Nổi mề đay không rõ nguyên nhân - Làm sao để cải thiện?

Trong các bệnh ngoài da thì mề đay mẩn ngứa là tình trạng phổ biến và ai cũng có thể gặp phải. Thực tế, nhiều người tự nhiên bị nổi mề đay không rõ nguyên nhân dù trước đó không phản ứng với bất cứ thứ gì. Tại sao lại có hiện tượng này và làm gì để cải thiện mề đay khi nguyên nhân chưa được biết đến? Cùng tìm hiểu về chủ đề này trong nội dung bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây nổi mề đay

Theo các chuyên gia, có rất nhiều yếu tố tác động lên bệnh mề đay và kích thích nó xuất hiện, điển hình là: Dị ứng, các tác nhân vật lý, mắc một số bệnh...

Dị ứng

Đây là nguyên nhân hàng đầu trong các trường hợp bị nổi mề đay mẩn ngứa không rõ nguyên nhân. Dị ứng là phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch trước một tác nhân lạ mà nó coi là có hại. Khi một chất lạ xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ sản xuất ra kháng thể để tiêu diệt hoặc trung hòa nó.

Ở lần tiếp xúc sau, hệ miễn dịch sẽ kích hoạt tế bào mast giải phóng histamin – chất trung gian hóa học chịu trách nhiệm cho phản ứng viêm và dị ứng vào máu. Được phóng thích, histamin liên kết với một số hóa chất khác vỡ các liên kết mạch máu, gây rò rỉ chất lỏng dưới da, hình thành nên sưng, phù và đỏ. Đó chính là lý do giải thích cho việc tại sao dị ứng không xảy ra ngay lần đầu mà sau vài lần tiếp xúc mới xuất hiện.

Một ví dụ điển hình cho trường hợp này là dị ứng thức ăn, trong đó có hải sản. Trên thực tế, rất nhiều người không có tiền sử dị ứng với nhóm thực phẩm này nhưng sau vài năm, họ tự nhiên bị phản ứng, dẫn đến nổi mề đay, mẩn ngứa.

di-ung-hai-san.jpg

Dị ứng hải sản là một trong những nguyên nhân thường gây nổi mề đay

Các tác nhân vật lý

Bên cạnh nguyên nhân dị ứng thì các tác nhân vật lý cũng là một “thủ phạm” gây nổi mề đay tiềm ẩn. Đó có thể là: Ánh sáng mặt trời, nóng, lạnh, áp suất, không khí... Nguyên nhân gây bệnh mề đay vật lý chưa được biết rõ, nhưng các nhà khoa học cho rằng, nó là kết quả của những phản ứng tự miễn, còn gọi là tự kháng thể. Cũng bởi tự miễn dịch và cơ chế không dị ứng nên mề đay vật lý có xu hướng kéo dài, tái phát nhiều lần dẫn đến mạn tính.

Do một số bệnh khác

Nếu tự nhiên bị mề đay mà không rõ nguyên nhân, bạn cần kiểm tra xem bản thân có mắc thêm bệnh lý nào khác không. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nổi mề đay và các bệnh hệ thống có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Ở những trường hợp nổi mề đay do mắc các bệnh hệ thống, thì cơ chế gây bệnh chủ yếu là do phản ứng tự miễn dịch. Vì vậy, nếu mắc một số bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, bệnh tuyến giáp, viêm khớp dạng thấp hay bệnh thận mạn tính thì mề đay, mẩn ngứa xuất hiện là điều khó tránh khỏi.

Ngoài những tác nhân kể trên, nổi mề đay còn phụ thuộc vào yếu tố di truyền và tiền sử dị ứng của mỗi người. Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ bị mề đay thì khả năng con cái mắc bệnh sẽ cao hơn bình thường.

me-day-di-truyen.png

Di truyền đóng một vai trò quan trọng trong phản ứng dị ứng

Mặc dù có nhiều yếu tố tác động lên bệnh mề đay và kích thích nó xuất hiện nhưng giới chuyên gia cho biết, nguyên nhân cốt lõi dẫn đến tình trạng này là do suy giảm chức năng gan (giải độc), thận (thải độc) và năng lượng tế bào (hệ miễn dịch). Trong cơ thể, gan và thận có vai trò lọc, chuyển hóa và đào thải các chất độc cho cơ thể. Nhưng vì lý do nào đó mà 2 cơ quan này yếu đi, các chất có hại không được loại bỏ mà đọng lại trong máu, lâu ngày hình thành mề đay, mẩn ngứa ngoài da. Lúc này, hệ miễn dịch cũng bị yếu đi do sức đề kháng suy giảm, không thể chống chọi với các tác nhân từ môi trường ngoài.

Khắc phục mề đay không rõ nguyên nhân thế nào?

Theo tài liệu “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh ngoài da” của Bộ Y tế, nguyên tắc đầu tiên khi chữa trị mề đay là xác định dị nguyên, sau đó loại bỏ và tránh tiếp xúc lại. Thế nhưng, vì không thể tìm được căn nguyên gây bệnh nên việc điều trị cho những trường hợp không rõ nguyên nhân gặp rất nhiều hạn chế.

Để cải thiện tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ khó chịu, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

  • Áp khăn hoặc gạc lạnh lên khu vực bị ngứa. Nếu dùng đá, cần bọc trong khăn rồi mới chườm, để yên trong 5 - 10 phút, sau đó dừng và làm tiếp cho đến khi bớt ngứa.
  • Trộn bột yến mạch hoặc baking soda với nước rồi thoa vào vùng da bị ảnh hưởng. Nếu bị ngứa toàn thân, có thể cho 2 nguyên liệu này vào bồn tắm và ngâm mình trong 10 đến 15 phút.

boi-baking-giam-ngua.jpg

Bôi baking soda lên những vùng da bị mề đay để giảm ngứa

  • Sử dụng một số mẹo chữa ngứa từ dân gian như tắm lá, xông hơi, uống nước…
  • Dùng thuốc chống dị ứng như kháng histamin, corticosteroid... nếu quá ngứa. Tuyệt đối không tự ý dùng quá liều hoặc đổi thuốc liên tục để tránh nguy cơ bị dị ứng thuốc kèm theo.
  • Ăn uống và sinh hoạt điều độ, bổ sung thêm rau xanh, trái cây hàng ngày, tập luyện thể thao để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
  • Ghi chép tất cả mọi thứ vào nhật ký, bao gồm: Ăn uống, tiếp xúc, nhiệt độ, môi trường..., từ đó góp phần tìm ra nguyên nhân gây bệnh cho bản thân.

 

Bình luận

Bài viết nổi bật