4 điều bạn cần biết về mề đay mãn tính để điều trị hiệu quả

Mề đay mãn tính với những đợt bùng phát dữ dội, ảnh hưởng đến cuộc sống và tâm lý của người bệnh. Không chỉ gây ngứa khó chịu, mề đay mãn tính còn có thể dẫn tới các phản ứng cấp nguy hiểm ở thanh quản hoặc hầu họng làm bệnh nhân khó thở, suy hô hấp. Vậy phải đối phó với mề đay mãn tính như thế nào?

Mề đay mãn tính là gì?

Mề đay mãn tính (hay mạn tính) là những trường hợp có thời gian phát bệnh từ 6 tuần trở lên, có thể kéo dài hàng tháng cho đến vài năm. Nổi mề đay mãn tính hay gặp ở người lớn, phụ nữ nhiều hơn đàn ông.

So với giai đoạn cấp tính thì mề đay mãn tính không có sự khác biệt quá lớn, nhưng mức độ của nó sẽ nghiêm trọng hơn, đi kèm một số biến chứng nguy hiểm khác.

Tại sao mề đay mãn tính chữa mãi không khỏi?

Điểm đặc trưng ở mề đay mãn tính là có tính chất kéo dài, đợt phát bệnh lần sau sẽ nặng hơn so với lần trước, những cơn ngứa cũng vì thế mà dữ dội hơn. Theo các chuyên gia, mề đay mãn tính lâu năm không khỏi là do những nguyên nhân sau:

  • Không tìm được căn nguyên

Trên thực tế, phần lớn các trường hợp bị nổi mề đay mãn tính lâu năm đều do tự phát (không rõ căn nguyên) hoặc mắc thêm một số bệnh tự miễn. Những bệnh tự miễn thường song hành với mề đay là: Viêm tuyến giáp, lupus ban đỏ…

Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy, khoảng 20% người bị mề đay mãn tính thuộc dạng mề đay vật lý, trong đó sự xuất hiện của các tổn thương được kích hoạt bởi một số yếu tố bên ngoài như: Thời tiết, ánh sáng, nhiệt… mà chúng thì không thể loại bỏ. Khi đó, bệnh mề đay tái phát là điều không thể tránh khỏi.

  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt

Một trong các nguyên nhân gây nổi mề đay liên tục là do chế độ ăn uống và sinh hoạt của người bệnh. Ví dụ, nếu bạn đã từng bị mề đay do hải sản thì việc tiếp tục ăn các món được làm từ nguyên liệu này sẽ khiến bệnh tái phát và có xu hướng nặng nề hơn. Ngoài ra, việc sử dụng rượu bia cũng góp phần thúc đẩy phản ứng xảy ra, dẫn đến nổi mề đay.

thuc-pham-gay-di-ung.jpg

Những thực phẩm dễ gây dị ứng nổi mề đay

  • Lạm dụng thuốc

Như chúng ta đã biết, thuốc chống dị ứng có thể giúp giảm ngứa và mề đay rất tốt. Thế nhưng, chúng chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng, không tác động được vào nguyên nhân gây bệnh. Điều này khiến người bệnh buộc phải dùng thuốc nhiều lần, thậm chí lạm dụng để giảm ngứa.

Mặc dù có nhiều yếu tố tác động nhưng theo các chuyên gia, nguyên nhân cốt lõi dẫn đến mề đay mãn tính lâu năm là do suy giảm chức năng gan (giải độc), thận (thải độc) và năng lượng tế bào (hệ miễn dịch và sức đề kháng). Trong cơ thể, gan và thận có nhiệm vụ lọc, chuyển hóa, sau cùng là đào thải các chất dư thừa ra ngoài. Khi gan và thận yếu, chức năng năng giải độc, thải độc bị suy giảm, gây ứ đọng và tích tụ các chất có hại trong cơ thể, hình thành phát ban, mẩn đỏ, ngứa bên ngoài. Đồng thời, hệ miễn dịch cũng bị suy yếu do mắc bệnh lâu ngày khiến các tác nhân ngoại lai dễ dàng xâm nhập, tạo điều kiện cho mề đay tái phát.

Mề đay mãn tính có nguy hiểm không?

