Tìm hiểu bệnh viêm da tiếp xúc - Những thông tin bạn cần biết

Viêm da tiếp xúc đang ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam. Nếu gặp phải tình trạng da đỏ và kích ứng khi dùng các sản phẩm mỹ phẩm hoặc xà phòng, chất tẩy rửa thì bạn có thể đã bị viêm da tiếp xúc. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do đâu? Cách chữa viêm da tiếp xúc là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chính xác, đầy đủ nhất!

Viêm da tiếp xúc đang ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam. Nếu gặp phải tình trạng da đỏ và kích ứng khi dùng các sản phẩm mỹ phẩm hoặc xà phòng, chất tẩy rửa thì bạn có thể đã bị viêm da tiếp xúc. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do đâu? Cách chữa viêm da tiếp xúc là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chính xác, đầy đủ nhất!

Viêm da tiếp xúc là bệnh gì?

Viêm da tiếp xúc là tình trạng dị ứng da, nổi phát ban trên da khi tiếp xúc trực tiếp với tác nhân gây kích ứng từ môi trường bên ngoài. Người ta chia viêm da tiếp xúc ra làm 2 loại là viêm da tiếp xúc dị ứng và viêm da tiếp xúc kích ứng.

  • Viêm da tiếp xúc dị ứng: Là phản ứng quá mẫn qua tế bào miễn dịch, xảy ra khi tiếp xúc với một chất độc hại gây dị ứng da.
  • Viêm da tiếp xúc kích ứng: Xảy ra thường xuyên hơn so với viêm da tiếp xúc dị ứng, chiếm đến gần 80%. Đó là tình trạng da bị phát ban khi tiếp xúc với một chất hóa học gây kích ứng da.

Hình ảnh điển hình của bệnh viêm da tiếp xúc

Hình ảnh điển hình của bệnh viêm da tiếp xúc

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da tiếp xúc

Hầu hết các trường hợp sẽ xuất hiện phát ban sau khi da tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc kích ứng. Phát ban này có thể màu đỏ, nâu sẫm, tím hoặc xám. Các triệu chứng tiếp theo thường là cảm giác ngứa và châm chích. 

Nếu tiếp tục tiếp xúc với chất kích ứng hoặc chất gây dị ứng, da có thể cứng lại với các biểu hiện như khô da, đóng vảy, bong tróc, sần sùi, bỏng rát,... Trong đó, bàn tay, bàn chân là vị trí có triệu chứng sớm và rõ ràng nhất của bệnh viêm da tiếp xúc. Cả viêm da tiếp xúc kích ứng và viêm da tiếp xúc dị ứng đều có thể biểu hiện với 3 giai đoạn, đó là:

  • Giai đoạn cấp tính: Ban đỏ, phù nề, rỉ nước, đóng vảy, nổi mụn nước hoặc mụn mủ và thường kèm theo cảm giác đau, ngứa ngáy.
  • Giai đoạn bán cấp tính: Đóng vảy và tăng sắc tố.
  • Giai đoạn mạn tính: Da bị sần sùi, ngứa dai dẳng.

Với viêm da tiếp xúc kích ứng thì các biểu hiện ở giai đoạn cấp tính thường xuất hiện nhanh chóng, trong vòng vài phút đến vài giờ sau khi tiếp xúc. Sau đó, da bắt đầu lành lại. Với viêm da tiếp xúc dị ứng thường xuất hiện muộn hơn, từ 24 đến 72 giờ sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Tình trạng đạt đến đỉnh điểm sau khoảng 72 đến 96 giờ. Viêm da tiếp xúc dị ứng cải thiện chậm hơn so với viêm da tiếp xúc kích ứng và sau đó tái phát nhanh hơn (trong vài ngày).

Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc dị ứng xảy ra sau khi tiếp xúc với chất lạ, bao gồm:

  • Niken là kim loại phổ biến nhất hiện nay trong đồ trang sức nhân tạo. Đây là nguyên nhân gây ra bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng. Ngoài ra, một số người cũng bị dị ứng khi dùng trang sức từ vàng hoặc hợp kim.
  • Găng tay làm từ cao su.
  • Nước hoa, hóa chất trong mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc da, sơn móng tay.
  • Chất tạo hương thơm trong xà phòng, dầu gội, kem dưỡng da.
  • Các cây thuộc họ Urticaceae như cây sồi độc, cây sơn độc hoặc cây thường xuân độc.
  • Paraphenylenediamine (PPD) có trong thuốc nhuộm tóc. Đây chính là nguyên nhân phổ biến của viêm da tiếp xúc dị ứng trên da đầu, mặt, tai.
  • Neomycin và bacitracin bôi vào những chỗ bị viêm da ứ nước hoặc vết loét ở chân có thể là nguyên nhân gây ra viêm da tiếp xúc dị ứng tạichân/bàn chân.
  • Neomycin và corticosteroid tại chỗ có thể dẫn đến viêm da tiếp xúc dị ứng ở bệnh nhân viêm tai giữa.
  • Ở phụ nữ mắc bệnh địa y sclerosus et atrophicus, bôi benzocaine khi ngứa hậu môn và ngứa âm hộ có thể phát triển viêm da tiếp xúc dị ứng.

Theo thống kê, có đến 80% các trường hợp viêm da nghề nghiệp là viêm da tiếp xúc kích ứng. Nguyên nhân phổ biến của viêm da tiếp xúc kích ứng bao gồm:

  • Các chất có tính axit.
  • Chất có tính kiềm mạnh, xà phòng hoặc chất tẩy rửa mạnh.
  • Thuốc nhuộm tóc.
  • Nước tẩy sơn móng tay, dầu hỏa hoặc các dung môi khác. 
  • Sơn và vecni.
  • Một số loại thực phẩm có tính cay, nóng như ớt.
  • Nhựa, chất dẻo và epoxit.
  • Dịch tiết ra từ cơ thể như nước bọt, nước tiểu,...

Bạn có thể bị viêm da tiếp xúc thường xuyên hơn nếu có làn da nhạy cảm hoặc các vấn đề về da mạn tính khác như dị ứng, chàm, mề đay mạn tính,... Viêm da tiếp xúc kích ứng cũng có thể xảy ra ở một số người khi tiếp xúc với nước quá thường xuyên. Cụ thể, thợ làm tóc, nhân viên pha chế và nhân viên y tế,... thường bị viêm da tiếp xúc kích ứng ở tay. Phụ nữ là đối tượng có nhiều khả năng bị viêm da tiếp xúc hơn do thường xuyên sử dụng đồ trang sức và nước hoa.

Ngoài ra, một số người cũng có biểu hiện của viêm da tiếp xúc khi tiếp xúc với chất gây kích ứng dưới tác động của ánh sáng mặt trời. Các chất kích ứng có thể phản ứng với ánh sáng mặt trời bao gồm: Kem cạo râu, kem chống nắng, thuốc steroid dùng tại chỗ,...

Viêm da tiếp xúc do đeo nhẫn làm từ hợp kim

Viêm da tiếp xúc do đeo nhẫn làm từ hợp kim

Phương pháp điều trị viêm da tiếp xúc

Hầu hết các phản ứng viêm da tiếp xúc không nghiêm trọng. Tuy nhiên, chúng lại gây khó chịu, thậm chí để lại những vết sần sùi làm mất thẩm mỹ. Điều này có thể dẫn đến tâm lý e ngại, tự ti. Nếu không tìm hiểu kỹ nguyên nhân hoặc điều trị sai cách có thể làm bệnh tái đi tái lại, khi đó rất khó chữa dứt điểm.

Điều trị viêm da tiếp xúc bằng thuốc tây

Có rất nhiều loại thuốc khác nhau dùng trong chữa trị viêm da tiếp xúc. Hầu hết là các thuốc điều trị triệu chứng, có hiệu quả nhanh. Tuy nhiên, bạn cần được hướng dẫn kỹ lưỡng về cách sử dụng cũng như những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc. Một số nhóm thuốc có thể được chỉ định cho người bị viêm da tiếp xúc như:

