Mề đay cholinergic là bệnh da liễu không gây nguy hiểm và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp kéo dài và tái phát liên tục gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh. Bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin về căn bệnh này.
Mề đay cholinergic là gì và có nguy hiểm không?
Mề đay cholinergic là một loại mề đay vật lý xuất hiện sau khi có sự tăng nhiệt độ hoặc tiết nhiều mồ hôi trên cơ thể. Cholinergic là một phần của hệ thống thần kinh kiểm soát sự co cơ, giãn nở, mạch máu và làm chậm nhịp tim.
Cũng giống các loại mề đay khác, mề đay cholinergic không quá nguy hiểm đến tính mạng (trừ trường hợp phù mạch ở thanh quản) nhưng lại gây ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống và tâm lý người mắc.
Quá trình xuất hiện mề đay cholinergic thường là một chuỗi phản ứng: Vùng dưới đồi phát hiện có sự gia tăng nhiệt độ cơ thể thì gửi tín hiệu đến tuyến mồ hôi. Khi này, những tế bào thần kinh giải phóng chất dẫn truyền thần kinh là acetylcholine- hỗ trợ làm tăng phóng thích histamin lan rộng trong da gần đến tuyến mồ hôi. Dẫn đến các triệu chứng mề đay, ngứa ngáy khó chịu.
Hình ảnh mề đay cholinergic
Triệu chứng của nổi mề đay cholinergic
Triệu chứng mề đay cholinergic có nhiều điểm tương đồng với các tình trạng mề đay thông thường. Bao gồm triệu chứng bất kỳ hoặc tất cả các triệu chứng sau:
- Nóng da: Bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi cơ thể ấm lên và thường nóng nhiều hơn ở vị trí nổi mề đay.
- Ngứa, châm chích da: Ngứa có thể xảy ra ở bất kỳ đâu trong cơ thể, nhưng thường xảy ra ở mặt và da đầu. Tình trạng ngứa thường xuất hiện thành từng đợt và từng vị trí ngẫu nhiên trên khắp cơ thể. Tình trạng ngứa nhiều khi có kèm cảm giác châm chích như có mũi kim nhỏ đâm vào người.
- Da nổi đỏ: Trên da có thể xuất hiệu các nốt đỏ quầng sáng rộng bao quanh và mọc ở bất kỳ đâu trên cơ thể nhưng thường gặp ở tay, chân (trừ lòng bàn tay, bàn chân).
Ngoài ra, mề đay cholinergic còn có thể đi kèm đau bụng, tiêu chảy, đau đầu, tổn thương tế bào gan, phù mạch, thậm chí là sốc phản vệ. Sốc phản vệ là một tình trạng rất hiếm gặp tuy nhiên bạn cần lưu ý một số dấu hiệu bao gồm:
- Tim đập nhanh và loạn nhịp
- Khó thở, hô hấp khó khăn
- Buồn nôn, nôn
- Chóng mặt có thể gây ra ngất xỉu
- Huyết áp giảm đột ngột
Nổi mẩn ngứa ngáy là triệu chứng điển hình của mề đay cholinergic
Nguyên nhân gây nổi mề đay cholinergic
Mề đay cholinergic được nhìn nhận ở góc độ da của người bệnh phản ứng quá mẫn với các kích thích bên ngoài, kích hoạt acetylcholin - một chất trung gian dẫn truyền thần kinh thúc đẩy tế bào mast tăng giải phóng histamin. Sự tăng nồng độ histamin trong máu do vận động ở cường độ cao kết hợp với các yếu tố hóa ứng động được sinh ra bởi bạch cầu ái toan và bạch cầu trung tính đã dẫn đến một số triệu chứng dị ứng. Bắt đầu từ việc cơ thể nóng lên dần, sau đó là ngứa, nổi ban đỏ, nhịp thở ngắn, khò khè khiến người bệnh khó thở.
Mề đay cholinergic có thể xảy ra bất cứ khi nào nếu cơ thể đổ mồ hôi hoặc quá nóng. Các tác nhân có thể tác động đến điều này thường là tập thể dục, tắm nước nóng, xông hơi, nhiệt độ cao, tức giận, ăn thức ăn cay…
Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh mề đay cholinergic
Người bệnh mề đay cholinergic thường có cơ địa dị ứng nên dễ bị tác động bởi các yếu tố ngoại lai, dẫn đến tái phát thường xuyên. Chẳng hạn:
Theo các bác sĩ, có 2 yếu tố để khởi phát mề đay cholinergic theo mùa, bao gồm: Nhiệt gây ra bởi sự kích thích acetylcholin và sự giảm nhiệt độ môi trường xung quanh. Thực tế, một số người cho biết họ chỉ thấy các triệu chứng nổi mề đay cholinergic vào mùa đông khi tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc vận động mạnh.
