Nguyên nhân gây nổi chấm đỏ trên da và ngứa
Đa số các trường hợp nổi chấm đỏ trên da và ngứa không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách, tình trạng có thể tiến triển nặng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh để đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp. Một số nguyên nhân gây nổi chấm đỏ ngứa trên da điển hình bao gồm:
Nổi chấm đỏ ngứa do bệnh chàm (viêm da dị ứng)
Chàm (eczema) là bệnh da liễu và có tính di truyền do viêm lớp nang lông ở dưới da dạng cấp tính hoặc mạn tính. Nếu ai đó trong gia đình mắc các bệnh như mề đay mạn tính, hen suyễn, viêm da cơ địa,... hoặc bạn có tiền sử dị ứng thì nguy cơ bị chàm gây nổi chấm đỏ ngứa trên da sẽ cao hơn những người khác. Bên cạnh đó, một số yếu tố như stress, thói quen vệ sinh kém, lạm dụng thuốc tây,... cũng có thể tăng độ trầm trọng của bệnh.
Nốt chấm đỏ do chàm thường có xu hướng xuất hiện thành từng mảng kèm ngứa rát. Ngoài ra, còn có thể xuất hiện mụn nước hoặc khô thành vảy.
Chàm là bệnh da liễu phổ biến gây ra tình trạng nổi chấm đỏ trên da và ngứa
Nổi chấm đỏ ngứa do viêm nang lông
Viêm nang lông thường khởi phát với triệu chứng nổi chấm đỏ và ngứa. Có hai nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm nang lông là do nhiễm trùng và kích ứng. Tình trạng này có thể xảy ra trên bất kỳ phần nào của cơ thể có lông.
- Viêm nang lông nhiễm trùng thường do vi khuẩn staphylococcus aureus (tụ cầu vàng) gây ra. Vi khuẩn xâm nhập vào nang lông qua vùng da hở gây ra các vết sưng, thường chứa đầy mủ và làm cho khu vực này có thể trở nên đau đớn.
- Viêm nang lông kích ứng xảy ra do tổn thương lặp đi lặp lại của nang lông. Nó gây viêm quanh nang lông, nhưng không nhiễm trùng. Thay vì mủ, thường có một chất lỏng trong suốt bên trong các vết sưng. Các vết sưng có thể đau, rát hoặc ngứa.
Nổi chấm đỏ ngứa do bệnh vẩy nến
Vẩy nến là bệnh tự miễn, khi đó hệ thống miễn dịch tấn công tế bào da, gây ra các mảng vảy đỏ, thường xuất hiện trên khuỷu tay, da đầu và đầu gối. Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị vẩy nến, chủ yếu tập trung vào cải thiện triệu chứng và tăng cường miễn dịch.
Mặc dù nguyên nhân chính xác gây vẩy nến chưa được phát hiện, nhưng bệnh có xu hướng di truyền trong gia đình. Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ gây vẩy nến khác bao gồm bệnh tim, tiểu đường, hội chứng chuyển hóa, béo phì, uống rượu và hút thuốc.
Bệnh vẩy nến là một trong những nguyên nhân gây nổi chấm đỏ ngứa trên da
Nổi chấm đỏ ngứa do côn trùng cắn
Vết côn trùng đốt cũng là nguyên nhân thường gặp gây nổi chấm đỏ và ngứa. Do cơ thể phản ứng với các protein trong nước bọt của côn trùng, gây ra phản ứng dị ứng khác nhau từ nhẹ đến nặng. Trong hầu hết các trường hợp, vết cắn của côn trùng gây khó chịu nhưng không có hại.
Muỗi và rệp là những nguyên nhân phổ biến gây ra phản ứng dữ dội. Trong một số trường hợp, vết cắn của côn trùng có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như vết cắn của ve và bệnh Lyme. Việc nhận biết vết cắn của côn trùng rất quan trọng. Điều này giúp ích cho quá trình phát hiện và tiêu diệt côn trùng ra khỏi khu vực mà bạn sinh sống.
Nổi chấm đỏ ngứa do dị ứng thuốc
Nổi chấm đỏ trên da do thuốc là phản ứng dị ứng với thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh, thuốc huyết áp hoặc thuốc lợi tiểu. Chúng xảy ra từ 1 đến 2 tuần sau khi bắt đầu dùng thuốc mới hoặc tăng liều.
Bệnh thường xuất hiện dưới dạng những nốt mụn đỏ lan rộng từ ngực tới các vùng còn lại của cơ thể. Nó có thể gây cảm giác cực kỳ ngứa cho người mắc phải. Trong một số trường hợp hiếm hoi, dị ứng thuốc có thể đe dọa tính mạng. Hãy gặp ngay bác sĩ nếu bạn gặp tình trạng sốt, sưng mặt, sưng hạch bạch huyết, mụn nước trên da, đau hoặc vết loét trên miệng hoặc bộ phận sinh dục,...
