Mối nguy hiểm của dị ứng thuốc và cách xử lý hiệu quả

Thuốc là chế phẩm được tạo ra nhằm mục đích phòng và chữa bệnh, cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, có một số trường hợp bị dị ứng thuốc làm ảnh hưởng nhiều đến việc chữa trị cũng như cuộc sống hàng ngày. Vậy dấu hiệu nhận biết dị ứng thuốc là gì? Mối nguy hiểm của nó đối với sức khỏe ra sao? Hãy tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây nhé.

Thuốc là chế phẩm được tạo ra nhằm mục đích phòng và chữa bệnh, cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, có một số trường hợp bị dị ứng thuốc làm ảnh hưởng nhiều đến việc chữa trị cũng như cuộc sống hàng ngày. Vậy dấu hiệu nhận biết dị ứng thuốc là gì? Mối nguy hiểm của nó đối với sức khỏe ra sao? Hãy tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây nhé.

Dấu hiệu nhận biết dị ứng thuốc là gì?

Dị ứng thuốc là tình trạng hệ miễn dịch xảy ra phản ứng quá mức với một loại thuốc nào đó. Tất cả các loại thuốc dù là tây y hay đông y đều có thể dẫn đến dị ứng. Đặc biệt, dị ứng thuốc không phụ thuộc vào liều lượng sử dụng nên dù bạn dùng thuốc đúng liều hoặc thậm chí với liều rất thấp vẫn có thể bị dị ứng.

Tuỳ vào cơ địa mỗi người mà có các triệu chứng dị ứng nặng nhẹ khác nhau. Chúng có thể xuất hiện ngay sau khi uống hoặc sau đó vài giờ, lâu hơn thì vài ngày. Người bị dị ứng thuốc có thể xuất hiện 1 hoặc nhiều dấu hiệu sau đây:

  • Da nổi phát ban, mề đay mẩn ngứa: Ban đầu da có cảm giác nóng bừng, sau đó nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy lan rộng ra khắp người.
  • Phù Quincke: Thường xuất hiện ở những vùng da mỏng như môi, mắt, cổ, bụng, các chi,... Kích thước thường to, làm mắt sưng híp lại, môi sưng to và biến dạng.
  • Buồn nôn: Khi dùng các loại thuốc đường uống có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá, dẫn đến triệu chứng buồn nôn, nôn, đau bụng.
  • Thở nông: Do cổ họng bị sưng đau khiến cho việc hít thở khó khăn.

Ngoài ra, dị ứng thuốc còn có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng đe dọa tới tính mạng như sốc phản vệ. Khi có những dấu hiệu sau, bạn nên đến ngay phòng cấp cứu gần nhất để được xử lý kịp thời:

  • Tim đập nhanh hoặc loạn nhịp, huyết áp tăng hoặc hạ đột ngột.
  • Sốt cao trên 39 độ C có thể kèm theo co giật nguy hiểm.
  • Khó thở, tức ngực, cảm giác bị nghẹn ở cổ họng.
  • Môi tê và lưỡi cứng không nói được. 
  • Chóng mặt, ngất xỉu.

Triệu chứng dị ứng thuốc thường gặp là nổi mề đay, phù, buồn nôn, khó thở,...

Triệu chứng dị ứng thuốc thường gặp là nổi mề đay, phù, buồn nôn, khó thở,...

Nguyên nhân dẫn đến dị ứng thuốc

Một số nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng thuốc có thể kể đến như:

  • Do cơ địa nhạy cảm: Những người có cơ địa nhạy cảm không chỉ dễ bị dị ứng thuốc mà nguy cơ dị ứng với các tác nhân khác như thời tiết, thực phẩm, phấn hoa,... cũng cao hơn.
  • Do cơ thể không đáp ứng với thành phần của thuốc: Ngoài hoạt chất thì tá dược, chất kết dính, chất bảo quản,... trong thuốc cũng khiến cơ thể dị ứng nổi mẩn ngứa, sưng phù toàn thân.
  • Do gan yếu: Gan là cơ quan có vai trò quan trọng trong chuyển hóa, thải trừ độc tố của cơ thể. Khi gan yếu, thuốc vào cơ thể có thể không được thải trừ hoàn toàn hoặc chuyển hoá thành chất độc hơn, gây dị ứng.
  • Dùng thuốc không đúng chỉ định: Thói quen tự ý mua thuốc hoặc mua theo lời khuyên rất dễ gây dị ứng thuốc. Bởi cơ thể mỗi người đáp ứng khác nhau, người này sử dụng hiệu quả không có nghĩa người khác cũng dùng tốt.
  • Dùng thuốc hết hạn sử dụng: Khi thuốc quá hạn, các thành phần trong đó có thể bị phân huỷ, chuyển hoá thành chất khác. Chất này không còn tác dụng chữa bệnh mà có thể là chất độc, chất gây dị ứng nguy hiểm với sức khỏe.

Người có cơ địa nhạy cảm dễ bị dị ứng thuốc

Người có cơ địa nhạy cảm dễ bị dị ứng thuốc

Dị ứng thuốc có nguy hiểm không? Bao lâu thì khỏi?

Khác với các tác dụng phụ của thuốc được ghi trên bao bì có thể gặp ở tất cả mọi người, dị ứng thuốc không thể dự báo trước và chỉ xảy ra với một số đối tượng nhất định. Vì vậy, dị ứng thuốc cũng như một “sát thủ nguy hiểm” âm thầm đe doạ sức khoẻ của chúng ta.

Trường hợp dị ứng thuốc nhẹ thì có thể tự hết khi ngưng dùng thuốc. Tuy nhiên, có những trường hợp dị ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ nếu không cấp cứu và chữa trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Vậy dị ứng thuốc bao lâu thì khỏi? Theo các chuyên gia, không có câu trả lời chính xác hay con số cố định cho thời gian khỏi dị ứng bởi mức độ ảnh hưởng của thuốc lên cơ thể mỗi người thường không giống nhau. Có người thì 3-4 ngày là khỏi nhưng nhiều trường hợp triệu chứng dị ứng thuốc kéo dài hàng tháng, thậm chí để lại các di chứng khó chịu.

Các loại thuốc thường gây dị ứng

Bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể gây dị ứng. Tuy nhiên, theo thống kê và tổng hợp thì những nhóm thuốc có nguy cơ gây dị ứng cao hơn bao gồm:

Dị ứng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh là loại thuốc phổ biến và thường được bác sĩ kê đơn trong điều trị các bệnh do vi khuẩn xâm nhập. Một thực trạng đang xảy ra tại Việt Nam là nhóm thuốc này được bày bán rộng rãi ở các nhà thuốc và người bệnh có thể tự mua mà không cần đơn của bác sĩ. Điều này dẫn đến tình trạng dị ứng thuốc kháng sinh ngày càng tăng.

Theo thống kê, các nhóm thuốc kháng sinh có khả năng cao gây dị ứng là nhóm penicillin (penicillin V, amoxicillin,…) và nhóm cephalosporin (cefazolin, cefaclor, cefixime,…). Cụ thể, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) chia sẻ, có tới 10% số người nhập viện do dị ứng với penicillin. Đây là dị ứng thuốc phổ biến nhất và có thể giết chết 400 người mỗi năm.

Lưu ý, khi dị ứng bất kỳ loại kháng sinh nào đó, bạn có khả năng dị ứng chéo với các kháng sinh cùng nhóm, cùng cấu trúc hoá học. Do đó, bạn cần thông báo với bác sĩ/dược sĩ để được cân nhắc và chỉ định thay thế cho phù hợp, tránh nguy hiểm đến sức khoẻ.

Penicillin là thuốc kháng sinh thường gây dị ứng nhiều nhất 

Penicillin là thuốc kháng sinh thường gây dị ứng nhiều nhất 

Dị ứng thuốc giảm đau

Một số hoạt chất giảm đau, hạ sốt có nguy cơ cao gây dị ứng là: Paracetamol, ibuprofen, naproxen, aspirin,... Trong đó, paracetamol là hoạt chất được sử dụng phổ biến và có tỷ lệ gây dị ứng thuốc cao nhất. 

Theo cảnh báo của Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) paracetamol có nguy cơ gây ra các phản ứng dị ứng ngoài da nghiêm trọng như hội chứng hoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN), hội chứng Stevens Johnson (SJS) và ban mụn mủ cấp vô khuẩn toàn thân (AGEP).

Dị ứng thuốc bôi corticoid

Hiện nay, thuốc bôi chống viêm corticoid được dùng phổ biến trong điều trị các bệnh ngoài da và người mắc có thể tự mua ở hầu hết nhà thuốc. Việc sử dụng không đúng chỉ định sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khoẻ, trong đó có dị ứng thuốc. 

Các triệu chứng dị ứng thuốc corticoid thường gặp là: Ngứa rát, rạn da, teo da, phát ban,... Đặc biệt, việc lạm dụng hay dùng kéo dài khiến da nhạy cảm hơn. Nếu bôi trên vùng da rộng và không kiểm soát được, thuốc sẽ hấp thu toàn thân gây dị ứng nặng hơn như buồn nôn, tăng tiết dịch vị, chóng mặt, hồi hộp, nhịp tim nhanh.

Dị ứng thuốc bôi corticoid gây giãn mạch máu trên da

Dị ứng thuốc bôi corticoid gây giãn mạch máu trên da

Dị ứng thuốc chống co giật

Thuốc chống động kinh bao gồm carbamazepine, phenytoin, chlorpromazine, lamotrigine, ethosuximide,... có thể gây dị ứng khi lần đầu sử dụng. Nhóm thuốc này tác động đến thần kinh, hoạt tính GABA (chất dẫn truyền thần kinh ức chế) và các kênh vận chuyển ion. Do đó, nó như các chất lạ gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể, kích thích phản ứng quá mẫn, giải phóng chất gây dị ứng.

Các triệu chứng dị ứng thường gặp khi dùng thuốc chống co giật là nổi mề đay, mẩn ngứa, chảy nước mắt, ngứa mũi,... và nguy hiểm nhất là hội chứng Steven Johnson (phát ban toàn thân).

Dị ứng thuốc an thần gây ngủ

Thuốc an thần gây ngủ là nhóm thuốc có tác dụng làm chậm hoạt động của bộ não, điều hòa tâm trí, tạo cảm giác thư thái và gây ngủ. Tuy nhiên, nhóm thuốc này cũng có thể gây dị ứng toàn thân với những người cơ địa nhạy cảm. Một số cái tên phổ biến của nhóm thuốc này là phenobarbital, diazepam, mephobarbital, chlorpromazine,...

Thuốc an thần gây ngủ có thể dẫn đến dị ứng toàn thân vô cùng nguy hiểm

Thuốc an thần gây ngủ có thể dẫn đến dị ứng toàn thân vô cùng nguy hiểm

Dị ứng thuốc tiêm

Có nhiều dạng thuốc tiêm như tiêm bắp, tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch,… Thuốc tiêm có ưu điểm là xâm nhập vào tuần hoàn nhanh, không bị chuyển hoá qua gan lần đầu. Tuy nhiên, cũng do tốc độ nhanh mà nó dễ gây sốc phản vệ, dị ứng toàn thân.

Cách xử lý khi bị dị ứng thuốc

Theo chuyên gia y tế, cách chữa dị ứng thuốc có thể chia theo mức độ nặng nhẹ của các phản ứng dị ứng. Cụ thể là:

Trường hợp dị ứng thuốc nhẹ

Nếu thấy dấu hiệu bị dị ứng như nổi mẩn, ngứa họng, sưng môi,... thì bạn nên ngừng ngay tất cả các loại thuốc đang sử dụng cho đến khi xác định đúng được nguyên nhân. Nếu dị ứng thuốc chỉ ảnh hưởng ngoài da, số lượng vết ngứa khá ít thì bạn có thể dùng một số cách để giảm khó chịu như chườm đá lạnh, mặc quần áo thoải mái, uống nhiều nước. Tuyệt đối không dùng dầu xoa vì dầu nóng có thể làm rát da và kích thích mẩn ngứa lan rộng.

Sau khi chờ khoảng 1-2 tiếng mà các vết ngứa không thuyên giảm thì bạn có thể dùng thuốc histamin chống dị ứng như: Loratadin, fexofenadin, cetirizin,… để giảm triệu chứng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc này chỉ mang tính chất tạm thời, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám nếu tình trạng dị ứng không đỡ hoặc ngày càng nghiêm trọng.

Đi khám để xác định được nguyên nhân dị ứng thuốc và có cách chữa phù hợp

Đi khám để xác định được nguyên nhân dị ứng thuốc và có cách chữa phù hợp

Trường hợp dị ứng thuốc nặng

Trong trường hợp dị ứng thuốc nặng với các biểu hiện như: Môi, cổ họng bị sưng, khó thở, đau thắt ngực, sốt cao, phát ban khắp người, rối loạn tiêu hoá,... thì cần phải nhanh chóng gọi ngay 115 hoặc đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Nếu người bệnh xuất hiện triệu chứng dị ứng sau uống thuốc một thời gian ngắn, nên cố gắng kích thích nôn ra thuốc. Thực hiện bằng cách móc họng, vỗ ngực hoặc ấn gập bụng. Sau đó, nên để người bệnh nằm ngửa, chân cao hơn đầu và nằm ở nơi thoáng khí trong lúc chờ xe cấp cứu.

Biện pháp hạn chế tình trạng dị ứng thuốc

Hiện nay, nền y học ngày càng hiện đại, có càng nhiều loại thuốc được đưa vào thị trường. Người dùng không thể biết trước được loại thuốc nào an toàn. Tuy nhiên, có thể hạn chế tình trạng dị ứng thuốc bằng các biện pháp sau:

  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua hoặc sử dụng thuốc.
  • Đọc và tìm hiểu kỹ thành phần của thuốc xem có chứa chất gây dị ứng mà bản thân đã từng bị hay chưa. Đặc biệt cần kiểm tra hạn sử dụng của thuốc trước khi sử dụng/mua.
  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc đã mất nhãn, bị biến đổi màu và kết tủa để tránh dị ứng. Nên mua thuốc có nguồn gốc rõ ràng, mua ở nhà thuốc, bệnh viện uy tín, đáng tin cậy. 
  • Thay vì sử dụng thuốc tây, bạn có thể chọn các loại thuốc nguồn gốc thiên nhiên, an toàn cho sức khoẻ, ít gây dị ứng và tác dụng phụ hơn. 
  • Người có cơ địa dễ bị dị ứng nên thử các phản ứng của cơ thể trước khi dùng như tiêm test trên da, bôi thử sau tai một lượng thuốc nhỏ,... Nếu không thấy phản ứng bất thường thì bạn có thể yên tâm sử dụng.
  • Mặt khác, xây dựng một chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể cũng là biện pháp phòng ngừa dị ứng thuốc hiệu quả. Bạn nên bổ sung thêm rau củ quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất vào thực đơn hàng ngày. 
  • Ngoài ra, nhiều trường hợp dị ứng thuốc do cơ địa nhạy cảm, chức năng gan suy yếu. Bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách uống thảo dược thiên nhiên như: Nhàu, Diệp hạ châu, Kim ngân hoa,... Đặc biệt, tác dụng chống dị ứng của MCL-ext trong Nhàu đã được chứng minh bởi các dược sĩ Đại học Kinki, Nhật Bản. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hoạt chất MCL-ext trong Nhàu có hiệu quả trong kiểm soát phản ứng quá mẫn tức thời. Cụ thể thử nghiệm lâm sàng MCF-ext (có trong quả Nhàu) ức chế sưng tai trong các mô hình phản ứng tức thời và phản ứng chậm tương tự như viêm da dị ứng. 

Chiết xuất MCL-ext trong nhàu có hiệu quả chống dị ứng

Chiết xuất MCL-ext trong nhàu có hiệu quả chống dị ứng

Ngoài tác dụng chữa bệnh thì thuốc còn tiềm ẩn nguy cơ gây dị ứng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn biết thêm nhiều thông tin về dị ứng thuốc và có cách xử lý phù hợp. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc thì hãy dành ra vài phút để lại bình luận ở dưới bài viết này.

Tài liệu tham khảo

https://www.healthline.com/health/drug-allergy

https://www.webmd.com/allergies/allergies-medications

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/drug-allergy/symptoms-causes/syc-20371835

https://www.worldallergy.org/education-and-programs/education/allergic-disease-resource-center/professionals/drug-allergies

Bình luận

Bài viết nổi bật