Nổi mề đay có tự khỏi không? Làm gì để không bị tái phát?

Nổi mề đay có tự khỏi không là thắc mắc của nhiều người khi bị cơn ngứa “hành hạ” trong thời gian dài. Dù không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng mề đay rất hay tái phát, làm giảm chất lượng cuộc sống và tâm lý của người mắc. Vậy nổi mề đay có tự hết không? Bao lâu thì khỏi?

Nổi mề đay có tự khỏi không? Bao lâu thì hết?

Mề đay là tình trạng trên da nổi những nốt ban đỏ, sẩn phù mọc rải rác khắp người hoặc tập trung thành từng mảng, đám lớn gây ngứa khó chịu. Bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch bị kích thích bởi các yếu tố ngoại lai như: Thức ăn, thời tiết, lông vật nuôi, ma sát, phấn hoa...

Mề đay được chia làm 2 loại là: Cấp tính (thời gian bệnh < 6 tuần) và mạn tính (từ 6 tuần trở lên). Ở giai đoạn cấp tính, các triệu chứng mề đay sẽ đột ngột xuất hiện, sau đó mất đi nhanh mà không để lại bất kỳ thương tổn nào trên da. Vì ban đỏ, sẩn ngứa thường lặn ngay nên nhiều người cho rằng, mề đay có thể tự khỏi. Tuy nhiên, thực tế có đến 90% người bị mề đay thường xuyên tái phát và tiến triển thành mạn tính. Vì lẽ đó mà nổi mề đay không thể tự khỏi nếu không được điều trị.

Ngoài ra, nổi mề đay có tự khỏi không còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, cơ địa và mức độ bệnh của mỗi người. Nếu bạn có sức đề kháng tốt, mới mắc bệnh, chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý và can thiệp sớm thì khả năng bệnh tự khỏi sẽ cao hơn. Ngược lại, với những trường hợp mề đay mạn, chưa tìm được căn nguyên và có tiền sử dị ứng thì khả năng bệnh tự khỏi là không thể.

Làm gì để bệnh mề đay nhanh khỏi?

Tuy bệnh mề đay không đe dọa tính mạng (trừ trường hợp phù mạch ở thanh quản) nhưng nó khiến người mắc vô cùng mệt mỏi, ảnh hưởng tới cuộc sống và tâm lý. Để kiểm soát ngứa ngáy và giúp bệnh nhanh khỏi, bạn hãy lưu ý một số nguyên tắc dưới đây:

Chú ý đến ăn uống, sinh hoạt

Điều đầu tiên bạn cần làm khi bị mề đay là sớm tìm ra căn nguyên gây bệnh, loại bỏ và không tiếp xúc lại. Mặt khác, bạn cũng nên thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt của mình nhằm giúp cải thiện bệnh từ bên trong. Cụ thể:

  • Tránh tất cả những tác nhân có thể gây dị ứng, điển hình như phấn hoa, nấm mốc, côn trùng, hóa chất...
  • Uống đủ nước trong ngày, ăn nhiều rau xanh, trái cây để làm mát cơ thể.
  • Tạm ngưng dùng các loại thuốc bạn đang sử dụng bởi nó có thể là tác nhân gây dị ứng, nổi mề đay.
  • Hạn chế ăn thực phẩm giàu đạm như: Hải sản, trứng, thịt bò... Các loại đồ uống có cồn, thức ăn nhanh hay chất kích thích cũng không nên sử dụng.
  • Làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, cố gắng hạn chế căng thẳng.

tac-nhan-di-ung.png

Hãy suy nghĩ những tác nhân có thể gây dị ứng nổi mề đay cho bạn

Dùng thuốc tây

Khi mề đay kéo dài, việc dùng thuốc để giảm ngứa là cần thiết nhưng sử dụng thế nào cho hợp lý, hạn chế tối đa tác dụng phụ thì không phải ai cũng biết. Nếu bạn dùng thuốc bừa bãi, tự ý tăng giảm liều hay đổi thuốc liên tục thì bệnh mề đay không những không khỏi mà thậm chí ngày càng nặng hơn. Vì thế, hãy đọc kỹ hướng dẫn và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc chống dị ứng. Một số loại thuốc thường được chỉ định cho người bị mề đay là: Kháng histamin, chống viêm corticoid... 

Bình luận

Bài viết nổi bật