Nguyên nhân gây mề đay - Hiểu đúng để điều trị đúng

Ngứa ngáy khó chịu kéo dài nhưng việc điều trị mề đay gặp rất nhiều hạn chế do căn nguyên gây bệnh khá phức tạp. Vì thế, nổi mề đay nguyên nhân do đâu là băn khoăn của không ít người khi chữa bệnh. Hiểu được điều đó, bài viết đã tổng hợp những tác nhân có thể gây nổi mề đay thường gặp nhất, đừng bỏ qua nhé!

Những nguyên nhân gây nổi mề đay

Theo nhiều nghiên cứu, tất cả các dạng mề đay đều là kết quả của sự phản ứng quá mức do hệ miễn dịch gây ra. Các phản ứng miễn dịch này xảy ra theo cơ chế dị ứng hoặc không dị ứng (tự miễn dịch).

Nổi mề đay do dị ứng

Dị ứng là nguyên nhân chính trong hầu hết các trường hợp bị nổi mề đay mẩn ngứa. Theo cơ chế này, nổi mề đay sẽ xuất hiện khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức với một hay nhiều chất từ bên ngoài mà cơ thể cho là có hại.

Khi một phản ứng xảy ra, hệ miễn dịch sẽ giải phóng các chất trung gian hóa học như histamin, bradykinin, leukotriene... vào máu, khiến mao mạch sưng lên quá mức, đẩy nhanh tốc độ lưu thông máu nhằm tăng tốc quá trình miễn dịch. Khi điều này xảy ra, chất dịch và protein trong tế bào dưới da bị rò rỉ, tích tụ gây sưng, phù và đỏ. Lúc này, chính histamin là chất kích thích dây thần kinh cảm giác gây đau, ngứa tại những điểm sưng.

Về lý thuyết, chúng ta có thể bị dị ứng với bất cứ thứ gì, bao gồm: Thức ăn (tôm, cua, cá), thuốc (kháng sinh, giảm đau), phấn hoa, lông vật nuôi...

Nổi mề đay không do dị ứng

Như chúng ta đã biết, nổi mề đay do dị ứng sẽ xảy ra ngay khi người bệnh tiếp xúc trực tiếp với những tác nhân gây dị ứng. Chính vì lý do đó mà phản ứng dị ứng sẽ xảy ra đột ngột và không báo trước. Ngược lại, nổi mề đay không do dị ứng không liên quan chất gây dị ứng và thường là phản ứng tự miễn dịch gây ra, cụ thể:

  • Mề đay vật lý

Mề đay vật lý là một tập hợp các phản ứng bị kích thích bởi những yếu tố như: Môi trường, thời tiết hoặc vật lý, cụ thể là lạnh, nhiệt, áp suất, rung, ma sát và ánh sáng mặt trời.

Những hiện tượng nổi mề đay vật lý điển hình bao gồm: Mề đay ma sát (da vẽ nổi), mề đay lạnh, mề đay cholinergic (còn gọi là phát ban do nhiệt), mề đay do ánh sáng mặt trời hoặc nước…

me-day-vat-ly.jpg

Mề đay vật lý không liên quan đến dị ứng

  • Căng thẳng và tập luyện

Ngoài các tác nhân vật lý, căng thẳng cũng là một tác nhân kích thích mề đay mạn tính phát triển và diễn biến nặng hơn. Nguyên nhân của hiện tượng này được cho là khi căng thẳng hoặc áp lực, cơ thể sẽ giải phóng một loại hormone mang tên cortisol. Được giải phóng, cortisol tác động đến hệ miễn dịch và kích hoạt mề đay tái phát. Như vậy, căng thẳng có thể không trực tiếp gây ra phát ban, dị ứng, thay vào đó, nó khuếch đại các phản ứng tự miễn dịch xảy ra nhanh hơn.

  • Mắc bệnh tự miễn

Ở những người bị mề đay lâu năm, nguyên nhân có thể đến từ việc họ mắc các bệnh lý kèm theo như: Viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, viêm tuyến giáp, virus viêm gan B, C...

Nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân bên trên, không ít trường hợp bị nổi mề đay do nhiễm giun sán, ký sinh trùng. Ở các đối tượng này, nguyên nhân chỉ được tìm thấy khi người bệnh khám và xét nghiệm đúng chuyên khoa. Tuy nhiên, còn có những người bị nổi mề đay không rõ nguyên nhân, còn gọi là mề đay vô căn (tự phát).

giun-san.png

Nhiễm giun sán ký sinh trùng có thể gây nổi mề đay

Làm gì khi bị mề đay mẩn ngứa?

Khi bị mề đay mẩn ngứa, điều đầu tiên bạn cần lưu ý là tránh gãi mạnh hay chà xát lên da vì sẽ khiến tổn thương lan rộng và ngứa nhiều hơn. Thay vào đó, có một số biện pháp mà bạn nên làm để giảm ngứa và hạn chế sự xuất hiện của mề đay hiệu quả hơn. Cụ thể:

  • Tránh ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như: Hải sản, thịt gà, thịt bò, trứng, sữa...
  • Chườm muối nóng lên vùng da bị mề đay, ngứa trong vài phút. Hơi nóng sẽ giúp bạn đỡ ngứa và cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Mặc quần áo đủ rộng và mềm để làn da không bị kích ứng.
  • Uống một tách trà nóng như: Trà hoa cúc, cam thảo... để làm ấm cơ thể, cải thiện mề đay bên ngoài.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, loại bỏ lông vật nuôi, bụi bẩn.
  • Tiêu thụ những thực phẩm mát, có lợi như: Rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung nước và vitamin tự nhiên cho cơ thể.
  • Vận động nhẹ nhàng để tăng sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, phòng tránh bệnh tái phát.
  • Bổ sung các thảo dược, hoạt chất sinh học đã được chứng minh có tác dụng hỗ trợ giảm mề đay, mẩn ngứa như Nhàu, Cao gan, L - carnitine...

Trên đây là các nguyên nhân gây mề đay mẩn ngứa thường gặp và cách xử trí tình trạng này. Nếu có băn khoăn khác về căn bệnh này, bạn hãy để lại bình luận dưới bài viết để được chuyên gia Da liễu tư vấn.

Bình luận

Bài viết nổi bật