  • Thuốc kháng histamin như hydroxyzine và cetirizine, diphenhydramine, được khuyên dùng để kiểm soát ngứa. Tuy nhiên, không nên sử dụng kem dưỡng da kháng histamin khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Vì nó có thể gây kích ứng da hoặc phản ứng dị ứng.
  • Nếu bạn bị ngứa mà việc dùng thuốc và liệu pháp khác không có hiệu quả, có thể sử dụng corticoid tác dụng nhẹ như thuốc bôi hydrocortisone. Trong trường hợp viêm da tiếp xúc với biểu hiện viêm, bạn cần dùng đến corticosteroid tại chỗ hiệu lực cao như kem clobetasol propionat 0,05% để giảm viêm. Theo nguyên tắc chung, không nên sử dụng corticosteroid hiệu lực cao trên vùng da mỏng như mặt, bộ phận sinh dục, các vùng da ở kẽ để tránh nguy cơ teo da. Kem corticosteroid rất phổ biến đối với những người mắc các bệnh về da và thường có sẵn ở dạng liều thấp, không kê đơn. Điều quan trọng là phải tuân theo hướng dẫn vì việc sử dụng sai có thể dẫn đến vấn đề về da nghiêm trọng hơn.
  • Trong trường hợp nghiêm trọng, viêm da tiếp xúc nặng gây phồng rộp, tái phát nhiều lần dẫn đến sần sùi da, bạn có thể cần dùng thuốc ức chế miễn dịch. Đó là các steroid đường uống, có tác dụng toàn thân như prednisone. Lưu ý rằng nên dùng giảm dần liều các steroid để ngăn ngừa tình trạng viêm da tái phát. 
  • Thuốc mỡ tacrolimus và kem pimecrolimus là những loại thuốc điều hòa miễn dịch, ức chế calcineurin để điều trị các triệu chứng như mẩn đỏ, đóng vảy, ngứa ngáy. Những loại thuốc này rất hữu ích trong trường hợp viêm da tiếp xúc dị ứng, có thể được sử dụng cùng với hoặc thay thế cho thuốc nhóm corticosteroid.
  • Nếu vùng da bị bệnh của bạn đã nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê thêm thuốc kháng sinh.
  • Các loại kem chống ngứa chứa thành phần tự nhiên có tác dụng chống viêm giúp làm dịu cơn ngứa và kiểm soát tình trạng viêm như Aveeno, Cortizone-10, Lanacane, Gold Bond và Caladryl.

Thuốc bôi ngoài da trị viêm da tiếp xúc có tác dụng chính giúp giảm ngứa và sưng viêm

Thuốc bôi ngoài da trị viêm da tiếp xúc có tác dụng chính giúp giảm ngứa và sưng viêm

Thảo dược thiên nhiên giúp cải thiện viêm da tiếp xúc

Thuốc tây có thể làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của viêm da tiếp xúc. Tuy nhiên, khi dùng thuốc trong thời gian dài có thể mang lại nhiều tác dụng phụ. Chính vì vậy, ngoài việc sử dụng thuốc tây, chuyên gia y tế khuyên người bệnh nên kết hợp dùng cùng các thảo dược tự nhiên. 

Dưới đây là một số loại dược liệu đã được chứng minh có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị viêm da tiếp xúc.

  • Cây nhàu: Đã từ rất lâu ở Ai Cập và Ấn Độ, cây nhàu được biết đến phổ biến như một vị thuốc với khả năng chống oxy hóa hiệu quả. Theo các nhà khoa học, nước ép quả nhàu có chứa thành phần như rutin, vitamin C, vitamin A, tạo nên tác dụng hiệp đồng chống oxy hóa. Sử dụng cây nhàu mỗi ngày giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn, nhờ việc ngăn chặn các gốc tự do, tăng sức đề kháng cho hệ miễn dịch. Uống nước ép quả nhàu giúp nhanh lành vết thương, chống dị ứng hiệu quả.

