Chào bạn,
Với thắc mắc của bạn, chuyên gia Da liễu xin được trả lời như sau:
Khi tiếp xúc với những dị nguyên (khói bụi, thời tiết, hải sản…) cơ thể sẽ phản ứng và tăng lượng histamine dẫn đến những cơn ngứa rát, khó chịu và xuất hiện tình trạng nổi mề đay.
Bệnh nổi mề đay được chia làm 2 dạng, đó là mề đay cấp tính và mề đay mạn tính. Cụ thể như sau:
- Mề đay cấp tính: Những cơn ngứa sẽ tăng dần về mức độ, càng ngày càng thấy rõ cảm giác ngứa ngáy dữ dội, tình trạng ngứa lan sang các vùng da bên cạnh và xuất hiện những mẩn đỏ. Bệnh thường chỉ kéo dài dưới 6 tuần.
- Mề đay mạn tính: Trường hợp này khó điều trị hơn nổi mề đay cấp tính. Triệu chứng nổi mề đay có thể ngắt quãng, nhưng kéo dài, tái đi tái lại và ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh.
Trả lời thắc mắc: “Nổi mề đay tự khỏi không?”, các chuyên gia cho biết, mỗi người bệnh có thể trạng khác nhau, cơ địa khác nhau, nguyên nhân gây bệnh khác nhau và đây chính là những yếu tố quyết định thời gian phát bệnh và thời gian phục hồi bệnh. Thông thường, với những người khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt, ăn uống khoa học, đầy đủ chất, uống nhiều nước, đồng thời thường xuyên vận động, rèn luyện sức khỏe,… thì người bệnh có thể không cần uống thuốc, trong khoảng vài ngày, tình trạng mề đay sẽ thuyên giảm.
Tuy nhiên, nếu trường hợp nổi mề đay là do bệnh nhân bị dị ứng với thức ăn, phấn hoa, lông động vật hoặc một số loại hóa chất tẩy rửa,… thì bệnh sẽ rất dễ chuyển thành mạn tính và cần phải điều trị. Trong trường hợp này, tốt nhất là nên kết hợp uống thuốc chống dị ứng (thời gian đầu) và sản phẩm thảo dược chứa cao nhàu đã được nghiên cứu lâm sàng để nâng cao hiệu quả kiểm soát bệnh.
Kết hợp thuốc và sản phẩm chứa cao nhàu khi bị mề đay mạn tính
Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều trường hợp chủ quan với tình trạng nổi mề đay trên cơ thể. Họ thường nhầm lẫn bệnh nổi mề đay với những bệnh ngoài da khác, điều trị sai cách hoặc không điều trị dẫn đến bệnh tiến triển nặng hơn. Nếu không hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng và không kiêng cữ cẩn thận thì bệnh sẽ rất dễ tái phát và gây nhiều khó khăn khi điều trị.
Thân mến!