say. Với trường hợp dùng bôi ngoài, nên bôi thử lên vùng da nhỏ, nếu không kích ứng thì mới sử dụng.
- Nếu có xuất hiện các biểu hiện bất thường trong quá trình sử dụng, cần đến gặp bác sĩ ngay.
- Không dùng rượu thuốc cho phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ nhỏ.
- Không dùng rượu thuốc bôi lên vùng da hở, do rượu có độ cồn cao gây tổn thương, thâm sạm da, cản trở quá trình phục hồi da.
- Thảo dược ngâm chung với rượu cần phải có nguồn gốc rõ ràng, tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe.
- Ngoài việc sử dụng các bài thuốc chữa bệnh, người mắc nên kết hợp với chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng. Từ đó, giúp ngăn ngừa bệnh hiệu quả.
Những lưu ý quan trọng giúp dùng rượu thuốc chữa mề đay an toàn và hiệu quả
Chắc hẳn sau khi đọc bài viết, bạn đã hiểu và ứng dụng được cách trị mề đay bằng rượu. Nếu còn thắc mắc, xin vui lòng đặt câu hỏi trực tiếp cho chúng tôi để được tư vấn, giải đáp 24/7.
Tài liệu tham khảo
https://www.medicalnewstoday.com/articles/157260