Tìm hiểu nguyên nhân gây nổi mề đay sau sinh và cách điều trị

Sinh con và làm mẹ là thiên chức tuyệt vời của người phụ nữ. Vậy nhưng, có rất nhiều rào cản và khó khăn sau sinh mà các mẹ sẽ phải trải qua, trong số đó nỗi ám ảnh bị dị ứng nổi mề đay sau sinh có lẽ thực sự là nỗi kinh hoàng. Mắc căn bệnh này, cơ thể ngứa ngáy, nổi ban cực kỳ khó chịu và làm xáo trộn cuộc sống của các mẹ, khiến các mẹ không thể tập trung chăm sóc con được toàn tâm toàn ý. Với căn bệnh này các mẹ sau sinh cũng sẽ phải đối mặt với với việc bệnh dễ tái phát và khó chữa triệt để, do vậy cần chủ động tìm hiểu rõ về các nguyên nhân gây bệnh, cũng như hướng điều  trị sao cho nhanh khỏi và bệnh không tái phát trở lại.

Nguyên nhân gây dị ứng nổi mề đay sau sinh

Trên thực tế, tình trạng nổi mề đay sau sinh đang không ngừng tăng và rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng này. Bên cạnh nguyên nhân khách quan là do sự thay đổi hormone nội tiết trong quá trình trước và sau khi sinh, nổi mề đay sau sinh còn bị tác động bởi nhiều yếu tố khác.

Chế độ ăn uống

Tâm lý của bất kỳ người mẹ nào cũng đều mong muốn con mình được khỏe mạnh và hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng. Vì vậy, bồi bổ cơ thể bằng các loại thực phẩm bổ dưỡng để có sữa cho con bú là điều mà phần lớn mẹ đều làm. Tuy nhiên, mẹ không hề biết rằng, thực phẩm dù tốt đến mấy nhưng nếu dung nạp quá nhiều sẽ khiến cơ thể bị khó tiêu, dẫn đến tăng men gan. Điều này làm gan phải hoạt động tối đa để có thể giữ lại những chất dinh dưỡng và giải các chất độc còn lại ra ngoài. Nếu gan phải duy trì trạng thái như vậy trong thời gian dài, nó sẽ không thể làm tốt vai trò của mình và đến một thời điểm nhất định, gan sẽ cảnh báo cho các mẹ bằng cách gây nổi mề đay, mẩn ngứa ngoài da. Bên cạnh đó, những thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, tôm, cua, sữa,… cũng đều có thể gây dị ứng mề đay sau sinh ở mẹ.

Hệ miễn dịch yếu

Có thể nói, không có cơn đau nào bằng cơn đau chuyển dạ và sinh em bé. Và khi nó kết thúc cũng là lúc sức khỏe của người phụ nữ bị suy giảm đáng kể, sức đề kháng bị yếu đi trông thấy. Nếu các mẹ không được chăm sóc kỹ hay bồi bổ các chất dinh dưỡng để phục hồi cơ thể, nguy cơ bị những yếu tố ngoại lai xâm nhập và gây bệnh dị ứng mề đay sau sinh là rất cao.

Do thuốc

Với những mẹ sinh mổ, việc sử dụng một số loại thuốc để chống nhiễm khuẩn như huyết thanh, vắc xin,… là rất quan trọng. Tuy nhiên, đây cũng là những thuốc dễ gây dị ứng và có thể kích hoạt dị ứng mề đay sau sinh.

Bên cạnh những nguyên nhân ở trên, nổi mề đay sau sinh cũng có thể phát triển nếu người mẹ căng thẳng hoặc bị áp lực. Sinh hoạt thay đổi, cơ thể xấu xí, phải thức đêm trông em bé hay con khóc, con quấy mà không được người thân giúp đỡ cũng khiến mẹ dễ cáu gắt, khó chịu. Ngoài ra, nếu sản phụ sống trong môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với khói thuốc lá, hóa chất… đều có thể dẫn đến mề đay.

Nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết

Muốn biết được bệnh dị ứng nổi mề đay kéo dài bao lâu thì khỏi hẳn, cần phải căn cứ vào rất nhiều các nhiều yếu tố như:

  • Cơ địa của sản phụ.
  • Tình trạng cấu trúc da của mỗi người.
  • Tình trạng sức khỏe toàn thân hiện tại.
  • Nguyên nhân gây nổi mề đay sau sinh.
  • Mức độ của tình trạng mề đay là nặng hay nhẹ, các triệu chứng như thế nào.
  • Các bệnh lý khác kèm theo,…

Thường thì quá trình điều trị dị ứng nổi mề đay sẽ kéo dài khoảng 1 – 2 tháng, nặng hơn có thể kéo dài tới 4 – 6 tháng.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều mẹ sau sinh thắc mắc rằng dị ứng nổi mề đay liệu có ảnh hưởng gì tới em bé không? Có nguy hiểm hay không? Câu trả lời là bệnh sẽ không lây nhiễm sang em bé.

Và như đã nói ở trên thì bệnh sẽ nguy hiểm với người mắc bệnh nếu như xuất hiện các triệu chứng mức độ nặng của phù mạch, nên mẹ bỉm sữa bị nổi mề đay phải hết sức lưu ý, cần đi khám bác sĩ chuyên khoa kịp thời.

met-moi-sau-sinh.png

Mề đay sau sinh bao lâu thì khỏi hẳn?

Cách chữa dị ứng nổi mề đay sau sinh

Phụ nữ sau sinh là đối tượng khá đặc biệt, bởi bất cứ tác động nào cũng đều có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ và em bé. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải làm sao điều trị bệnh dị ứng mề đay sau sinh an toàn và hiệu quả nhất.

Hiện nay, các mẹ sau sinh đa phần sẽ áp dụng các biện pháp để làm giảm mề đay tại nhà, sau đó mới dùng thuốc khi không thể chịu đựng cơn ngứa được nữa.

Chữa dị ứng nổi mề đay sau sinh tại nhà

Nếu mới bị nổi mề đay sau sinh hoặc mức độ bệnh mà các mẹ gặp phải nhẹ, không quá nghiêm trọng, một số biện pháp giảm ngứa tại nhà sẽ là giải pháp giúp mẹ. 

+ Tránh các tác nhân có thể làm mề đay tồi tệ hơn là việc mà mẹ cần tiến hành đầu tiên. 

+ Dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh chăn màn, không để vật nuôi trong nhà hay tránh tiếp xúc với hóa chất cũng là cách để hạn chế mề đay xuất hiện. 

+ Trong trường hợp quá ngứa, khó chịu thì ngâm mình với bột yến mạch hoặc baking soda sẽ rất hiệu quả. 

+ Thời gian này, các mẹ cũng nên ăn nhiều rau xanh, trái cây để thanh nhiệt, làm mát và giúp cơ thể tiêu hóa dễ dàng hơn.

+ Tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật

an-rau.png

Tiêu thụ rau xanh giúp thanh nhiệt giải độc cho cơ thể

Thuốc chữa dị ứng nổi mề đay sau sinh

Trên thực tế, phụ nữ sau sinh thường được khuyến cáo là không được tự ý dùng thuốc hoặc nếu có thì phải cần chỉ định của bác sĩ. Tuy vậy, dị ứng mề đay là bệnh ngoài da với những mảng sẩn phù gây ngứa đặc trưng, không ngứa đơn thuần mà còn gây ra cảm giác nóng rát, dữ dội, rất khó chịu. Do đó, làm thế nào để giảm ngứa nhanh là mong muốn của không ít người. Nhưng tâm lý của bất kỳ người mẹ nào cũng vậy, luôn lo sợ ảnh hưởng đến em bé, nên cố gắng chịu đựng và chỉ uống thuốc khi bệnh quá nặng hoặc được bác sĩ đề nghị dùng thuốc.

Nhìn chung, những thuốc được chỉ định cho phụ nữ bị nổi mề đay sau sinh không có nhiều khác biệt so với các đối tượng khác. Đó là thuốc kháng histamin, thuốc kháng viêm corticoid… hoặc một vài loại thuốc khác. Những thuốc này có thể giảm ngứa hay các triệu chứng của bệnh mề đay khá nhanh. Ngược lại, chúng có nhiều tác dụng phụ không tốt cho cơ thể, gây độc cho gan thận và không chữa được nguyên nhân gây bệnh. Vậy nên, nếu có ý định dùng thuốc để chữa mề đay sau sinh, các mẹ nên đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện lớn, bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra lời khuyên dùng thuốc an toàn mà vẫn hiệu quả.

Bình luận

Bài viết nổi bật