Chuyên gia tư vấn:

Chào bạn Thanh Hà. Trước hết, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, cũng như xin chia sẻ về những khó chịu, bức bối kéo dài mà bạn đang gặp phải do bệnh mề đay gây ra. Với câu hỏi: “Nổi mề đay lâu ngày có nguy hiểm không?” của bạn, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Nổi mề đay lâu ngày có nguy hiểm không?

Mề đay là bệnh da liễu thường gặp và hầu hết đều ít nhiều gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho người mắc, cả về sức khỏe lẫn tâm lý. Khi tình trạng này kéo dài nhiều ngày, bệnh không chỉ gây ngứa ngáy đơn thuần, mà còn làm gián đoạn giấc ngủ, gây mất tập trung trong học tập, làm việc. Vậy nổi mề đay lâu ngày có nguy hiểm không?

Nổi-mề-đay-lâu-ngày-có-nguy-hiểm-không.jpg

Nổi mề đay lâu ngày có ảnh hưởng gì không?

Trên thực tế, ở những người bị mề đay kéo dài và ngứa nhiều, họ có thể phải đối mặt với các biến chứng như:

  • Chàm da: Chàm da là tình trạng vùng da nổi mề đay có hình thái thương tổn tương tự chàm với biểu hiện: Da dày sừng, thâm, cứng cộm, nứt nẻ...
  • Nhiễm trùng da: Ngứa do mề đay gây ra rất bứt rứt, dữ dội nên ít người có thể kiềm chế không đưa tay gãi mạnh lên da. Gãi nhiều khiến da bị tổn thương, tạo điều kiện để nấm, vi khuẩn... xâm nhập gây viêm nhiễm da.
  • Gia tăng các bệnh dị ứng: Nổi mề đay liên quan trực tiếp đến cơ địa và hệ miễn dịch. Nếu bệnh mề đay kéo dài nhiều ngày, cơ thể sẽ tự động sản sinh ra những kháng thể đặc hiệu vào máu, thúc đẩy các bệnh dị ứng khác phát triển, chẳng hạn hen suyễn, viêm mũi dị ứng…

Bị nổi mề đay lâu ngày không khỏi nên làm gì để cải thiện?

Phần lớn các trường hợp bị nổi mề đay lâu ngày không khỏi hiện nay là do chưa tìm được tác nhân trực tiếp gây ra bệnh. Vì vậy, muốn kiểm soát mề đay, bạn cần kết hợp đồng thời giữa nhiều biện pháp khác nhau.

Tránh tiếp xúc với dị nguyên

Bất cứ điều gì bạn nghi ngờ có thể gây dị ứng và kích hoạt mề đay xuất hiện, hãy loại bỏ và tránh tiếp xúc lại. Nếu bạn không thể biết được bản thân bị tác động bởi tác nhân nào, hãy lưu ý một vài khía cạnh sau đây:

  • Hạn chế ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, thịt bò, trứng... Không dùng rượu bia, đồ uống có cồn hay chất kích thích khác.
  • Xem xét thành phần của các sản phẩm chăm sóc và làm sạch da, nếu phát hiện có chứa những chất dễ gây kích ứng như cồn, hương liệu mạnh... thì nên thay đổi.
  • Vệ sinh nhà cửa, dọn dẹp nấm mốc, lông chó mèo...
  • Che chắn da kỹ, không ở ngoài trời nắng lâu.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Cố gắng hạn chế căng thẳng, thư giãn và làm việc hợp lý.

Dùng thuốc điều trị

Sử dụng thuốc là việc bắt buộc mà bất cứ ai khi bị mề đay lâu ngày cũng phải thử qua. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng, không chữa nguyên nhân gây nổi mề đay nên cần dùng đúng theo chỉ định. Bạn lưu ý, không tự ý tăng giảm liều hay tự ý đổi thuốc khi chưa đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn.