Chào bạn,

Ngứa có thể khu trú ở một vài nơi trên cơ thể hoặc toàn thân. Với triệu chứng bạn vừa nêu trên đó là ngứa lòng bàn chân kèm theo mẩn đỏ, càng gãi càng ngứa là rất nguy hiểm vì có thể bạn đang mắc một trong những bệnh lý sau đây:

  • Bệnh ngoài da: Một số bệnh ngoài da bạn có thể mắc phải như: Mề đay và chứng vẽ nổi trên da, viêm da cơ địa, viêm da tiết bã, viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, nhiễm ký sinh trùng ngoài da như: ghẻ ngứa, chí rận hoặc do vảy nến, nấm da, lang ben, viêm da thần kinh, cũng có thể là ngứa vô căn…
  • Môi trường: Ngoài những căn bệnh nêu trên thì khi bị ngứa lòng bàn chân cũng có thể do một số tác nhân kích thích gây ngứa như: Thực vật, dị ứng thức ăn, xà phòng, các chất tẩy rửa…, ngứa do sự biến đổi nhiệt độ, ẩm độ, ngứa do khô da…

Để điều trị ngứa lòng bàn chân, bạn có thể:

  • Dùng thuốc tây: Khi bị ngứa lòng bàn chân bạn có thể sử dụng các loại thuốc kháng histamin, áp dụng cho từng trường hợp bệnh cụ thể. Ví dụ nếu bị ngứa do xơ mật tiên phát có thể dùng thuốc acid ursodeoxycholic sẽ giúp trì hoãn tiến triển của bệnh. Nếu bị dị ứng có thể dùng thuốc kháng histamin mạnh, có thể dùng thuốc dưới dạng thuốc bôi hoặc thuốc uống.
  • Ngâm rửa vùng da bị ngứa bằng thảo dược tự nhiên: Trong dân gian chúng ta thường hay sử dụng các vị thảo dược như lá lốt, gừng, rau răm, lá kinh giới, bạc hà… và ngâm rửa bằng nước muối có tác dụng kháng khuẩn, giảm ngứa rất tốt.

Ngâm dược liệu giúp trị ngứa bàn chân

Ngâm dược liệu giúp trị ngứa bàn chân

  • Vệ sinh sạch sẽ cho da mỗi ngày để làm sạch da và giảm các triệu chứng ngứa da và các biểu hiện kèm theo khác.
  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như tránh ăn các loại đồ ăn gây dị ứng nếu cơ địa nhạy cảm.
  • Dùng thêm sản phẩm thảo dược chứa cao nhàu, cao gan để bệnh được khắc phục hoàn toàn và không có khả năng tái phát lại thường xuyên.

Chúc bệnh của bạn sớm cải thiện!