Mặc dù có đặc tính dai dẳng và dễ tái phát nhưng mề đay mãn tính không quá nguy hiểm đến tính mạng. Biểu hiện nghiêm trọng nhất của mề đay là phù mạch ở thanh quản hoặc hầu họng khiến bệnh nhân khó thở, suy hô hấp và phải xử trí cấp cứu. Ngoài ra, mề đay nổi ở ruột sẽ gây đau bụng, tiêu chảy cấp.

Tuy nhiên, nếu mề đay mãn tính không được kiểm soát và điều trị, bệnh có thể dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng như:

  • Nhiễm trùng da

Ngứa ngáy suốt ngày khiến người bệnh luôn trong trạng thái bứt rứt, mệt mỏi và hành động vô thức đưa tay cào gãi trên da sẽ làm thương tổn càng lâu khỏi hơn. Khi đó, vi khuẩn rất dễ xâm nhập, dẫn đến nhiễm trùng da.

gai-ngua.jpg

Gãi ngứa quá nhiều làm tăng nhiễm trùng da

  • Ảnh hưởng đến tâm lý

Những nốt sẩn ngứa, ban đỏ với nhiều hình thù xấu xí mọc chồng lên nhau, sẹo cũ sẹo mới chi chít trên da có lẽ là ác mộng của không ít người. Điều này khiến họ mất tự tin khi giao tiếp, gặp gỡ mọi người.

  • Suy giảm sức khỏe

Mề đay thường tái phát vào chiều tối hoặc ban đêm, ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ và sinh hoạt của người bệnh.

  • Phát triển các bệnh dị ứng khác

Mề đay mãn tính có thể kích thích hệ miễn dịch sản sinh nhiều kháng thể IgE để chống lại các dị nguyên xâm nhập. Nồng độ IgE trong máu tăng lên sẽ thúc đẩy các bệnh lý dị ứng phát sinh như viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm da cơ địa…

Cách điều trị mề đay mãn tính

Điều trị mề đay mãn tính muốn hiệu quả cần kết hợp đồng thời nhiều phương pháp. Cụ thể:

Sử dụng thuốc Tây y

  • Thuốc kháng histamin: Histamin là chất trung gian dẫn tới mề đay. Do vậy, để trị mề đay mãn tính sử dụng thuốc kháng histamin là một trong những phương pháp thường được sử dụng. 
  • Thuốc Corticoid: Đây là nhóm thuốc nội tiết, giúp chống dị ứng mạnh. Loại thuốc này hoạt động bằng cách ức chế miễn dịch. Tuy nhiên, cũng vì vậy mà nó có thể gây ra một số biến chứng như loãng xương, tăng huyết áp, suy tuyến thượng thận...
  • Thuốc kháng leukotriene: Ngoài histamin, leucotrien cũng là hoạt chất trung gian dẫn tới các phản ứng viêm do dị ứng. Do vậy, những trường hợp không sử dụng được histamin có thể sử dụng phối hợp với loại thuốc này. 
  • Thuốc ức chế  miễn dịch: Đây là loại thuốc thường gặp trong điều trị mề đay mãn tính không xác định được nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, cần lưu ý khi sử dụng bởi chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng.

Bổ sung thảo dược, hoạt chất sinh học

Cùng với xu hướng quay trở về với thiên nhiên, chữa bệnh mề đay mãn tính bằng thuốc Đông y hiện cũng là giải pháp được nhiều người lạ chọn. Đáng nói, thay vì tập trung cắt giảm triệu chứng bệnh, Đông y tập trung vào đẩy lùi nguyên nhân gây bệnh từ bên trong nên mang lại hiệu quả bền vững, lâu dài hơn.

Một trong những thảo dược mà người bệnh mề đay mãn tính nên tham khảo là trái nhàu. Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy, chiết xuất nhàu có tác dụng chống viêm, tăng cường miễn dịch tốt. Nhờ đó thảo dược này sẽ giúp giảm sưng, viêm cho người bệnh mề đay, đẩy nhanh quá trình lành vết thương, hạn chế hình thành sẹo và ngăn bệnh tái phát.

Thay vì phải dun sắc thủ công mà không lấy được hết tinh chất trong trái nhàu, người bệnh mề đay mãn tính có thể tham khảo các sản phẩm hỗ trợ chứa thảo dược này. Đặc biệt, bạn nên chọn các sản phẩm có nghiên cứu tại bệnh viện lớn để có được hiệu quả tối ưu nhất.

Bình luận

Bài viết nổi bật