Dị ứng thuốc là gì? Các triệu chứng thường gặp
Dị ứng thuốc là tình trạng ngày càng phổ biến và có thể gây ra những phản ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ.
Dị ứng thuốc
Dị ứng thuốc là tình trạng phản ứng quá mẫn của hệ thống miễn dịch trong cơ thể đối với một số loại thuốc. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch nhầm lẫn một số thành phần của thuốc là có hại và thúc đẩy sản xuất ra các kháng thể để chống lại nó. Dị ứng thuốc có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào, nguy cơ cao hơn ở những người có cơ địa, tiền sử dị ứng.
Dị ứng thuốc có nguy cơ cao hơn ở những người có cơ địa dị ứng
Các triệu chứng dị ứng thuốc thường gặp
Các triệu chứng của dị ứng thuốc rất đa dạng và tùy thuộc vào mức độ phản ứng của từng người bệnh cụ thể.
Các biểu hiện dị ứng thuốc thường gặp phổ biến nhất là nổi mề đay, hồng ban, mẩn đỏ trên da, người bệnh cảm thấy ngứa hoặc sốt sau khi dùng một loại thuốc mới nào đó. Trường hợp nặng hơn, có thể xuất hiện khó thở, hen suyễn, đau bụng, đỏ da toàn thân, phù quike (biểu hiện sưng môi, mặt, lưỡi),...
Mức độ nguy hiểm hơn cả là dị ứng thuốc gây sốc phản vệ, với biểu hiện: Khó thở, mạch đập nhanh, hồi hộp trống ngực, huyết áp tụt… do phản ứng xảy ra quá mạnh, tác động đến hệ thống các cơ quan trong cơ thể. Điều này đe dọa tới tính mạng người bệnh nếu như không được cấp cứu kịp thời.
Mày đay, hồng ban, đỏ da toàn thân, phù quincke là các biểu hiện dị ứng thuốc thường gặp
Dị ứng thuốc bao lâu thì khỏi?
Trong cuộc đời mỗi người đều có ít nhất một lần phải sử dụng thuốc để điều trị bệnh, nên vấn đề dị ứng thuốc là khó tránh khỏi. Tuy nhiên không phải ai sử dụng thuốc cũng đều bị dị ứng và thời gian diễn tiến, điều trị khỏi bệnh của mỗi người sẽ khác nhau. Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây ra dị ứng thuốc là rất đa dạng và mức độ phản ứng dị ứng ở mỗi cơ thể thường không giống nhau. Bên cạnh đó, thời gian chữa dị ứng thuốc còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Đặc tính của loại thuốc gây dị ứng, tình trạng cấp cứu của người bệnh, phương pháp điều trị, mức độ dị ứng, cơ địa đáp ứng cũng như các biện pháp chăm sóc,… Do đó, rất khó để khẳng định chính xác được thời gian tồn tại dị ứng thuốc trên từng đối tượng là bao lâu, cũng như không thể trả lời chính xác cho câu hỏi dị ứng thuốc bao lâu thì khỏi.
Theo các nghiên cứu thống kê, đa số phản ứng dị ứng sẽ dần cải thiện khi người bệnh bắt đầu ngưng sử dụng thuốc và được cấp cứu phản vệ kịp thời. Một số các triệu chứng nhẹ liên quan như nổi mề đay, mẩn ngứa có thể kéo dài khoảng 5-10 ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng mề đay do phản ứng dị ứng thuốc nghiêm trọng như sốc phản vệ, thì thời gian cần có thể là 2-4 tuần để người bệnh cải thiện được các triệu chứng. Trong trường hợp điều trị không triệt để, cơ địa người bệnh đáp ứng điều trị kém hoặc tình trạng dị ứng thuốc diễn ra liên tiếp thì các triệu chứng này có thể kéo dài tới 6 tuần hoặc trở thành mạn tính.
Thời gian khỏi dị ứng thuốc rất khó để dự đoán chính xác bởi còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể
Làm sao để biết mình bị dị ứng thuốc gì?
Bất cứ loại thuốc nào cũng có thể gây dị ứng, bao gồm cả thuốc không kê đơn, thuốc kê đơn, các thuốc tây y, thuốc đông y hay thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, không phải ai dùng thuốc đó cũng đều bị dị ứng. Dị ứng thuốc xảy ra do hệ miễn dịch bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Để biết mình bị dị ứng với thuốc gì, bạn nên tìm hiểu rõ thành phần của thuốc và xác định các triệu chứng xảy ra sau khi dùng thuốc đó.
Một số nhóm thuốc thường gặp có nguy cơ cao gây dị ứng gồm:
- Thuốc kháng sinh nhóm beta lactam như penicillin, cephalosporin…
- Nhóm thuốc trong hóa trị điều trị ung thư.
- Thuốc chống viêm nhóm non steroid, aspirin.
- Thuốc điều trị các bệnh tự miễn, bệnh HIV/AIDS…
- Thuốc gây tê tại chỗ như lidocain.
- Thuốc cản quang dùng trong xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh…
Làm gì để tình trạng dị ứng thuốc nhanh khỏi?
Tình trạng dị ứng thuốc có thể xảy ra từ nhẹ đến nặng, biểu hiện sớm hay muộn tùy từng trường hợp. Nhìn chung, mục tiêu khi điều trị dị ứng thuốc là giảm nhanh triệu chứng và ngăn ngừa các phản ứng nghiêm trọng có thể xảy ra.
Kiểm soát các triệu chứng dị ứng
Khi bị dị ứng thuốc, điều đầu tiên bạn cần làm là kiểm tra và xác định loại thuốc đã sử dụng có khả năng gây dị ứng. Ngưng ngay việc sử dụng thuốc đó, thông báo cho bác sĩ, dược sĩ biết về tình trạng dị ứng bạn gặp phải. Tốt nhất là bạn nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám, điều trị kịp thời.
Trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng nặng như sốc phản vệ, bạn cần gọi ngay 115 hoặc đến trạm y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời và phòng tránh các nguy cơ phản ứng nghiêm trọng có thể xảy ra. Bên cạnh đó, sau mỗi lần kiểm tra sức khỏe, bạn cần ghi nhớ và thông báo cho bác sĩ, dược sĩ biết về các loại thuốc từng gây dị ứng để phòng tránh nguy cơ tái phát nghiêm trọng hơn.
Nên thông báo cho bác sĩ biết tình trạng dị ứng thuốc của bạn để được hỗ trợ điều trị kịp thời
Về điều trị, các bác sĩ có thể sử dụng các thuốc như:
- Các thuốc chống dị ứng nhóm kháng histamin như cetirizin, loratadin, clophenhydramin,... dạng bôi hoặc uống để giảm các triệu chứng mề đay, mẩn ngứa.
- Thuốc Corticosteroid dạng bôi ngoài da, đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch tùy theo mức độ dị ứng.
- Dùng adrenalin tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch để điều trị trường hợp sốc phản vệ.
- Thuốc giãn phế quản để giảm tình trạng khó thở, hen suyễn…
Sử dụng thảo dược và thành phần từ tự nhiên
Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị dị ứng thì xu hướng kết hợp các thảo dược và thành phần tự nhiên cũng giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng hiệu quả.
Các loại thảo dược, thành phần tự nhiên thường được biết đến trong việc hỗ trợ điều trị dị ứng thuốc như:
- Cao gan: Được chiết xuất từ gan động vật, giúp tăng cường chức năng gan, tăng khả năng giải độc, loại bỏ nhanh các tác hại do dị ứng gây nên.
- Cao nhàu: Giúp thanh nhiệt, giải độc, tăng cường miễn dịch, chống viêm nhiễm, phục hồi nhanh các tế bào bị tổn thương và chóng lên da non… Một nghiên cứu tại Nhật Bản đã chứng rằng MCL-ext có hiệu quả trong ITH (phản ứng quá mẫn tức thời) tương tự với tình trạng viêm da. Từ đó kết luận chiết xuất từ lá và quả nhàu có khả năng chống dị ứng hiệu quả. Bên cạnh đó, nước ép từ trái nhàu cũng chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng kích thích sản xuất collagen, tăng khả năng hồi phục da bị tổn thương
Ngoài ra, bạn nên uống nhiều nước và bổ sung thêm khoáng chất, vitamin, protein cho cơ thể. Chế độ ăn nhiều rau xanh, gan động vật, trái cây và các thực phẩm chứa nhiều vitamin E, C, sắt, khoáng chất… sẽ giúp tăng sức đề kháng, tăng cường chức năng gan, bổ máu, tăng khả năng phục hồi da do mề đay dị ứng gây nên và giảm nguy cơ tái phát.
Nhàu chứa những hoạt chất tốt giúp cải thiện và phòng ngừa phản ứng dị ứng
Dị ứng thuốc là vấn đề có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Mức độ nghiêm trọng của dị ứng thuốc ở mỗi người là khác nhau. Do đó, dị ứng thuốc bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, mức độ bệnh và đáp ứng điều trị. Bạn nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ và nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, xin vui lòng để lại số điện thoại hoặc câu hỏi ở bên dưới phần bình luận. Chúng tôi sẽ liên hệ để giải đáp.
Tài liệu tham khảo
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/drug-allergy/diagnosis-treatment/drc-20371839