Nổi mề đay là gì? Tất cả những thông tin bạn cần biết

Nhiều người tự nhiên bị phát ban, mẩn đỏ và mề đay khắp người mà không rõ nguyên nhân. Đặc biệt, nếu gãi sẽ càng ngứa và lan ra vùng da lành. Vậy mề đay là gì? Bệnh có nguy hiểm không và làm gì để khắc phục triệt để?

Nổi mề đay là gì?

Mề đay là một phản ứng cấp hoặc mạn tính của mao mạch gây phù ở da và niêm mạc. Tình trạng này đặc trưng bởi các nốt sẩn phù, ban đỏ nổi hơi nhô trên bề mặt da và gây ngứa. Mề đay thường xuất hiện đột ngột, rầm rộ ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể. Kích thước của chúng từ vài milimet đến vài centimet với nhiều hình dạng khác nhau, có thể đứng rải rác khắp người hoặc tập trung thành đám, mảng rộng. Sau vài phút hoặc vài giờ, những nốt sẩn phù có thể biến mất mà không để lại dấu vết, tuy nhiên bệnh rất hay tái phát.

Nổi mề đay có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, mề đay không đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và tâm lý. Những hậu quả do mề đay gây ra như:

  • Nhiễm trùng: Mề đay gây ngứa ngáy dữ dội nên hầu hết người bệnh đều cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Thói quen đưa tay lên gãi lúc này sẽ không thể làm dịu cơn ngứa mà còn khiến vết mẩn nổi lên nhiều hơn. Nhiều người vì quá ngứa nên gãi đến xước da, chảy máu, khiến làn da bị tổn thương và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Làm giảm chất lượng cuộc sống: Những cơn ngứa do mề đay khiến người bệnh mất tập trung và luôn trong trạng thái căng thẳng. Nếu bị nổi mề đay vào ban đêm còn gây mất ngủ, uể oải vào ngày hôm sau.
  • Ảnh hưởng đến tâm lý: Mề đay để lại những nốt phát ban, mẩn đỏ trên da rất mất thẩm mỹ, khiến chị em cảm thấy tự ti, e ngại khi người khác nhìn thấy.
  • Sức khỏe suy giảm: Không chỉ dừng ở những cơn ngứa, mề đay còn có thể kích hoạt một phản ứng gây phù tại các vị trí như mí mắt, môi, lưỡi, bộ phận sinh dục ngoài… Hiện tượng này được gọi là phù mạch và làm sưng to cả một vùng, cho cảm giác căng nhiều hơn ngứa. Nếu bị phù ở thanh quản hoặc hầu họng sẽ gây suy hô hấp, khó thở và phải xử lý cấp cứu.

kho-tho-do-me-day.jpg

Mề đay có thể gây phù ở thanh quản khiến người bệnh khó thở

  • Phụ thuộc vào thuốc: Mề đay rất dễ tái phát nên nhiều người phải dùng thuốc để giảm ngứa. Điều này khiến họ bị phụ thuộc bởi tất cả những thuốc trị mề đay hiện nay chỉ giúp giảm triệu chứng tạm thời, sau một thời gian ngắn sẽ hết tác dụng.

Với chị Trần Thị Mỹ Ẩn (ở 18/9 đường Bạch Mã, phường 15, quận 10, TP. HCM) thì mề đay dị ứng đúng là một cơn ác mộng. Sau một lần ăn hải sản với bạn bè, chị bị nổi mề đay, mẩn ngứa khắp người và rất ngứa. Chị chia sẻ: “Tôi thường xuyên mất ngủ vì ngứa. Học hành thì không tập trung được. Tôi còn hạn chế gặp bạn bè vì xấu hổ bởi da dẻ xấu và đứng đâu cũng gãi”.

Ngỡ tưởng khi uống thuốc bác sĩ kê thì bệnh mề đay sẽ hết, nhưng chị Mỹ Ẩn không ngờ đây mới chỉ là khởi đầu cho chuỗi ngày tái phát dai dẳng sau đó. Mặc dù đã ăn kiêng rất kỹ và uống nhiều loại thuốc nhưng mề đay vẫn không khỏi dứt điểm khiến chị rất chán nản. Thậm chí, chị còn phải chuyển đến một nơi khác sinh sống với hy vọng thay đổi môi trường thì sẽ chữa khỏi bệnh. Thế nhưng, mọi sự cố gắng đều trở nên vô ích khi mề đay vẫn tái đi tái lại không ngừng. Chị Mỹ Ẩn chia sẻ thêm: “Vào thời điểm đó, các bạn của tôi trong túi lúc nào cũng có hộp phấn, thỏi son, riêng tôi luôn phải phòng bị một vài vỉ thuốc dị ứng mang theo người”.

Làm gì để khắc phục mề đay hiệu quả?

Trên thực tế, có nhiều cách để khắc phục và cải thiện các triệu chứng của mề đay. Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể áp dụng khi mắc bệnh này:

Giảm ngứa tức thì

Nếu bị ngứa, nổi mề đay vào mùa nóng thì đắp gạc lạnh là một gợi ý bạn nên thử. Nhúng một chiếc khăn hoặc vải sạch vào nước lạnh rồi để trực tiếp lên vùng da bị mề đay cho đến khi cơn ngứa dịu lại. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số mẹo khác sau đây:

  • Trộn bột yến mạch hoặc baking soda với một chút nước tạo thành hỗn hợp hơi sệt rồi bôi lên vùng da bị ngứa, sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm. Mẹo này sẽ làm dịu cơn ngứa tức thời và rất an toàn.

boi-baking-giam-ngua.jpg

Bôi baking soda lên vùng da bị mề đay sẽ giúp làm dịu cơn ngứa

  • Cắt từng lát lô hội tươi rồi bôi lên vị trí bị nổi mẩn, để yên trong 5 phút rồi rửa lại với nước. Lô hội chứa nhiều vitamin E, chống nấm và kháng khuẩn tốt nên rất hiệu quả trong điều trị bỏng, giúp giảm sưng, viêm, ngứa.
  • Dùng những thảo dược quen thuộc như gừng, tía tô, kinh giới… chà nhẹ hoặc nấu cùng nước sôi, sau đó ngâm với phần da bị nổi mẩn ngứa.

Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt

Chế độ ăn uống, sinh hoạt đóng một vai trò quan trọng đến sức khỏe mỗi con người và là yếu tố quyết định đến quá trình điều trị bệnh. Vì vậy, khi bị nổi mề đay, người bệnh cần đặc biệt lưu tâm đến thói quen ăn uống của mình như:

  • Uống nhiều nước, tiêu thụ rau xanh và trái cây tươi hàng ngày.
  • Tránh ăn đồ cay nóng, dễ gây dị ứng như hải sản, trứng, sữa…
  • Không dùng rượu bia, đồ uống có cồn, chất kích thích.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt như cotton để tránh bị kích ứng.
  • Làm việc hợp lý, tránh căng thẳng, áp lực quá mức.
  • Vận động nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch.

Bình luận

Bài viết nổi bật