Nhàu - Thảo dược trị viêm da tiếp xúc hiệu quả

Nhàu - Thảo dược trị viêm da tiếp xúc hiệu quả

  • Lô hội: Là thảo dược có khả năng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, gel nha đam còn giúp dưỡng ẩm, chống oxy hóa tốt. Do đó, lô hội được sử dụng rộng rãi để giảm viêm, giúp thúc đẩy quá trình liền vết thương khi bị viêm da tiếp xúc.
  • Yến mạch: Tắm với bột yến mạch chưa nấu chín được các bác sĩ khuyến khích để làm giảm tình trạng viêm da tiếp xúc. Cách này đặc biệt phù hợp cho cả làn da nhạy cảm của trẻ em. Thực hiện mỗi ngày có thể giúp tình trạng của bạn được cải thiện nhanh chóng.
  • Dầu dừa: Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, dầu dừa có tác dụng hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại cho da, đồng thời giúp dưỡng ẩm khi thoa tại chỗ. Tuy nhiên bạn cần sử dụng một cách thận trọng vì đã có trường hợp được ghi nhận xảy ra phản ứng dị ứng do dầu dừa.
  • Mật ong: Có đặc tính kháng khuẩn, khử trùng và giàu dưỡng chất. Do đó có thể bôi trực tiếp mật ong lên vùng da dị ứng, vừa giúp dưỡng ẩm cho da, vừa kháng viêm, giảm ngứa hiệu quả.

Những phương pháp dùng thảo dược tự nhiên kể trên đã được áp dụng từ lâu đời trong dân gian và có hiệu quả trên rất nhiều người. Chúng không chỉ đơn giản, dễ thực hiện mà còn tiết kiệm được chi phí. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên chọn các sản phẩm kết hợp các thảo dược kể trên, đặc biệt đã được nghiên cứu tại các bệnh viện lớn trên cả nước.

Phòng ngừa viêm da tiếp xúc thế nào?

Nếu được điều trị đúng cách, hầu hết các trường hợp viêm da tiếp xúc sẽ khỏi trong vài tuần. Viêm da tiếp xúc có thể được phòng ngừa một cách có hiệu quả nếu bạn biết được chính xác nguyên nhân. Dưới đây là những biện pháp bạn có thể áp dụng để ngăn ngừa viêm da tiếp xúc:

  • Mặc đồ bảo hộ hoặc quần áo thích hợp để bảo vệ cơ thể khỏi tiếp xúc với các chất gây dị ứng, kích ứng ngay khi ở nhà và trong môi trường làm việc. Chẳng hạn như mặc áo dài tay và quần dài khi đứng gần cây cối hoặc dưới ánh nắng mặt trời. Bạn cũng nên đeo kính bảo hộ và găng tay khi sử dụng các sản phẩm có chứa chất tẩy rửa.
  • Nên tránh ma sát lên da cũng như hạn chế việc sử dụng xà phòng, nước hoa và thuốc nhuộm. Nên lựa chọn những loại xà phòng và chất tẩy rửa nhẹ, không có mùi thơm, không chứa thuốc nhuộm.
  • Có thể dùng một số loại kem dưỡng ẩm để tránh tình trạng khô da, giúp bảo vệ làn da khỏe mạnh khỏi các tác nhân gây kích ứng từ môi trường bên ngoài.
  • Bạn nên lưu ý rằng, viêm da tiếp xúc có thể tái phát nếu tiếp xúc nhiều lần với chất gây kích ứng, dị ứng. Do đó bạn cần chủ động tránh xa những tác nhân đã từng tiếp xúc trước đó hoặc yếu tố nghi ngờ là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm da tiếp xúc.
  • Rửa sạch ngay phần cơ thể sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc chất kích ứng đã biết.
  • Thử bất kỳ sản phẩm mới nào trên một vùng da nhỏ trước khi sử dụng.

Mặc đồ bảo hộ khi làm việc trong môi trường có hóa chất giúp phòng tránh viêm da tiếp xúc

Mặc đồ bảo hộ khi làm việc trong môi trường có hóa chất giúp phòng tránh viêm da tiếp xúc

Tóm lại, viêm da tiếp xúc không gây nguy hiểm và có thể điều trị một cách hiệu quả. Điều quan trọng là bạn cần phát hiện chính xác nguyên nhân gây bệnh. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy nhanh tay để lại comment hoặc số điện thoại. Những thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp một cách chi tiết nhất!

Link tham khảo:

https://www.healthline.com/health/contact-dermatitis

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/contact-dermatitis

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK459230/

https://www.medicalnewstoday.com/articles/318099

Bình luận

Bài viết nổi bật