Thuốc kháng sinh, thuốc huyết áp hoặc thuốc lợi tiểu khiến da nổi chấm đỏ và ngứa
Các phương pháp điều trị nổi chấm đỏ trên da và ngứa
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị nổi chấm đỏ ngứa trên da. Nếu chưa biết chắc chắn tình trạng của bản thân, bạn nên đến các cơ sở y tế thăm khám để có thể đưa ra được liệu trình chính xác và điều trị dứt điểm bệnh.
Thuốc điều trị nổi chấm đỏ ngứa trên da
Một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị nổi chấm đỏ ngứa trên da là:
- Các loại thuốc kháng histamin H1: Có tác dụng giảm ngứa, làm dịu cảm giác đau, cải thiện tình trạng sưng, nóng, đỏ, giúp các nốt mẩn ngứa biến mất nhanh hơn.
- Thuốc có bôi chứa steroid: Thường được sử dụng trong điều trị nhiều nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa trên da, bao gồm viêm da dị ứng (chàm), viêm da tiếp xúc, da khô ngứa và côn trùng cắn. Tuy nhiên, phải đặc biệt thận trọng khi lựa chọn và sử dụng các loại thuốc này cho trẻ em, vì chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như: Làm mỏng da, rạn da, mạch máu mở rộng,…
- Dung dịch nước sát khuẩn: Nước muối sinh lý, thuốc tím methyl 1%,... là một số loại dung dịch sát khuẩn thường được sử dụng trong điều trị các nốt chấm đỏ ngứa trên da, do chúng có khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm kích ứng và dịu làn da.
- Các loại thuốc bôi: Hiệu quả trong việc giảm viêm, giảm ngứa, ngoài ra còn có khả năng nuôi dưỡng và tái tạo làn da đã bị tổn thương nhờ các thành phần như panthenol, vitamin E, ceramides và glycerin.
Cải thiện tình trạng nổi mẩn ngứa bằng thuốc bôi ngoài da
Cách điều trị da nổi chấm đỏ và ngứa tại nhà
Một số biện pháp đơn giản mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà để điều trị và cải thiện các triệu chứng nổi chấm đỏ ngứa trên da:
- Tắm hàng ngày bằng nước ấm và lau khô da hoàn toàn để da luôn được sạch sẽ.
- Mặc quần áo rộng rãi giúp tránh tình trạng cọ xát và gây tổn thương cho da.
- Thay đổi lối sống, đặc biệt là chế độ ăn uống: Ưu tiên ăn các loại rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu vitamin C để tăng sức đề kháng, nâng cao thể trạng. Hạn chế ăn các loại hải sản như cá biển, tôm, cua hay thịt bò, thịt gà vì có thể làm cho cho tình trạng ngứa trở nên nghiêm trọng hơn.
- Chườm lạnh để giảm cảm giác ngứa, sưng, nóng.
- Sử dụng một số loại thảo dược: Nhàu được tin dùng trong điều trị các bệnh về da vì thành phần của nó chứa chất chống oxy hóa và hàm lượng vitamin cao vượt trội, qua đó giúp chữa lành và giảm tức thì tình trạng viêm da. Đặc biệt, trong nhàu có thành phần MCL-ext đã được tiến hành nghiên cứu tại Nhật Bản, giúp giảm các triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy do phản ứng quá mẫn tức thời hoặc viêm da dị ứng.
- Nếu bạn nổi mẩn ngứa do dị ứng thuốc, hãy ngừng loại thuốc này ngay lập tức và tránh sử dụng lại trong tương lai.
- Nếu bạn bị dị ứng với một số loại thực phẩm, nên loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn. Ngoài ra không nên để da tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng khác như phấn hoa, lông thú, hóa chất, thuốc tẩy.
- Tránh cào gãi nhiều lần, do có thể khiến các nốt chấm đỏ ngứa lan rộng và nặng hơn, gây vết thương hở, dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Tránh bôi các loại mỹ phẩm lên chỗ da bị nổi chấm đỏ và ngứa, nên ưu tiên sử dụng sản phẩm thiên nhiên lành tính.
- Hạn chế và tốt nhất là không hút thuốc lá, uống bia rượu, sử dụng các chất kích thích.
- Tránh sử dụng các loại đồ trang sức ở vị trí vết mẩn ngứa vì chúng có thể là tác nhân gây kích ứng làn da của bạn.
Nhàu là thảo dược thiên nhiên giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng mẩn đỏ và ngứa trên da
>>> Xem thêm: 3 cách trị ngứa về đêm cực hiệu quả bạn không nên bỏ qua
Trên đây là một số nguyên nhân cũng như cách điều trị nổi chấm đỏ trên da và ngứa điển hình. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại comment hoặc số điện thoại bên dưới phần bình luận, các chuyên gia sẽ giúp bạn giải đáp kịp thời nhé!
Tài liệu tham khảo
https://www.buoyhealth.com/learn/itchy-rash#treatment
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4080509/
http://www.skinsight.com/disease-groups/new-itchy-skin-rashes-in-adults?Imiw9cApl