Trong nổi mề đay cholinergic, nhiệt độ của bề mặt da hay nhiệt độ trung bình của da không phải là yếu tố kích hoạt triệu chứng xảy ra, mà sự tăng hoặc giảm nhiệt độ trung bình của cơ thể mới là “thủ phạm” cho các vấn đề.
Ngoài ra, những người có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến dị ứng như hen, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa sẽ có nguy cơ bị mề đay cholinergic cao hơn.
Người bệnh bị viêm mũi dị ứng, hen,... có nguy cơ cao mắc mề đay cholinergic
Chẩn đoán bệnh mề đay cholinergic
Mề đay cholinergic đa số có thể xác định dựa trên các triệu chứng và tình huống nổi mề đay. Tuy nhiên để chẩn đoán chính xác bác sĩ có thể yêu cầu bạn tiến hành một số thử nghiệm như:
- Thử thách tập thể dục: Trong khi bạn tập thể dục, bác sĩ sẽ theo dõi các dấu hiệu xuất hiện có phải triệu chứng của nổi mề đay cholinergic không.
- Thử nghiệm làm ấm thụ động: Bạn sẽ cần ngồi trong phòng ấm hoặc tắm nước ấm và bác sĩ sẽ kiểm tra da.
- Thử nghiệm methacholine: Bạn sẽ được tiêm một loại thuốc là methacholine vào da, đây là thuốc làm co thắt đường hô hấp nhằm làm các vết sưng tấy lên.
Cách chữa mề đay cholinergic
Cũng giống các loại mề đay khác, điều quan trọng nhất khi chữa bệnh mề đay cholinergic là tránh các yếu tố làm nặng hoặc kích hoạt triệu chứng xảy ra. Bên cạnh đó, thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, cũng như nắm rõ về bệnh là những yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị.
Sử dụng thuốc điều trị mề đay cholinergic
Ngoài các yếu tố bên ngoài, người bị mề đay cholinergic có thể sử dụng thuốc chống dị ứng kháng histamin để giảm ngứa và kiểm soát các triệu chứng dị ứng. Một số thuốc kháng histamin thường gặp như:
- Cetirizine (Zyrtec)
- Diphenhydramine ( Benadryl )
- Hydroxyzine ( Atarax , Vistaril )
- Fexofenadine (Allegra)
- Loratadine (Alavert, Claritin
Trường hợp thuốc kháng histamin không có tác dụng, thuốc được thay thế có thể là steroid trong thời gian ngắn. Bạn cũng có thể tham khảo việc sử dụng danazol - một loại thuốc có thể làm tăng nồng độ antichymotrypsin, giúp làm giảm các triệu chứng của mề đay cholinergic và phù mạch. Hay một số thuốc ức chế miễn dịch như thuốc đối kháng leukotriene, thuốc chẹn kênh beta hay thuốc kháng IgE cũng có tác dụng hiệu quả với các triệu chứng mề đay trên lâm sàng.
Một số thuốc có thể kiểm soát các triệu chứng của mề đay cholinergic khá tốt
Cải thiện mề đay cholinergic không dùng thuốc
Bên cạnh việc sử dụng thuốc để điều trị mề đay cholinergic, một số cách khác cũng cho hiệu quả kiểm soát bệnh. Bao gồm:
- Sử dụng sản phẩm thảo dược với thành phần là cao nhàu, cao gan, L-carnitine fumarate có tác dụng cải thiện mề đay, mẩn ngứa. Vì ngoài tác dụng giảm triệu chứng mề đay, còn giúp tăng cường miễn dịch. Trong các nghiên cứu được thực hiện tại.
- Tránh các tình huống gây tăng nhiệt độ và nhanh chóng hạ nhiệt cơ thể để giảm triệu chứng mề đay.
- Thay đổi chế độ ăn uống, hạn chế ăn đồ cay nóng, dầu mỡ. Thay vào đó bổ sung nhiều rau xanh và các loại trái cây.
- Một số hợp chất như aspirin, rượu bia,... có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng mề đay cholinergic. Do đó hạn chế và tốt nhất là không nên sử dụng.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm có thể giúp giữ ẩm, làm mát da và mềm da. Do người bệnh bị nổi mề đay cholinergic thường gặp vấn đề da khô.
Bài viết trên cung cấp thông tin đầy đủ về bệnh nổi mề đay cholinergic. Nếu sau khi đọc bài bạn vẫn còn thắc mắc vui lòng để lại comment hoặc SĐT dưới phần bình luận.
Link tham khảo:
https://www.webmd.com/allergies/cholinergic-urticaria-facts
https://www.medicalnewstoday.com/articles/320916
https://www.healthline.com/health/skin-disorders/cholinergic-urticaria